Luật lao động mới nhất và những điều bạn cần biết
Theo dõi work247 tạiLuật lao động là ngành luật không thể thiếu trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam, nó bao gồm tổng thể các mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến lao động. Nó luôn luôn được cập nhật và thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và mới nhất là Luật lao động. Dưới đây là một số thông tin cần thiết về Luật lao động năm 2020.
1. Những thông tin liên quan đến Luật lao động
1.1. Đối tượng được áp dụng trong Luật
+ Những đối tượng có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên, có khả năng làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp và chịu sự giám sát của doanh nghiệp thuê lao động đó ( công nhân Việt Nam, người học việc );
+ Những người sử dụng lao động và trả lương cho lao động được thuê mướn như doanh nghiệp, công ty, cơ quan, tổ chức hay hộ gia đình. Những người tham gia thuê lao động phải đảm bảo có đầy đủ hành vi dân sự ( người đang sử dụng trức tiếp lao động );
+ Nhóm người làm việc cho một doanh nghiệp hay công ty có sử dụng lao động;
+ Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động phải trả lương.
1.2. Phạm vi áp dụng Luật lao động năm 2024
Bộ luật lao động năm 2024 quy định các tiêu chuẩn lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến lao động, việc tuân thủ các quy định của Nhà nước.
2. Một số thay đổi về Luật lao động năm 2024
2.1. Luật lao động năm 2024 được sửa đổi dựa trên Bộ luật lao động năm 2024 vì vậy nó sẽ làm thay đổi một số quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
2.1.1. Tăng tuổi nghỉ hưu cho lao động theo lộ trình
Cứ mỗi năm sẽ tăng tuổi nghỉ hưu lên 6 tháng và cao nhất đối với nam là 62 tuổi và nữ là 60 tuổi.
2.1.2. Bình đẳng giới
Đây là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động đã được pháp luật quy định. Cụ thể trong Luật lao động đã sửa đổi một số điều sau:
+ Bảo đảm mọi người trong khi làm việc không bị phân biệt đối xử và được đảm bảo điều kiện một cách công bằng nhất, mọi người được làm việc và hưởng các chế độ như nhau, được quy định trong Chương quy định chung, Chương lao động nữ và Chương các lao động khác;
+ Đảm bảo nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử về giới tính;
+ Mọi công dân đều có quyền được chọn nơi làm việc, điều kiện làm việc, chế độ nghỉ ngơi một cách công bằng;
+ Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, bóc lột sức lao động của trẻ em.
2.1.3. Bỏ các quy định liên quan đến việc làm, an toàn vệ sinh lao động
2.1.4. Được phép thỏa thuận các yêu cầu làm ngoài giờ có thể tối đa 12 giờ/ngày và 400 giờ/năm
2.1.5. Người lao động có thể chấm dứt hợp đồng làm việc với điều kiện tuân thủ thời gian báo trước
Bất cứ khi nào người lao động cảm thấy không còn phù hợp với nơi làm việc cũ, họ có thể thay đổi để tìm nơi làm việc khác tốt hơn, phù hợp hơn với bản thân. Người lao động chỉ cần báo trước với công ty, doanh nghiệp họ đang làm việc để doanh nghiệp chủ động tuyển dụng ứng viên thay thế. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động tránh bị áp bức lao động.
2.1.6. Luật lao động 2024 còn ban hành tiêu chí về tiền lương tối thiểu
Để xác định được điều này cần dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
+ Mức lương tối thiểu trên thị trường;
Mức sống tối thiểu mà lao động và gia đình họ cần để tồn tại;
+ Điều kiện kinh tế xã hội, công việc sản xuất kinh doang của doanh nghiệp và tình trạng thất nghiệp của người lao động;
+ Chi phí sinh hoạt của người lao động;
+ Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
2.1.7. Nghĩa vụ của người lao động
+ Sau khi tham gia kí kết hợp đồng làm việc, người lao động có nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện đúng những thỏa ước trong lao động;
+ Tuân thủ đúng các quy định của doanh nghiệp, tuân thủ pháp lý của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện đúng quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2.2. Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của người lao động Luật lao động 2024 cũng thay đổi một số quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng lao động
2.2.1. Quyền của người sử dụng lao động
+ Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, tổ chức và điều hành lao động làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp, có chế độ khen thưởng và xử lý kỉ luật lao động theo quy định của doanh nghiệp;
+ Có quyền thành lập và tham gia các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Khi sử dụng lao động, doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên tham gia trao đổi, đàm phán về các vấn đề liên quan đến vân đề làm việc của nhân viên, tham gia cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên;
+ Trong trường hợp khi doanh nghiệp không thể hoạt động, họ có thể đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
2.2.2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Cùng với các quyền lợi mà Nhà nước ban hành cho người chủ lao động, họ cũng cần hoàn thành một số nghĩa vụ lao động sau:
+ Thực hiện đúng những gì đã trao đổi và quy định với người lao động trong hợp đồng, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động;
+ Thực hiện nghiêm túc các quy tắc của quyền dân chủ, tham gia trao đổi tích cực với nhân viên;
+ Có cơ chế lương, thưởng rõ ràng để cho toàn bộ nhân viên nắm bắt được chế độ cũng như lịch trình trả lương của công ty;
+ Thực hiện nghiêm túc các quy tắc của luật lao động, luật bảo hiểm xã hội và luật bảo hiểm y tế;
+ Thường xuyên cập nhật định kì về thay đổi nhân sự trong quá trình hoạt động với cơ quan Quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm.
3. Ý nghĩa của bô luật lao động năm 2024
Luật lao động là các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động phải trả lương và các mối quan hệ liên quan tới lao động.
Luật lao động năm 2024 được sửa đổi để giúp người lao động biết rõ hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi tham gia lao động. Đồng thời, qua đó giúp người lao động nắm bắt được đầy đủ, chi tiết quyền lợi của mình.
4. Những thay đổi về quyền lợi của người lao động năm 2024
Năm 2024, một số văn bản quy phạm pháp luật về Luật lao động đã được thay đổi, điều chỉnh trong một số lĩnh vực như lao động, tiền lương, bảo hiểm. Cùng với đó là quyền lợi của người lao động cũng sẽ thay đổi, điển hình là 4 thay đổi dưới đây.
4.1. Tăng mức lương tối thiểu vùng
Từ ngày 01/01/2024, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng từ 160.000 đồng – 200.000 đồng theo Nghị định 157/2024/NĐ-CP. Vì vậy, mức lương tối thiểu của từng vùng sẽ thay đổi cụ thể như sau: đối với vùng 1 là 4.180.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.710.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.250.000 đồng/tháng; vùng 4 là 2.920.000 đồng/tháng. Từ những thay đổi đó nên mức lương của người lao động dưới mức tối thiểu có thể sẽ được nâng lên bằng với mức lương tối thiểu vùng áp dụng với những công việc hoặc cao hơn ít nhất là 7% với những công việc yêu cầu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản hơn. Với sự điều chỉnh này người lao động của các doanh nghiệp cũng sẽ bị tác động một phần.
Theo quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người làm việc trong các doanh nghiệp không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương và phụ cấp theo lương, nếu như mức lương tối thiểu vùng năm 2024 được điều chỉnh thì mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng bị thay đổi để không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Cùng với một số thay đổi về tiền đóng bảo hiểm xã hội, tăng lương tối thiểu vùng của người lao động cũng sẽ làm tăng mức tiền lương ngừng việc do một số nguyên nhân khách quan. Nếu trong quá trình làm việc vì một số lý do mà người lao động và người sử dụng lao động phải ngừng việc thì tiền lương ngừng việc không được thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng. Khi đó, nếu mức lương tối thiểu vùng được tăng lên thì khi ngừng việc mức lương ngừng việc của người lao động sẽ cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
4.2. Người lao động được tham gia trao đổi ý kiến về việc xây dựng thang, bảng lương
Năm 2024 Chính phủ cũng ra một số quyết định liên quan đến quy chế dân chủ của người lao động tại nơi làm việc. Họ có quyền tham gia ý kiến, đóng góp, xây dựng, sửa đổi và bổ sung một số nội dung thương lượng trong tập thể nơi họ làm việc. Đồng thời họ cũng có quyền kiểm tra, giám sát, theo dõi việc đóng bảo hiêm hay việc thực hiện lao động tại nơi làm việc.
4.3. Đối với lao động là nữ, Luật lao động năm 2024 còn điều chỉnh tăng trợ cấp thai sản từ 01/07/2024
Các lao động nữ nếu sinh con trong năm 2024 cần hiểu rõ hơn về thông tin này để không bị mất quyền lợi. Lương cơ sở sẽ được điều chỉnh trong năm 2024 tăng lên 1.490.000 đồng/tháng, thêm vào đó theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2024, trợ cấp mà sản phụ được hưởng sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở, như vậy nếu sinh con trong thời gian từ 01/07/2024 thì trợ cấp sẽ được hưởng là 2.980.000 đồng/tháng. Thêm vào đó, mức trợ cấp hồi phục sức khoe cũng tăng lên khoảng 30.000 đồng/ngày.
Vì lương cơ sở sẽ tăng lên 1.490.000 đồng/tháng sẽ làm các khoản trợ cấp về bảo hiểm xã hội cũng tăng lên trong năm 2024:
+ Tăng mức trợ cấp phục hồi sức khỏe sau ốm đau 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở;
+ Tăng mức lương hưu tối thiểu hàng tháng lên là 1.490.000 đồng/tháng;
+ Tăng trợ cấp mai táng: Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở, thay vì được hưởng 13.900.000 đồng/tháng như trước kia thì sau 01/07/2024 mức trợ cấp sẽ tăng thêm 1.000.000 đồng;
+ Mức trự cấp tuất hàng tháng cũng sẽ tăng lên: Mức trợ cấp tuất hàng tháng là 50% mức lương co sở đối với mỗi thân nhân. Như vậy sau khi tăng lương năm 2024 trợ cấp họ nhận được sẽ là 745.000 đồng/tháng, còn đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp sẽ là 1.430.000 đồng/tháng.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
4.4. Luật lao động sửa đổi cũng sẽ làm việc tính lương theo ngày lễ, tết thay đổi
Năm 2024, theo Nghị định 148/2024/NĐ-CP của Chính phủ, việc tính lương ngày nghỉ lễ, tết cũng sẽ thay đổi theo áp dụng quy định mới.
Trước đây, tiền lương ghi trong hợp đồng làm việc sẽ là tiền lương của tháng trước. Nó làm cơ sở để tính trả cho người lao động trong các kì nghỉ lễ, tết hay ngày nghỉ phép sẽ được tính theo mức lương theo hợp đồng quy định chia cho số ngày làm việc trong một tháng và nhân với số ngày nghỉ của người lao động.
Trên đây là một số chia sẻ về Luật lao động năm 2024, nếu bạn đang tìm hiểu về ngành luật cũng như các công việc liên quan có thể lên work247.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hơn. Mong bài viết sẽ giúp ích cho các bạn!
6321 0