M&A là gì? Tổng hợp những kiến thức cần biết về M&A

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Thanh Hằng tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng

Đã khi nào bạn nghe về những thương vụ mua bán, hay chuyển nhượng sáp nhập của các công ty, doanh nghiệp trên thương trường hiện nay chưa? Những thương vụ đó viết tắt là M&A, vậy bạn đã nắm rõ về thuật ngữ này chưa? Cùng chúng tôi đi khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc Làm Bưu Chính

1. Khái quát chung về M&A

1.1. Khái niệm M&A là gì?

Khái niệm M&A là gì ?
Khái niệm M&A là gì ?

Được viết tắt từ 2 từ tiếng Anh là Mergers và Acquisitions (Sáp nhập và mua lại), M&A là hoạt động của doanh nghiệp để có thể nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp, công ty khác bằng hình thức sáp nhập lại với nhau hoặc mua lại 1 số hoặc toàn bộ số cổ phần. Việc làm M&A này không đơn giản chỉ là việc sở hữu cổ phần mà sâu xa bên trong đó là quyền kiểm soát, tham gia vào việc kinh doanh cũng như những vấn đề quan trọng trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp bị mua lại hay bị sáp nhập đó.

Hai từ này thông thường được nối liền đi kèm với nhau như một cụm từ cùng nghĩa với nhau, nhưng trên thực tế đây lại là hai hình thức hoàn toàn khác nhau, chúng có những điểm riêng biệt tách rời nhau. Vì thế mà bạn cần hiểu rõ thế nào là sáp nhập và thế nào là mua lại :

Sáp nhập (Mergers) : là hình thức mà hai công ty thường có cùng quy mô ra quyết định gộp chung cổ phần. công ty bị sáp nhập có nghĩa vụ chuyển toàn bộ những thứ liên quan như tài sản, quyền cũng như nghĩa  vụ, lợi ích bây giờ đang có sang công ty sáp nhập. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty bị sáp nhập đã chấm dứt sự tồn tại. Công ty sáp nhập trở thành một công ty mới phát sinh lợi ích chung cho cả hai bên.

Mua lại (Acquisition) : là hình thức mà công ty này trở thành chủ sở hữu của công ty kia thông qua việc thôn tính, mua lại. Tuy nhiên hình thức này sẽ không làm phát sinh chủ thể pháp nhân mới. Doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua lại kia.

1.2. Bản chất của M&A

Bản chất của M&A
Bản chất của M&A

Mục đích : Không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc sở hữu cổ phần của công ty bị sáp nhập hay mua lại, việc thực hiện M&A này đều nhằm mục đích để công ty đi sáp nhập, đi mua lại có được quyền quyết định can thiệp vào những hoạt động quan trọng của công ty, doanh nghiệp kia. Việc làm đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như là : tận dụng công nghệ được chuyển giao, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, giảm số lượng nhân viên cần thiết, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, mở rộng thị phần,… Đôi khi việc thực hiện hoạt động M&A này chỉ nhằm mục đích xóa sổ loại bỏ doanh nghiệp đps ra khỏi thị trường.

Cơ sở pháp lý : ở nước ta hiện nay không có khái niệm mua hay bán Doanh nghiệp, thay vào đó chỉ có khái niệm hợp nhất và sáp nhập. Tất cả những hình thức hoạt động này đều chịu dưới sự điều chỉnh tại điều 152 và 153 Luật Doanh Nghiệp 2005.

Xem thêm: Tất tần tật thông tin về mô tả công việc kiểm soát nội bộ

2. Những hình thức M&A phổ biến hiện nay

Những hình thức M&A này được thực hiện dựa trên sự khác biệt giữa theo tính chất của việc mua lại với việc sáp nhập. có 3 hình thức phổ biến thường được áp dụng hiện nay là M&A theo chiều dọc, M&A theo chiều ngang và M&A kết hợp.

2.1. M&A theo chiều dọc

M&A theo chiều dọc
M&A theo chiều dọc

Hình thức này được áp dụng với những công ty doanh nghiệp có chung chuỗi giá trị sản xuất một dịch vụ, điểm khác biệt duy nhất là khác ở giai đoạn dây chuyền sản xuất mà họ đang hoạt động.

Ví dụ : một cửa hàng quần áo sáp nhập với một nhà máy sản xuất sợi bông, đây được coi là sáp nhập theo chiều dọc, bởi hai ngành này cùng chung sản phẩm cuối cùng là quần áo nhưng giai đoạn sản xuất hai công ty doanh nghiệp này lại khác nhau.

Hình thức sáp nhập này rất phổ biến bởi nó sẽ đảm bảo được cho việc cung cấp những sản phẩm mặt hàng thiết yếu cần thiết cho việc sản xuất, tránh được sự cố, gián đoạn trong quá trình cung cấp. hình thức này được ưa chuộng bởi nó sẽ hạn chế được các bước chung gian nhằm nâng cao được lợi nhuận, doanh thu cũng như các chi phí sản xuất ; ngoài ra nó cũng đảm bảo cho việc độc quyền tránh cung cấp nhiều nguồn hàng nguyên liệu cho đối thủ cạnh tranh.

2.2. M&A theo chiều ngang

M&A theo chiều ngang
M&A theo chiều ngang

Theo chiều ngang tức là những doanh nghiệp kinh doanh sản xuất cùng một mặt hàng giống nhau, là cùng ngành cùng giai đoạn sản xuất. những doanh nghiệp này thường là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường.

Ví dụ : công ty sản xuất điện thoại Oppo sáp nhập với công ty điện thoại Xiaomi, đây chính là sáp nhập theo chiều ngang. Việc sáp nhập này sẽ loại bỏ được sự cạnh tranh trên thị trường, giúp cho công ty đi sáp nhập tăng được doanh thu, lợi nhuận cũng như thị phần của mình. Không những vậy, việc làm này còn giúp cho doanh nghiệp giảm được nhiều loại chi phí cố định, mở rộng được thị phần gia nhập được nhiều thị trường mới, loại bỏ được sự cạnh tranh.

2.3. M&A kết hợp

M&A kết hợp
M&A kết hợp

Hình thức M&A này thường được dùng để hình thành những tập đoàn. Việc sáp nhập này không yêu cầu giữa các công ty phải cùng chung giai đoạn sản xuất hay dịch vụ giống nhau, mà thay vào đó việc sáp nhập này được diễn ra khi những sản phẩm được cung cấp tới cùng khách hàng giống nhau trong cùng một ngành cụ thể. Những sản phẩm này đi cùng với nhau, bổ sung cho nhau để tạo nên một chuỗi dịch vụ, về mặt kỹ thuật đây phải là những sản phẩm không giống nhau.

Ví dụ như công ty sản xuất chăn ga gối đệm sáp nhập với công ty sản xuất giường, đây được coi là sáp nhập kết hợp tạo nên tập đoàn, bởi đây là những sản phẩm bổ  sung, được tiêu dùng cùng một lúc. Việc sáp nhập này sẽ tạo cho người tiêu dùng sự thuận tiện khi mua, tạo cho người bán sự dễ dàng trong việc tiêu thụ sản phẩm gia tăng doanh thu lợi nhuận.

Việc sáp nhập này tạo rất nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, bởi:

Với người bán:

Đa dạng hóa được sản phẩm hàng hóa, tạo được nguồn lợi nhuận cao.

Mở rộng được thị phần cung cấp

Giảm thiểu rủi ro cạnh tranh

Nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường

Tiết kiệm được chi phí gia nhập thị trường

Với người mua:

Thuận tiện trong việc mua sắm;

Đa dạng hóa được sản phẩm lựa chọn

Việc làm quản lý điều hành

3. Rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động M&A

Rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động M&A
Rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động M&A

Dù có nhiều lợi ích trong kinh doanh như vậy, song chúng ta không thể tránh khỏi những rủi ro, sự cố:

Thứ nhất, mất một phần chi phí, ngân sách lớn. việc mua lại sáp nhập doanh nghiệp yêu cầu chúng ta phải bỏ ra một lượng lớn ngân sách vốn của công ty, việc làm này nếu không tính toán kỹ sẽ khiến cho công ty đi sáp nhập rơi vào tình cảnh thiếu vốn không duy trì được sản xuất của hai bên, lâu ngày có thể dẫn đến phá sản.

vấn đề về tư pháp doanh nghiệp
vấn đề về tư pháp doanh nghiệp

Thứ hai, vấn đề về tư pháp doanh nghiệp. những vấn đề liên quan đến pháp luật luôn là những điều nhạy cảm, nếu không làm cẩn thận thì nó sẽ mang lại những hậu quả ảnh hưởng rất lớn tới thị trường nhất là những doanh nghiệp lớn.

Thứ ba, mất đi chi phí cơ hội, khi mà phía doanh nghiệp bỏ ra một số vốn lớn để sáp nhập, mua lại doanh nghiệp kia, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vừa bỏ lỡ những dự án đầu tư kinh doanh hấp dẫn khác.

Thứ tư, gặp phải sự cố không đồng tình từ phía người tiêu dùng, dẫn đến việc tẩy chay, làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, đến việc kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.

M&A hiện nay là một bước đi chiến lược kinh doanh mang lại nhiều hiệu quả cao, giúp cho doanh nghiệp sớm chiếm lĩnh được quy mô hoạt động trong thị trường cung ứng hàng hóa dịch vụ. Vì thế các doanh nghiệp hãy tận dụng, tối ưu được nguồn lực cho phi vụ kinh doanh mới này. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi vì thế hãy cân nhắc kỹ, đưa ra những phương án dự phòng trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Xem thêm: Tìm việc làm quản trị kinh doanh

4. Quy trình thực hiện M&A

Quy trình thực hiện M&A
Quy trình thực hiện M&A

Để thực hiện được tiến trình M&A chúng ta phải trải qua 9 bước sau:

Bước 1. Lên kế hoạch cụ thể khi mua lại: bạn cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể

Bước 2. Đánh giá các mục tiêu, kế hoạch có tiềm năng: đây là bước khá quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của M&A sau sáp nhập

Bước 3. Lập kế hoạch mua lại, sáp nhập: việc lên kế hoạch này cần đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí, yêu cần cần có khi thực hiện sáp nhập. chúng ta sẽ cần phải cân đối cũng như tìm ra được những phương án tiêu chí tiềm năng nhất cho cả hai bên.

Bước 4. Phân tích, định giá
Bước 4. Phân tích, định giá

Bước 4. Phân tích, định giá: ở bước này chúng ta sẽ yêu cầu bên bị sáp nhập gửi bản báo cáo tài chính trong những năm gần đây để từ đó đưa ra những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động để từ đó có những quyết định phù hợp.

Bước 5. Đi tới đàm phán: sau khi đưa ra mô hình định giá, hai bên đi tới đàm phán thương lượng những điều khoản chi tiết và cần thiết cho việc sáp nhập.

 Bước 6. Bắt đầu thẩm định: đây là một bước cực kỳ quan trọng để phân tích tiến hành kiểm tra xác thực tất cả những yếu tố liên quan đến hoạt động tài chính cũng như nguồn khách hàng hiện tại.

Bước 7. Bắt đầu thực hiện việc mua bán: nếu không có thắc mắc băn khoăn gì về cả hai bên thì hai doanh nghiệp sẽ đi tới bước thỏa thuận ra quyết định cuối cùng về việc mua cổ phần hay mua tài sản.

Bước 8. Thực hiện nghĩa vụ tài chính: sau khi ký kết, doanh nghiệp mua sẽ nhận được một loại cổ phiếu mới, đây chính là  loại cổ phiếu được tạo ra từ thương vụ M&A

Bước 9. Kết thúc quá trình mua bán: người mua ở đây sẽ phải tích hợp hai bên công ty và cần phải đảm bảo rằng công ty được tích hợp vẫn sẽ hoạt động bình thường.

Kết thúc bài viết, mong rằng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu và nắm được M&A là gì và tổng hợp những điều cần biết về nó. Chúng tôi hi vọng rằng với những thông tin này sẽ cho bạn được cái nhìn đầy đủ về thương vụ kinh doanh này. Chúc doanh nghiệp các bạn sẽ thành công hơn nữa với M&A.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2490 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT