Co-worker là gì? Bạn có cần phải quan tâm đến co-worker không?

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Dù là công việc hay cuộc sống, chúng ta luôn mong muốn có những người bạn đồng hành, giúp đỡ lẫn nhau; cùng nhau phấn đấu, cùng nhau cố gắng. Trong lĩnh vực kinh tế, bạn sẽ bắt gặp một thuật ngữ mang ý nghĩa tương tự là co-worker. Vậy co-worker là gì và nó có ý nghĩa như thế nào trong môi trường doanh nghiệp; cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc nhanh

1. Co-worker là gì? Ý nghĩa của nó trong môi trường công sở?

Co-worker là gì?
Co-worker là gì?

Là một thuật ngữ kinh tế được sử dụng phổ biến trong môi trường công sở; co-worker được hiểu đơn giản chính là người bạn đồng hành, đồng nghiệp. Được tạo nên bởi 2 từ ghép là co- có ý nghĩa cùng nhau và worker nhân viên, người làm; không bao gồm lãnh đạo công ty, hay sếp của bạn.

Ngoài ra, tiền tố co- còn được sử dụng phổ biến và thông dụng trong một số trường hợp khác như: co-founder (đồng sáng lập); co-ower (đồng sở hữu); co-working space (cùng không gian làm việc); co-conspirator (đồng phạm, cùng nhau hoặc hỗ trợ nhau để phạm tội); co-designer (đồng thiết kế);…

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp 2 cụm từ co-worker và coworker; 2 từ này có gì khác nhau không? Câu trả lời là không. Chúng đều có ý nghĩa chung để chỉ đồng nghiệp trong môi trường công sở; tuy nhiên, do văn hóa và phong cách sống, nên chúng được biểu đạt bằng 2 cách khác nhau. Trong Anh–Anh, người ta thường sử dụng co-worker; còn coworker được sử dụng phổ biến trong Anh-Mỹ.

Ý nghĩa của nó trong môi trường công sở?
Ý nghĩa của nó trong môi trường công sở?

Trong môi trường doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các nhân viên là điều vô cùng quan trọng. Nếu doanh nghiệp có một văn hóa công ty rõ ràng, các nhân viên cần phải liên kết chặt chẽ với nhau; môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng; tạo nên mối quan hệ hỗ trợ; giúp cho hiệu quả làm việc của các phòng ban, bộ phận và nhân viên gia tăng.

Ngược lại, nếu không quan tâm hay chú ý đến mối quan hệ nhân viên trong công sở; để cho nhân viên tùy thích làm việc; cạnh tranh không lành mạnh; gây nên mối quan hệ xung đột giữa các bộ phận, phòng ban; ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công việc; gây nên tổn thất to lớn đối với công ty.

Xem thêm: Việc làm nhân viên hành chính văn phòng

2. Bạn cần xây dựng mối quan hệ tốt trong môi trường làm việc

Trong quá trình làm việc, tùy theo tính chất công việc khác nhau; bạn cần phải làm việc nhóm hay làm việc độc lập. Tuy nhiên, dù có làm việc độc lập, cũng sẽ có lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh; vì vậy, nếu có thể, hãy xây dựng cho mình mối quan hệ tốt với các co-worker; họ sẽ cùng đồng hành và giúp đỡ bạn, hiệu quả công việc chắc chắn gia tăng. Vậy trong môi trường doanh nghiệp, bạn cần phải có mối quan hệ tốt với ai?

2.1. Đồng nghiệp thân thiết

Một sự thật hiển nhiên là; dù đi học hay đi làm; chúng ta cũng không bao giờ có thể thân thiết được với tất cả mọi người, do nhiều yếu tố về đặc điểm, tính cách và khả năng làm việc khác nhau. Tuy nhiên, trong môi trường công sở, hãy tìm kiếm cho mình một “cạ cứng”; người đồng hành này sẵn sàng giúp đỡ và nhắc nhở bạn về các khuyết điểm, tận tình hướng dẫn để bạn có thể giải quyết công việc một cách tốt nhất.

Đồng nghiệp thân thiết
Đồng nghiệp thân thiết

Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy, việc có một đồng nghiệp thân thiết sẽ giúp bạn gia tăng hiệu quả và năng suất làm việc. Sự ăn ý trong quá trình làm việc cùng nhau, giúp đỡ nhau với tấm lòng chân thành nhất, sẵn sàng giúp đỡ, bỏ qua cho những lỗi sai; chính là một yếu tố tạo nên mối quan hệ khăng khít và cho ra kết quả làm việc tốt nhất.

Chúng ta có thể thiết lập được mối quan hệ này dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau như: có cùng đặc điểm tính cách hay trái tính cách (giống như nam châm khác cực thì hút nhau vậy); hay có sở thích chung; có cùng một mối quan tâm và có khả năng tương đồng;…

Tuy nhiên, hãy cố gắng tránh nhất những vấn đề liên quan đến tình cảm, tiền bạc; một trong những nguyên nhân chính gây nên sự chia rẽ và bất hòa nhanh nhất.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp khôn khéo nơi công sở

2.2. Mối quan hệ tốt với bộ phận nhân sự công ty

Nhân sự chính là những người đầu tiên dìu dắt và giúp đỡ ta trong những ngày đầu bỡ ngỡ, chập chững bước vào công ty. Hãy duy trì tốt mối quan hệ với họ, sẽ giúp bạn nắm bắt được nhiều thông tin nhanh chóng và tạo ra cơ hội cho chính mình.

Mối quan hệ tốt với bộ phận nhân sự công ty
Mối quan hệ tốt với bộ phận nhân sự công ty

Tuy nhiên, một mối quan hệ bền vững được xây dựng trên cơ sở đảm bảo được lợi ích cho hai bên; nếu bạn chỉ chăm chăm lấy thông tin từ phía họ, họ sẽ cảm nhận như đang bị bạn lợi dụng và nhanh chóng cắt đứt sợi dây vô hình đó.

Cv online free

2.3. Thiết lập mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là nhân tố vô cùng quan trọng, họ chính là nguồn động lực, là yếu tố giúp bạn tiến bộ một cách vượt bậc và nhanh chóng. Bạn không cần phải khó chịu hay tỏ vẻ thái độ với những người giỏi hơn bạn, hãy đặt họ làm mục tiêu phấn đấu, là đối thủ bạn muốn so tài; cố gắng nỗ lực để tạo cơ hội được làm cùng với họ.

Đừng áp đặt hay mang đến cho mình suy nghĩ họ làm tốt, mình đang cạnh tranh thì mình phải phá họ; điều đó chỉ khiến cho bạn ngày càng thua kém vì sự cạnh tranh không lành mạnh. Họ có kỹ năng, kiến thức, thất bại chỉ khiến họ học tập thêm được nhiều bài học quý giá; giúp họ nâng cao hơn nữa khả năng làm việc.

Thiết lập mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh
Thiết lập mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh

Còn bạn, họ đang ngày ngày thay đổi và tốt hơn; họ đi xa vậy rồi, tại sao bạn còn đứng nhìn và chạy phía sau đuôi; hãy bỏ suy nghĩ phá hoại người khác; thay vào đó, hãy cố gắng hết mình, nỗ lực để có thể cạnh tranh công bằng với họ, như vậy, bạn mới có cơ hội làm người chiến thắng.

Doanh nghiệp rất thích việc các nhân viên cạnh tranh lành mạnh với nhau; bởi điều đó sẽ thúc đẩy mỗi cá nhân chủ động và cầu tiến hơn trong quá trình làm việc, đem lại năng suất làm việc cao hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là khi nhân sự tương hỗ, cộng hưởng để phát triển; còn trường hợp họ đố kị, phá hoại hay cạnh tranh không lành mạnh thì sao? Đó vẫn là một câu hỏi khó, một bài toán đau đầu mà “boss” vẫn phải suy nghĩ.

Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường

2.4. Đội ngũ nhân sự liên quan

Đây là nhóm đối tượng ở nhiều vị trí khác nhau như trợ lý giám đốc, lễ tân hay quản lý phòng ban nào đó; họ đều có đặc điểm chung là nhanh chóng nắm được nguồn thông tin từ phía lãnh đạo công ty; các điều luật, quy định sắp áp dụng hay các chương trình dự án sắp diễn ra. Nắm bắt thông tin sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho mọi trường hợp có thể xảy ra.

Đặc biệt đối với các dự án lớn hay các cơ hội thăng tiến trong công ty. Đây không có gì là không công bằng khi bạn có thể biết trước thông tin và chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó; bạn đạt được điều này là do bạn luôn luôn cố gắng và nỗ lực trong việc xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh. Những người khác không có quyền trách cứ hay tỵ nạnh với bạn.

Đội ngũ nhân sự liên quan
Đội ngũ nhân sự liên quan

Trong khi bạn cố gắng xây dựng mối quan hệ; họ cố gắng xây dựng tường rào vững chắc bao quanh bởi mạng xã hội, các bộ phim, game show giải trí;… vậy có gì mà không công bằng?

Môi trường công sở luôn luôn đầy ắp thị phi và những con người “hàng xóm nhiều chuyện”. Bạn cần phải thực hiện tốt công việc, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp xung quanh, hạn chế hoặc không tham gia vào các “đại hội nói xấu” người khác. Nó chỉ khiến bạn mất thời gian, không tạo giá trị; mà thực sự những câu chuyện đó có chính xác không khi họ không phải người trong cuộc, chỉ đứng ngoài dò xét và chỉ trỏ.

Xem thêm: Việc làm thực tập nhân sự

Trên đây là bài chia sẻ của mình về co-worker là gì? Bạn có cần phải quan tâm đến co-worker không? mà mình muốn giới thiệu với các bạn; hãy nhớ, mình sống tử tế với người sẽ được người sống tử tế lại; hãy xây dựng cho mình thật nhiều mối quan hệ hữu ích trong quá trình làm việc bạn nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1026 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT