Bí kíp kinh doanh vật liệu xây dựng cho người mới bắt đầu

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Kinh doanh vật liệu xây dựng là một trong những lĩnh vực tiềm năng và đang phát triển mạnh ở nước ta. Dưới quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng kiến trúc được đầu tư mạnh mẽ hơn. Điều này đặt ra nhu cầu về hàng hóa vật liệu trong tiêu dùng sản xuất. Vậy liệu rằng kinh doanh vật liệu xây dựng có “dễ ăn” như nhiều người nghĩ? Nên bắt đầu kinh doanh vật liệu như thế nào? Cùng work247.vn tìm hiểu vùng đất “màu mỡ” này nhé:

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Nên bắt đầu kinh doanh vật liệu như thế nào?

Mặc dù nhu cầu thị trường luôn cao nhưng không phải cứ đầu tư vào thì chắc chắn sẽ thành công. Thực tế, nhiều người mới bắt đầu không có sự tìm hiểu và tham khảo kỹ lưỡng các vấn đề chuyên ngành nên việc kinh doanh trở nên thua lỗ và phải đóng cửa. 

Đặc biệt với những đối tượng muốn đầu tư kinh doanh vật liệu nhưng trước đây chưa có kinh nghiệm làm trong mảng này thì cần phải chú ý hơn rất nhiều.

1.1. Tìm hiểu thị trường kinh doanh vật liệu

Việc đầu tiên trong bất kỳ lĩnh vực nào khi bạn muốn đầu tư cần phải làm đó chính là tìm hiểu thị trường. Mặc dù trên thị trường có rất nhiều cửa hàng cung ứng vật liệu xây dựng nhưng không phải địa điểm nào cũng kinh doanh thuận lợi. Bạn cần phải tìm hiểu nhu cầu nhà máy, máy móc của các khu vực xung quanh mà mình định hướng đầu tư.

Thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng
Thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng

Ví dụ chẳng hạn khu vực đô thị đã được khởi công, hoàn tất và được nâng cấp hoàn chỉnh mới mẻ thì người dân khu vực đấy chắc chắn không có nhu cầu mua vật liệu xây dựng để gia cố hay làm mới cho ngôi nhà. Vậy thì nếu bạn mở cửa hàng vật liệu xây dựng ở đây thì đó là một sai lầm.

Do đó, việc đầu tiên cần làm là phải khảo sát nhu cầu của người dân khu vực đang sinh sống tại địa điểm mà bạn định kinh doanh vật liệu xây dựng. Có thể nói đây chính là một trong những điều kiện nền tảng tiên quyết bạn cần phải thực hiện trước khi chọn địa điểm kinh doanh.

Việc thứ hai trong tìm hiểu thị trường kinh doanh vật liệu đó chính là tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình. Một khu vực có tiềm năng kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng tại các địa điểm này đã có quá nhiều người tham gia phân chia thị trường hoặc có một doanh nghiệp lớn kinh doanh vật liệu xây dựng đã “thống trị” rất lâu thì bạn cần xem xét có nên tham gia vào đoạn thị trường này hay không.

Xác định đối thủ cạnh tranh
Xác định đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn quyết định tham gia thị trường thì bạn cần phải xác định nguồn lực tài chính của mình có đủ vững và cửa hàng của mình có thực sự tạo ra sự khác biệt trong cộng đồng kinh doanh vật liệu xây dựng này.

Một thực tế đó chính là đây là ngành kinh doanh đặc thù, thường thì khách hàng sau khi tìm hiểu và quyết định mua vật liệu xây dựng tại chỗ bạn thì họ sẽ tiếp tục trung thành mua hay có xu hướng mua lại lần tiếp theo tại chỗ bạn do có sự làm quen từ trước, do sự trải nghiệm sản phẩm làm họ thấy tin tưởng. Điều này cũng đặt ra thách thức không hề nhỏ với những cửa hàng mới khi phải tìm cách để lôi kéo khách hàng về phía mình. 

Gợi ý cho bạn đó chính là dành thời gian đi khảo sát tại các trung tâm, khu vực đông người ở, các khu nhà máy, xí nghiệp, tại các cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng với tư cách là người mua hàng để tìm hiểu nhu cầu và cách thức bán hàng.

1.2. Tìm nguồn cung vật liệu 

Khi xác định được địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng thì điều quan trọng tiếp theo cho những người mới bắt đầu đó chính là tìm được nhà cung cấp vật liệu.

Nhà cung cấp vật liệu phải đảm bảo được chất lượng hàng hóa. Vật liệu xây dựng là những dụng cụ và thiết bị được dùng nhằm mục đích lâu dài và quan trọng vậy nên chất lượng của vật liệu xây dựng rất cần được quan tâm chú trọng.

Tìm nguồn cung vật liệu
Tìm nguồn cung vật liệu

Giữa bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt thì ngoài yếu tố về giá thành thì chất lượng uy tín của cửa hàng kinh doanh vật liệu là thước đo sự hài lòng của khách hàng và đấy cũng chính là điểm then chốt để giúp doanh nghiệp giữ chân được khách hàng quay lại mua lại sản phẩm.

Theo kinh nghiệm từ những người đi trước, có 3 loại nguồn hàng mà bạn có thể tìm hiểu và mua:

Nguồn hàng thứ nhất đến từ các công ty và doanh nghiệp đang kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng. Trong mối quan hệ này, bạn sẽ giữ vai trò là một nhà đại lý của công ty, nhập hàng với giá chiết khấu và buôn lại với giá bán lẻ. Đây là hình thức kinh doanh phổ biến của nhiều cửa hàng vật liệu kinh doanh hiện nay.

Bên cạnh nhận được mức giá ưu đãi thì bạn còn sẽ phải chịu theo một số điều kiện ràng buộc với doanh nghiệp.

Nguồn hàng thứ hai đến từ các đại lý kinh doanh lớn, trong đó bạn sẽ là các cửa hàng chi nhánh nhỏ, nhận nguồn cung ứng vật liệu từ các đại lý kinh doanh, giá bán thường sẽ chênh hơn một chút so với khi bạn là đại lý trực tiếp của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng
Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng

Nguồn hàng thứ ba được nhắc đến đó chính là nguồn hàng nước ngoài. Người Việt trong nhiều năm trở lại đây nổi lên xu hướng “sính ngoại”, họ thích dùng đồ nước ngoài với tâm thế chi nhiều tiền càng khẳng định vị thế và độ chịu chơi. Bên cạnh đó cũng không ít nhiều người đang có suy nghĩ chất lượng đồ ngoại sẽ tốt hơn và với ngành kinh doanh vật liệu xây dựng cũng vậy.

Mặc dù nhóm này chiếm số ít nhưng thực tế lại rất chịu chi cho các khoản này và hai thứ này thì đang bù đắp cho nhau.

Đặc biệt là ở các thành phố lớn, các khu trung tâm thì nhu cầu sử dụng đồ ngoại là rất cao. Vì thế khi kinh doanh, nếu nguồn lực tài chính nằm trong khả năng cho phép thì bạn nên đầu tư thêm vào một số mặt hàng có nguồn gốc là nhập khẩu. Ngoài có thể đáp ứng được nhu cầu khi cần của một bộ phận khách hàng thì bạn còn có thể làm phong phú và đa dạng nguồn hàng của mình.

2. Nguồn vốn đầu tư kinh doanh vật liệu từ đâu mà có?

Nguồn vốn đầu tư kinh doanh vật liệu xây dựng trừ khi bạn có một khoản tiền đủ lớn được tích trữ, nếu không thì rất khó khăn trong việc kinh doanh. Khi gặp trường hơp này bạn có thể tham khảo một số nguồn lực sau:

- Vay mượn từ người quen biết: Người quen có thể là bạn thân, bạn bè hay những người thân trong gia đình mình. Hãy nhớ ràng tích tiểu thành đại. Khi vay tiền với đối tượng này thì bạn có thể tiết kiệm được kha khá thời gian công sức bỏ ra, bên cạnh đó mức lãi suất phải trả cũng thấp đáng kể.

- Kết hợp kinh doanh cùng đối tác: Nếu như nguồn lực hạn chế không đủ để thực hiện thì bạn có thể kêu gọi sự hợp tác từ người thân và bạn bè.

- Vay vốn ngân hàng: Trong trường hợp không thể huy động vốn và tìm được người bạn cùng đồng hành với mình thì bạn có thể đi vay ngân hàng và chấp nhận trả tiền lãi vay hàng tháng cho ngân hàng.

3. Những vấn đề mà người mới bắt đầu thường gặp phải

Với những người mới bắt đầu đi theo con đường kinh doanh vật liệu xây dựng thì chắc chắn sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách.

3.1. Không biết quản lý dòng tiền

Không chỉ quản lý cách thức vận hành kinh doanh mà cần phải chú tâm quan trọng đến sự thay đổi của dòng tiền đang chạy trong doanh nghiệp. Bạn phải tính toán kỹ lưỡng tiền đầu tư nhập vật liệu là bao nhiêu, phần trăm nhận được khi bán hàng, các chi phí kinh doanh khác như điện, nước, tiền lương nhân viên,...

Không biết cách quản lý tài chính
Không biết cách quản lý tài chính

Quản lý tốt được dòng tiền tài chính trong doanh nghiệp thì bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được mọi hoạt động.

3.2. Không đầu tư chiến lược tiếp thị marketing bài bản

Bạn không thể nào có cái suy nghĩ rằng chỉ cần tôi mở cửa hàng ra thì chắc chắn sẽ có người mua hàng, chắc chắn cửa hàng của tôi kinh doanh hiệu quả. Giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bạn cần phải là người chủ động tìm kiếm khách hàng, bạn phải cho khách hàng thấy bạn có gì khác biệt, tại sao khách hàng lại nên lựa chọn bạn chứ không phải là lựa chọn các cửa hàng khác.

Vì thế, bên cạnh xây dựng chiến lược quản lý dòng tiền thì cần có một chiến lược tiếp thị dài hạn.

Thiếu kế hoạch marketing bài bản
Thiếu kế hoạch marketing bài bản

Trên đây work247.vn đã chia sẻ về chủ đề kinh doanh vật liệu xây dựng.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem856 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT