Hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Cùng các vấn đề xoay quanh

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 09-04-2024

Hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Là thuật ngữ không còn mới mẻ gì đối với những cán bộ viên chức. Tuy nhiên để hiểu hết được bản chất cùng với những nội dung liên quan đến hạng chức danh nghề nghiệp thì vẫn còn là điều hạn chế với nhiều bạn. Nội dung trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan để các bạn trả lời được câu hỏi liên quan đến hạng chức nghề nghiệp. Các bạn tham khảo nhé.

Việc Làm Công Chức

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

1.1. Khái niệm hạng chức danh nghề nghiệp

Trên thực tế thì nội dung về định nghĩa hạng chức danh nghề nghiệp đã được quy định rõ tại các điều lệ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, cụ thể là tại Khoản 3 Điều 2 thuộc Nghị định 29/2024/NĐ-CP. Và các bạn có thể hiểu đơn giản hạng chức danh nghề nghiệp là biểu hiện của cấp độ nói lên từng trình độ chuyên môn cũng như năng lực giải quyết nghiệp vụ của cán bộ viên chức trong từng đơn vị, ngành và lĩnh vực khác nhau.

Khái niệm hạng chức danh nghề nghiệp
Khái niệm hạng chức danh nghề nghiệp

Ví dụ như trong trường học thì các thứ hạng chức danh nghề nghiệp cũng đã được phân định rõ ràng như: Trợ giảng, giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng… Đương nhiên mỗi người đều có những chức năng và nghĩa vụ khác nhau, và điều đó đều thể hiện rõ thông qua chức danh của từng người.

1.2. Một số khái niệm khác

Ngoài khái niệm hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Thì các bạn vẫn còn nhiều khái niệm khác nữa cần phải hiểu rõ, như vậy mới phần nào hiểu hết được bản chất của chức danh nghề nghiệp. Dựa theo nội dung được quy định tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP thì các thuật ngữ dưới đây đều đã có nội dung giải thích rõ ràng, tuy nhiên các bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

Chế độ tập sự là gì? Là chế độ làm việc sau khi các bạn được tuyển dụng vào viên chức, và đây cũng là chức danh thấp, mà bạn sẽ phải làm quen với môi trường làm việc cũng như công tác để bắt tay làm việc. Đương nhiên những nhiệm vụ công việc này đều có liên quan đến vị trí việc làm mà bạn sẽ gắn bó sau khi hết hợp đồng hết thời gian hợp đồng tập sự. Hay nói một cách đơn giản thì sau khi bạn trúng tuyển viên chức và sau khi hết thời gian làm tập sự theo hợp đồng thì các bạn sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc. Thực ra thì tập sự cũng có tính chất như một nhân viên thử việc, học việc và đều cơ hội trở thành nhân viên chính thức sau khi đã đảm bảo được khả năng làm việc của mình.

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là gì?
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là gì? 

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Có lẽ thuật ngữ này các bạn cũng đã phần nào hiểu được sau khi tham khảo nội dung chia sẻ ở trên. Thực tế thì tôi tin các cũng đã từng nghe đến rất nhiều thuật ngữ thăng chức, và nó cũng có nghĩa vô cùng đơn giản, đó là việc viên chức được bổ nhiệm với chức danh cao hơn, nghĩa vụ cũng từ đó tăng lên cùng với trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên các bạn nên lưu ý việc thăng hạng chức năng này sẽ chỉ được sử dụng khi bạn được nâng chức danh cao hơn trong cùng một ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh các khái niệm trên thìthay đổi chức danh nghề nghiệp là gì? Cũng là vấn đề mà bạn cần tìm ra được câu trả lời. Tuy nhiên việc chuyển chức danh này cũng đã có những căn cứ rõ ràng, đặc biệt là tính phù hợp với trình độ chuyên môn và khả năng giải quyết nghiệp vụ của vị trí chức danh đang đảm nhiệm.

Ngoài ra, nếu vẫn còn nhiều điểm thắc mắc về những khái niệm kể trên thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP.

2. Xây dựng hạng chức danh nghề nghiệp

Bên cạnh những quy định về khái niệm thuật ngữ hạng chức danh nghề nghiệp thì Luật pháp cũng đã đưa ra những nội dung cụ thể về việc xây dựng các thứ hạng chức danh ở nhiều lĩnh vực, ngành khác nhau. Thông tin cụ thể sẽ được chia sẻ ngay bên dưới, các bạn đừng bỏ lỡ nhé.

2.1. Trình tự, thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp

Bộ quản lý viên chức chuyên ngành sẽ là người có trách nhiệm dựa vào căn cứ yêu cầu cũng như đặc thù, tính chất của từng quá trình hoạt động lĩnh vực, nghề nghiệp đó để phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng nhằm mang lại hiệu quả cho quá trình hoàn thiện việc xây dựng chức danh, theo các bước như sau:

- Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức của ngành, lĩnh vực (số lượng, cơ cấu và chất lượng); hệ thống đào tạo và tiêu chuẩn

- Xác định sự cần thiết của công tác sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hoặc hoàn thiện theo đúng với những quy định về tiêu chuẩn, đề xuất danh mục của viên chức cùng với hạng của các chức danh này;

- Mở buổi dự thảo Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành sẽ là bộ phận tiếp thu, hoàn chỉnh ban hành Bộ tiêu chuẩn các chức danh theo thẩm quyền.

Việc làm giáo dục - đào tạo

Xây dựng hạng chức danh nghề nghiệp
Xây dựng hạng chức danh nghề nghiệp

2.2. Kết cấu chung của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Mỗi hạng chức danh nghề nghiệp sẽ được kết cấu với những thông tin như:

- Tên và hạng;

- Nhiệm vụ: Những công việc có trách nhiệm thực hiện, đồng thời đưa ra những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng;

- Tiêu chuẩn: Đạo đức nghề nghiệp; trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Thay đổi chức danh nghề nghiệp

3.1. Xét chuyển chức danh nghề nghiệp

- Điều kiện sau: Cùng hạng với chức danh nghề nghiệp đang đảm nhiệm; đáp ứng đúng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp mới.

- Quy trình tiến hành như sau:

Người đứng đầu đơn vị tổ chức xem xét các văn bằng, chứng chỉ; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bằng cách phỏng vấn hoặc thực hành;

Khi viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn trên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc đưa ra quyết định bổ vào chức danh nghề nghiệp mới.

Đặc biệt các bạn nên nhớ rằng, khi chuyển sang chức danh nghề nghiệp nhưng nâng bậc lương đối với viên chức, đây cũng là vấn đề nhận rất nhiều bạn thắc mắc Hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Nên các bạn lưu ý để không nhầm lẫn điều này nhé.

Việc làm giáo dục tại Hà Nội

3.2. Căn cứ và trách nhiệm cử viên chức tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Rõ ràng là dựa trên: Số lượng vị trí; phân bố theo chức danh ngành nghề; yêu cầu của cơ quan, xí nghiệp công lập; tiêu chuẩn, điều kiện để đăng ký dự thảo hay xét thăng hạng.

Viên chức bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì không được tham dự thi hoặc xét. Nếu cố ý sử dụng những văn bằng chứng chỉ không hợp pháp hoặc nội dung kê khai không đúng sự thật sẽ bị xử lý kỷ luật. Đương nhiên kết quả thi hoặc xét thăng hạng cũng sẽ bị hủy. Vậy nên, các bạn cũng đặc biệt lưu ý vấn đề này nhé, nên tuân theo đúng với quy định của pháp luật.

Căn cứ và trách nhiệm cử viên chức tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Căn cứ và trách nhiệm cử viên chức tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

3.3. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu; có đủ trình độ đào tạo; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục … Đáp ứng các yêu cầu khác được quy định bởi Bộ quản lý viên chức.

3.4. Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

- Đơn đăng ký  ;

- Bản sơ yếu lý lịch;

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý;

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ;

- Các yêu cầu khác về viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Việc làm giáo dục tại Hồ Chí Minh

4. Vấn đề xoay quanh khi giáo viên đổ xô đi học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Có lẽ các bạn cũng không lạ lẫm gì với những hình ảnh thầy cô giáo của mình tham gia vào lớp học bồi dưỡng. Và có lẽ các bạn cũng không khỏi đưa ra những câu hỏi vì sao giáo viên lại phải đi học đúng không, vậy để có được câu trả lời thì các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Trên thực tế thì thời gian qua đã có một số địa phương đã đưa ra văn bản có nội dung bắt buộc giáo viên phải đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, nhiều trường đại học, cao đẳng sư phạm cũng đã có cơ hội được mở rộng và thuê thêm địa điểm để mở ra lớp đào tạo bồi dưỡng thông qua sự đồng ý của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Tuy nhiên vẫn có nhiều lớp học đã phải đóng cửa vì mức phí tương đối cao, đây cũng không phải là hiện tượng mới tại nơi đây.

Vấn đề xoay quanh khi giáo viên đổ xô đi học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Vấn đề xoay quanh khi giáo viên đổ xô đi học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Nhưng có một sự thật khác nữa, liệu cứ giáo viên nào học và nâng cao trình độ chuyên môn qua các lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đó đều được thăng hạng hay không thì chưa ai dám chắc. Bởi thực tế thì Bộ chưa hề có bất công văn hay đưa ra những yêu cầu bắt buộc giáo viên phải tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Chình vì vậy bất cứ ai có nhu cầu hay muốn thì học, tất cả đều dựa trên tinh thần tự nguyện. Nên vấn đề giáo viên đổ xô đi học bồi dưỡng lại càng trở nên khó hiểu hơn. Tuy nhiên bất cứ mọi việc đều có nguyên nhân và lý do:

Nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn, trình độ chuyên môn theo đúng với nguyện vọng của bản thân. - Muốn có đủ điều kiện để thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì ngoài chứng chỉ bồi dưỡng này thì các giáo viên cũng phải có chứng chỉ ngoại ngữ, và cả tin học theo đúng với điều lệ và quy định. Như vậy, khi chỉ có mỗi chứng chỉ bồi dưỡng cũng chưa để để nâng được thứ hạng chức danh.

Chưa kể đến theo nội dung của các văn bản hướng dẫn hiện hành thì khi có nhu cầu tuyển dụng vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp cao hơn thì mới bắt đầu mới thi, xét thăng hạng. Chứ không phải lúc nào cũng có. Vậy nên khi có “nhu cầu” thì sẽ không biết là bao giờ, có thể là rất lâu.

Ngoài ra cũng có trường hợp khi chuyển từ hạng thấp lên cao trong chức danh nghề nghiệp theo quy định số năm công tác, thì lúc này giáo viên mới bắt đầu đi học lớp bồi dưỡng để có trình độ chuyên môn tương ứng với thứ hàng đó. Chính vì vậy mà các giáo viên nên đọc kỹ các văn bản, công văn hướng dẫn hiện hành trước khi đưa ra quyết định đi học lớp bồi dưỡng hay không.

Việc làm viên chức tại Hồ Chí Minh

Trên đây là những chia sẻ về hạng chức danh nghề nghiệp là gì? Hy vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem8418 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT