Chu kỳ kinh doanh là gì? Tác dụng của chu kỳ kinh doanh

Theo dõi work247 tại
Quỳnh Trang tác giả work247.vn Tác giả: Quỳnh Trang

Nhắc đến phân tích kinh doanh vĩ mô trong thị trường kinh tế, phải kể đến chu kỳ kinh doanh của một thị trường đang nghiên cứu đó. Vậy chu kỳ kinh doanh là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với một nền kinh tế đang hoạt động?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Công ty tuyển dụng

1. Thế nào là chu kỳ kinh doanh

1.1. Khái niêm về chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh hay có tên gọi khác là chu kỳ kinh tế là một quá trình lặp đi lặp lại của GDP từ khi tăng lên, rồi giảm xuống rồi lại tăng lên trở lại.

Chu kỳ kinh doanh có thể hiểu là đồ thị hình sin của tổng sản phẩm quốc nội GDP biến động trên thời gian.

Chu kỳ kinh doanh là gì?
Chu kỳ kinh doanh là gì?

Chu kỳ kinh tế được chia thành các giai đoạn khác nhau, giao đoạn tăng trưởng là biểu đồ đi lên, giai đoạn suy thoái là nền kinh tế giảm xuống và một giao đoạn phục hồi ít thay đổi không quan trọng bằng 2 giai đoạn trên.

1.2. Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh

- Giai đoạn hưng thịnh: hay gọi là các pha trong chu kỳ kinh tế, giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế. Khi đạt được các mức tối ưu nhất trong quá trình sản xuất, có sản lượng xuất ra ổn định, có nguồn tiêu thụ tốt, GDP tăng cao và tiếp tục tăng cho đỉnh điểm.

- Giai đoạn suy thoái: Nền kinh tế đạt được đến mức đỉnh điểm của tăng trưởng sẽ bắt đầu giảm xuống do nhiều nguyên nhân chung, giảm xuống đến đáy khi có dấu hiệu sắp tăng trở lại.

Các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh
Các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh

- Giai đoạn phục hồi: là điểm bắt đầu đi lên của GDP khi kết thúc pha suy thoái để chuẩn bị bước quay trở lại giai đoạn hưng thịnh.

Vòng lặp này đều diễn ra trên các nền kinh tế, sự khác nhau nằm ở thời gian thay đổi trạng thái, các điểm đỉnh, đáy để thể hiện nền kinh tế khác nhau ở mỗi khu vực

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh

2. Nguyên nhân có sự thay đổi trong chu kỳ kinh doanh

- Nguyên nhân dẫn đến suy thoái trong kinh tế. Khi các nền kinh tế đang tăng trưởng tốt là do họ có được sản lượng sản xuất ra phù hợp với nguồn tiêu thụ ở mức giá nhất định. Doanh nghiệp nếu tập trung sản lượng sản xuất quá nhiều, dẫn đến nguồn cung cấp dư thừa.

Để tiêu thụ được các sản phẩm này, bắt buộc phải giảm mức giá sản phẩm so với mức hiện tại để bán được nhiều hơn. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự tương trưởng GDP, khiến tăng chậm lại và giảm dần so với cùng kỳ năm trước

- Hoặc nếu không cung cấp được nhu cầu tiêu dùng hiện tại, số lượng mua sản phẩm quá nhiều, doanh nghiệp không kịp sản xuất, giá cả bị đẩy lên cao, chi phí sản xuất cũng tăng lên mạnh khiến cho tổng lợi nhuận giảm, GDP giảm.

Nguyên nhân suy thoái trong chu kỳ kinh doanh
Nguyên nhân suy thoái trong chu kỳ kinh doanh

Nền kinh tế phát triển thực sự, là phải đạt được độ cân bằng về cung cầu trong nền kinh tế. Không phải cứ sản xuất nhiều thì lợi nhuận kiếm lại được nhiều.

Nhưng thật khó để nắm bắt được trên thực tế lượng cung cầu đang ở mức nào. Sự phát triển hay suy thoái nằm ở thời gian trong tương lai, các nhu cầu tiêu dùng nằm ở cá nhân, không thể định hướng cho nền kinh tế luôn tăng trưởng được.

Vì vậy, 1 nền kinh tế sẽ bắt đầu giảm làm điều đương nhiên. Các chuyên gia kinh tế có trách nhiệm dự đoán và đưa ra các biện pháp phục hồi, thúc đẩy nền kinh tế trở lại tăng trưởng.

Xem thêm: Lợi nhuận kinh tế là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng lợi nhuận kinh tế?

Mẫu cv xin việc

3. Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh

Dựa trên các giai đoạn hình thành trên nền kinh tế chung của thị trường, các doanh nghiệp có thể tự thiết lập cho mình một chu kỳ kinh tế riêng, có các giai đoạn giống như nền kinh tế chung. Để có cái nhìn gần gũi hơn về sự tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp, đánh giá được thực chất sự tăng lên hay giảm đi trong nền kinh tế chung.

Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh
Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh

Đưa ra dự đoán để chuẩn bị cho sự suy thoái. Nền kinh tế nói chung hay ở từng doanh nghiệp phải chấp nhận sẽ xảy ra suy giảm kinh tế trong tương lai. Mặt rủi ro về kinh tế này cần được dự báo, và chuẩn bị sẵn các nguồn tài nguyên cần thiết để, doanh nghiệp trở lại được giai đoạn hưng thịnh.

Nếu không bắt được khả năng suy giảm và có các biện pháp khắc phục kịp thời, dễ gây đến suy giảm mất kiểm soát, suy thoái trầm trọng ép doanh nghiệp phải đi đến bước phá sản. Trong thực tế, đã có khoảng thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên toàn cầu.

Rút ra các bài học từ chu kỳ trước. Thông kê chu kỳ kinh tế cho thấy được khoảng thời gian tăng hay giảm như thế nào của 1 nền kinh tế. Khi nhìn lại, có thể thấy được rõ nét hơn và đưa ra lý do cụ thể cho sự giảm đi trong quá khứ.

Biết được các nguyên nhân và lý do dẫn đến suy giảm quá kinh tế chung và cách trở lại như thế nào của nền kinh tế. Các chuyên gia có thể dựa trên cơ sở đó, tìm nguyên nhân cho giai đoạn trong tương lai và có cách giải quyết dễ dàng hơn.

Xem thêm: Việc làm giảng viên kinh tế

Lợi ích của việc nghiên cứu chu kỳ kinh doanh
Lợi ích của việc nghiên cứu chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh là thước đo để so sánh các nền kinh tế thị trường. Sự tăng trưởng của 1 nền kinh tế đồng nghĩa với rủi ro sắp đối diện với suy thoái của nó. Nếu đưa được ra đánh giá về khả năng tăng lên, hay giảm đi trong thời gian nhất định, thì có thể lấy được sự tin tưởng, nhận nguồn đầu tư từ nền kinh tế khác.

Việc đầu tư vào nền kinh tế nào để đảm bảo được lợi nhuận thu lại, cần phải dựa trên chu kỳ hoạt động kinh doanh của nền kinh tế đó. Nắm bắt được thời cơ đầu tư ở giai đoạn phục hồi và thu lại ở giai đoạn tăng trưởng.

Xem thêm: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang diễn ra thế nào?

4. Áp dụng chu kỳ kinh doanh thực tế vào doanh nghiệp

Khái niệm chu kì kinh doanh xuất phát từ nhu cầu chung của cả một nền kinh tế lớn, để phân tích và đưa ra các dự đoán chung của nền kinh tế đó. Doanh nghiệp thuộc nền kinh tế này, dựa trên kết quả chung, đưa ra giải pháp cụ thể đóng góp và sự phục hồi của nền kinh tế chung.

Trong 1 nền kinh tế lớn đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp có vai trò là nguồn cung cấp sản lượng nhưng cũng có vai trò tiêu thụ sản phẩm trong chính nền kinh tế này.

Doanh nghiệp cũng sẽ trải qua các giai đoạn phát triển và suy thoái, nhưng chỉ khi nhiều doanh nghiệp đồng thời suy thoái mới dẫn đến cả nền kinh tế suy thoái theo.

Ví dụ: Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, doanh nghiệp các ngành du lịch, dịch vụ thiệt hại cực kỳ mạnh, nhiều công ty phải phá sản, biểu hiện của sự suy giảm. Nhưng các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa online lại tăng, các công ty công nghệ thông tin phát triển nền tảng trực tuyến lại tăng. Nền kinh tế chung ở Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng nhất định.

Ứng dụng chu kỳ kinh doanh vào thực tế
Ứng dụng chu kỳ kinh doanh vào thực tế 

Cho nên, thực tế doanh nghiệp nên áp dụng biểu đồ chu kỳ dành riêng cho ngành hay cho doanh nghiệp của mình. Đánh giá được rủi ro sẽ xảy ra thay vì nhìn vào nền kinh tế chung để áp dụng lên doanh nghiệp của mình.

Dựa vào các nhận định và đánh giá từ chu kỳ, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp trích lập, hay kêu gọi vốn đầu tư hợp lý mang công ty quay trở lại với giai đoạn tăng trưởng.

Chu kỳ kinh tế đánh giá chung và tổng quát nhất được sự phát triển của nền kinh tế hay doanh nghiệp. Được sử dụng khá phổ biến, cùng với nhiều loại chu kỳ khác của doanh nghiệp để đánh giá tình hình kinh tế chung.

Tại doanh nghiệp nói riêng, có thể sẽ có nhiều giai đoạn trong chu kỳ hơn, như chu kỳ hình thành phản ánh doanh nghiệp chưa đủ thực lực đóng góp lớn đến nền kinh tế thị trường.

Tóm tắt lại chu kỳ kinh doanh là gì? Là vòng lặp tăng trưởng rồi suy thoái của một nền kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng để đánh giá kinh tế vĩ mô. Chu kỳ kinh doanh có nhiều ý nghĩa và vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu hay một khu vực nói riêng.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3919 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT