Affiliates là gì? Loại hình và ưu – nhược điểm của Affiliates

Theo dõi work247 tại
Lê Minh Phượng tác giả work247.vn Tác giả: Lê Minh Phượng

Các cụ có câu "có làm thì mới có ăn" hiểu nôm na thì ngụ ý chỉ việc phải bỏ công sức lao động để tạo ra miếng ăn và thu nhập. Nhưng dưới thời thương mại điện tử lên ngôn, loại hình lao động có nhiều sự chuyển đổi. Con người đã không còn phải chủ yếu sức lao động tay chân nữa mà chuyển qua lao động đầu óc. Với điều này, đôi khi bạn chỉ ngồi một chỗ cũng có thể kiếm tiền. Thậm chí là… trong lúc ngủ cũng có thể "kiếm ăn". Nghe qua thì có vẻ là điều phi lý nhưng nó hoàn toàn có thể nếu như bạn có hiểu biết về Affiliates. Vậy Affiliates là gì?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá không chỉ về khái niệm Affiliates mà tất tần tật những giá trị do Affiliates biểu hiện cũng sẽ được chia sẻ. Đừng bỏ lỡ một cơ hội vàng để giúp bản thân có thể kiếm tiền dễ dàng hơn.

Tìm việc làm online

1. Affiliates là gì?

Nhiều cuộc nghiên cứu về các mặt của kinh tế đã chứng minh được rằng Affiliates chính là một trong số ít các phương thức tiếp thị tốt nhất của hoạt động marketing, việc làm bán hàng với hai nổi bật nhất đó chính là khả năng thúc đẩy việc gia tăng tỉ lệ chuyển đổi đưa khách hàng từ tiềm năng trở thành khách hàng thực, trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch của doanh nghiệp. Vậy thì Affiliates là gì?

Affiliates là gì?
Affiliates là gì?

Affiliates là một từ tiếng Anh chuyên ngành của ngành Marketing, dịch ra tiếng Việt sẽ có nghĩa là tiếp thị Liên kết. Hy vọng sự giải nghĩa tỏ tường này sẽ đem đến cho bạn cơ hội tiếp cận với thuật ngữ Tiếp thị liên kết (Affiliates) hiệu quả hơn.

Những người theo đuổi ngành Marketing cần hiểu rằng Affiliates chính là một hình thức có thể giúp con người kiếm tiền online. Với khả năng kiếm tiền nhanh và hiệu quả thì nhiều người không ngần ngại lựa chọn hình thức này nhưng tất nhiêu không phải ai cũng thành công. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được bản chất, các thức ứng dụng phương thức này thì mới có thể đạt được mục tiêu như mong đợi.

Trong những năm gần đây, hàng loạt các trang thương mại điện tử ra đời và hoạt động mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam như Shopee, Lazada, Zalora,… là những phương thức, công cụ của Affiliates đã dần khẳng định được vai trò quan trọng của Affiliates trong việc sẵn sàng cung cấp đến khách hàng những giá trị phục vụ tiện ích nhất cũng như tranh thủ được lợi thế của xu hướng mua sắm trực tuyến đang ngày càng nở rộ trên thị trường E-commerce.

Tìm hiểu về Affiliates
Tìm hiểu về Affiliates

Dù chưa thực sự quen thuộc nhưng với những nỗ lực mang lại dịch vụ mua sắm trực tuyến tối ưu nhất cho khách hàng, Affiliates vẫn luôn là phương thức kiếm tiền online được đánh giá cao nhất hiện nay, có thể giúp người bán, đơn vị kinh doanh kiếm tiền hiệu quả hơn bất kỳ phương thức kiếm tiền online nào khác. Trên đà phát triển này, Affiliates hứa hẹn sẽ còn có thể tạo ra nhiều đột phá mới để cung cấp đến người kinh doanh nhiều giải pháp marketing hay hơn nữa.

Xem thêm: [Điều cần biết] Digital Marketing là gì?

2. Thành phần có trong Affiliates

Affiliates có hai thành phần cơ bản là Publishers và Advertisers. Mỗi thành phần này lại có đặc điểm và thực hiện vai trò, chức năng khác nhau.

2.1. Advertiser trong Affiliates

Advertiser là thuật ngữ quen thuộc của ngành marketing chỉ nhà cung cấp. Tại mô hình Affiliates này, các nhà cung cấp sẽ là doanh nghiệp, cũng có thể là một cá nhân đủ khả năng cung cấp cho thị trường nguồn sản phẩm đa dạng và nhiều ở trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, chẳng hạn như thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, dịch vụ tài chính, giáo dục, thẩm mỹ,… Trong vai trò là nhà cung cấp, doanh nghiệp/cá nhân cần phải luôn đảm bảo đáp ứng nguồn hàng cũng như có sự cam kết về chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra. Đồng thời còn phải thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định đã thỏa thuận với phía đơn vị phân phối.

Thành phần của Affiliates
Thành phần của Affiliates

Nếu đặt mình vào góc nhìn của Advertiser thì bạn sẽ nhận diện rõ Affiliates chẳng khác nào một kênh phân phối không bao gồm các quy trình phân phối phức tạp, rườm rà. Nó đơn giản đến độ đôi khi người ta chỉ cần chuẩn bị lấy một tấm banner là đã có thể gửi đến khách hàng đầy đủ mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của mình. Nhà phân phối chỉ được hưởng hoa hồng nếu như nhà cung cấp bán được hàng.

Cv online đẹp

2.2. Publishers

Có nhiều hơn một đối tượng là nhà phân phối. Họ có thể là các cá nhân, tổ chức đang sở hữu trang web ổn định, có lượt truy cập tốt và uy tín; là cá nhân/ tổ chức có thể chạy quảng cáo và đồng thời có tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả từ các CPC, CPM thành CPA. Hoặc cũng có thể là các cá nhân, đơn vị dùng MMO.

Hơn bất cứ ai, nhà phân phối hiểu rất rõ tập khách hàng của mình, biết được khách hàng thường sẽ truy cập vào trang web nhiều nhất. Sự am hiểu này sẽ được tận dung triệt để phục vụ cho việc tung ra các sản phẩm, dịch vụ do nhà cung cấp đem đến về trang web phân phối của mình, qua đó đánh trúng nhu cầu của khách. Hành động mua sắm sẽ được thực hiện và kết quả nhà phân phối sẽ được hưởng chiết khấu hoa hồng.

Affiliates có những thành phần nào?
Affiliates có những thành phần nào?

Để dễ hình dung về phương thức này, bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh khi đang đọc tin tức online, bất chợt bạn thấy trên màn hình mà mình đang đọc xuất hiện một banner nhỏ có nội dung quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nếu như tò mò hoặc đánh trúng nhu cầu đang cần tìm mua của bạn thì bạn có thể click vào banner để được dẫn tới trang mua hàng, hoặc không có nhu cầu thì có thể bỏ qua. Đây chính là hình thức của Affiliates.

Tùy theo các điều khoản thỏa thuận và chính sách hợp tác mà hình thức thanh toán cũng khác nhau. Ngoài hai thành phần trên, yếu tố góp phần xây dựng nên Affiliates còn có khách hàng. Khánh hàng trong mối quan hệ này sẽ gồm những ai và hoạt động như thế nào?

2.3. Khách hàng trong Affiliates

Khách hàng của phương thức tiếp thị liên kết chính là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ được nhà cung cấp mang đến. Không những vậy, khách hàng cũng có thể thực hiện những hành động khác theo yêu cầu của nhà cung cấp.

Cả ba thành phần trên đều sẽ được đưa vào mạng lưới tiếp thị liên kết – một nền tảng có vai trò trung gian để kết nối giữa nhà cung cấp và nhà phân phối, cung cấp một cách hiệu quả các thông tin liên quan đến bán hàng, làm marketing. Các chương trình liên kết sẽ được đưa ra bởi nhà cung cấp sau khi đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên cung cấp và phân phối.

Khách hàng – thành phần quan trọng của Affiliates
Khách hàng – thành phần quan trọng của Affiliates

Dường như mọi mối liên hệ trong Affiliates được xây dựng rất chặt chẽ với nhau, đúng như mục tiêu về việc liên kết marketing chặt chẽ tất cả các thành phần liên quan. Bằng các mối liên kết được thiết lập, thành phần này sẽ thúc đẩy thành phần kia phát triển và cuối cùng thúc đẩy được sản phẩm đi ra thị trường, đến với khách hàng nhanh chóng hơn.

Nói như vậy, chúng ta có thể thấy rõ việc ứng dụng phương thức Affiliates có rất nhiều lợi thế. Nhưng liệu ở phía sau đó còn có nhược diểm nào hay không? Chỉ khi nào làm rõ hai khía cạnh này thì bạn mới có thể tận dụng được hình thức tiếp thị liên kết này một cách hiệu quả.

Xem thêm: Việc làm IT phần mềm

3. Affiliates có những ưu – nhược điểm gì?

3.1. Ưu điểm của Affiliates là gì?

Affiliates sẽ rất thích hợp trong giai đoạn khởi nghiệp marketing kinh doanh vì nó có chi phí khá thấp để đầu tư. Bạn không phải trả phí cho phương thức này trong khi đó, các nguồn hàng được đưa ra đều sẽ được các công ty cung cấp dịch vụ Affiliates xử lý hỗ trợ nên không lo bị tồn kho. Vừa không bị mất phí, Affiliates cũng tiếp nhận cá nhân/ tổ chức tham gia một cách dễ dàng.

Thêm nữa, Affiliates làm nhiệm vụ kết nối, tạo sự liên kết, nói đúng hơn là tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần liên quan tam gia và thúc đẩy nhau hiệu quả. Đó cũng chính là lý do vì sao các công việc được nhận diện đúng người. Chẳng hạn như bạn sẽ đảm đương việc quảng cáo còn các khâu như vận chuyển hay đổi trả hàng thì nhà cung cấp sẽ lo.

Như đã khẳng định, chúng ta có thể kiếm tiền online. Hình thức này sẽ làm nên điều đó và cho phép bạn có thể kiếm tiền ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Ưu – nhược điểm của Affiliates
Ưu – nhược điểm của Affiliates

Nói đi thì cũng phải nói lại, có mặt lợi ắt không thể hoàn thiện hoàn toàn, tính chất hai mặt của một vấn đề vẫn luôn tồn tại để khẳng định cho chúng ta một điều rằng, Affiliates cũng có nhược điểm cần lưu tâm.

3.2. Nhược điểm mà Affiliates phải "gánh"

Đầu tiên đó là việc xây dựng các lượt giới thiệu làm cho quỹ thời gian của chúng ta bị hạn hẹp đi rất nhiều. Khi nhu cầu kiếm tiền càng lớn thì sự rắc rối này sẽ càng gia tăng. Affiliates không phải ai cũng có thể ứng dụng, nó kén chọn những người thật giỏi về marketing mới làm được.

Nhược điểm nữa của hình thức tiếp thị liên kết này chính là sự hạn chế cơ hội quảng cáo vì các chương trình bên trong Affiliates có một phần sẽ giới hạn quảng cáo.

Với những thông tin trên đây, chúng ta đã có được câu trả lời Affiliates là gì và những kiến thức quan trọng xoay quanh Affiliates. Muốn sử dụng tốt Affiliates thì trước tiên hãy luôn nỗ lực thật nhiều để trở thành một nhà marketing giỏi nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem894 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT