Mẫu đơn xin nghỉ việc nhà hàng khiến quản lý không thể không ký

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Khi bạn làm việc ở bất kỳ đâu mà muốn nghỉ việc thì không thể thiếu đơn xin nghỉ việc. Ở nhà hàng cũng vậy, dù bạn làm ở bộ phận khác nhau như phục vụ bàn, order, thu ngân, bếp, bar, giám sát,… khi nghỉ việc bạn cần phải viết đơn xin nghỉ việc. Cùng work247.vn thì hiểu mẫu đơn xin nghỉ việc nhà hàng và cách viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tại sao cần viết đơn xin nghỉ việc nhà hàng?

1.1. Tầm quan trọng của đơn xin nghỉ việc nhà hàng

Khi người lao động đang làm việc tại nhà hàng và muốn chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để chấm dứt hợp đồng trong đó có đơn xin nghỉ việc nhà hàng. Nếu như đơn xin việc nhà hàng bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan để quản lý nhà hàng hiểu hơn về bạn, thì đơn xin nghỉ việc là văn bản thông báo cho quản lý và chủ đầu tư nhà hàng rằng bạn sẽ chấm dứt hợp đồng, cũng như để quản lý nhà hàng có thể tìm người thay thế vị trí của bạn.

Tầm quan trọng của đơn xin nghỉ việc nhà hàng
Tầm quan trọng của đơn xin nghỉ việc nhà hàng

Một mẫu đơn xin nghỉ việc rõ ràng, chi tiết, trình bày lý do thuyết phục sẽ giúp bạn để lại ấn tượng trong lòng quản lý cũng như những người làm việc trong nhà hàng với bạn. Bên cạnh đó, đơn xin nghỉ việc đầy đủ nội dung, chu đáo sẽ giúp bạn thể hiện tính chuyên nghiệp, trách nhiệm và lòng tôn trọng đối với nhà hàng bạn làm việc.

Đơn xin nghỉ việc đúng quy định cũng giúp bạn không phải bồi thường phí vi phạm hợp đồng và vẫn được trả lương, phụ cấp theo đúng ngày công. Đơn xin việc của bạn được quản lý đồng ý và chấp thuận, thì người lao động mới được xem là nghỉ việc hợp pháp và không vi phạm hợp đồng.

Xin nghỉ việc ở nhà hàng bạn cũng cần có lý do hợp lý
Xin nghỉ việc ở nhà hàng bạn cũng cần có lý do hợp lý

Nếu bạn rời đi mà không thông báo nghỉ việc cho quản lý nhà hàng và không có đơn xin nghỉ việc, bạn sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Bạn sẽ không được trả lương và tệ hơn là phải bồi thường phí vi phạm hợp đồng lao động. Ngoài ra, bạn cũng sẽ để lại ấn tượng xấu trong lòng mọi người và khiến bạn mất nhiều mối quan hệ đang có tại nhà hàng.

Xin nghỉ việc ở nhà hàng bạn cũng cần có lý do hợp lý để thuyết phục quản lý của mình. Vậy những lý do xin nghỉ việc thế nào là hợp lý?

Xem thêm: Chia sẻ cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc song ngữ chuẩn nhất

1.2. Lý do xin nghỉ việc ở nhà hàng hợp lý

Với một nhân viên làm việc tại nhà hàng, chọn một lý do xin nghỉ việc chính đáng, hợp tình, hợp lý sẽ khiến bạn để lại ấn tượng tốt trong lòng mọi người. Đồng thời, bạn trình bày lý do xin nghỉ hợp lý, quản lý nhà hàng sẽ giữ lại mức lương và thưởng cho bạn, cũng như bạn dễ dàng xin công việc mới hơn nếu có mối quan hệ tốt với chỗ làm cũ.

1.2.1. Lý do gia đình

Lý do gia đình là lý do nghỉ việc hợp lý khiến quản lý nhà hàng khó có thể từ chối. Những lý do gia đình bạn có thể đưa ra như nghỉ sinh, chăm sóc gia đình và cha mẹ, kết hôn,…

Lý do xin nghỉ việc ở nhà hàng hợp lý
Lý do xin nghỉ việc ở nhà hàng hợp lý

Hoặc bạn có thể đưa ra lý do như chuyển nhà xa chỗ làm, đi lại bất tiện và khó khăn,… quản lý chắc chắn sẽ chấp thuận đơn xin nghỉ việc của bạn.

1.2.2. Muốn học lên cao hơn

Đây cũng là một lý do khiến quản lý nhà hàng dễ dàng chấp thuận đơn xin nghỉ việc của bạn. Bạn tham gia lớp học, khóa học để nâng cao kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ cũng là một lý do khiến quản lý đồng ý cho bạn xin nghỉ việc để bạn phát triển bản thân.

Một số lý do bạn có thể đưa ra cụ thể như: Muốn học khóa học tiếng Anh để nâng cao trình độ và khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình, học lớp kỹ năng giao tiếp để tăng khả năng nắm bắt tâm lý và giao tiếp với khách hàng,…

1.2.3. Muốn tìm cho mình một lối đi riêng

Nếu bạn đang là quản lý nhà hàng thì sao? Nếu bạn đang làm quản lý nhà hàng và muốn xin nghỉ việc, bạn có thể đưa ra lý do rằng mình có ý định mở nhà hàng, quán ăn và bạn cần nghỉ việc để tập trung cho sự nghiệp của mình.

Sếp hoặc chủ đầu tư sẽ chấp thuận cho bạn vì đây là lý do chính đáng và không ai có quyền cản trở con đường sự nghiệp của bạn cả.

1.2.4. Áp lực công việc và bất hòa với đồng nghiệp

Hiện nay, ngành nhà hàng ngày càng phát triển, nhiều quán ăn, nhà hàng được mở ra nên việc cạnh tranh là rất lớn. Bên cạnh đó nhu cầu khách hàng ngày càng khắt khe. Vì vậy, áp lực công việc của bạn sẽ gia tăng, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không thể thực hiện tiếp công việc tại nhà hàng.

Áp lực công việc và bất hòa với đồng nghiệp
Áp lực công việc và bất hòa với đồng nghiệp

Những vấn đề như bất hòa, cạnh tranh giữa đồng nghiệp, tị nạnh nhau,… cũng là một lý do thường thấy. Đây là lúc quản lý nhà hàng nên xem lại các mối quan hệ giữa nhân viên trong nhà hàng.

Những lý do kể trên là những lý do khá hợp lý trong quá trình xin nghỉ việc tại nhà hàng và quản lý sẽ dễ dàng phê duyệt đơn nghỉ việc của bạn.

2. Cách viết đơn xin nghỉ việc nhà hàng

Thông thường, khi bạn xin nghỉ việc tại nhà hàng, họ đều có sẵn mẫu đơn xin nghỉ việc. Bạn chỉ cần liên hệ với bên nhân sự, kế toán nhà hàng để điền đơn, ký tên và nộp lên quản lý chờ phê duyệt.

Cách viết đơn xin nghỉ việc nhà hàng
Cách viết đơn xin nghỉ việc nhà hàng

Nội dung của đơn xin nghỉ việc nhà hàng gồm có các mục như thông tin người viết đơn, thời gian nghỉ việc, lý do nghỉ việc, bàn giao công việc cho bộ phận nào, địa điểm, thời gian làm đơn và người làm đơn ký tên. Bạn điền các mục cụ thể như sau:

Kính gửi: Bạn điền tên nhà hàng, giám đốc nhà hàng và quản lý nhà hàng,… những người có thẩm quyền duyệt đơn của bạn. Ví dụ:

“Kính gửi: - Chủ đầu tư nhà hàng LTP

                  - Ban quản lý nhà hàng LTP

                  - Bếp trưởng nhà hàng LTP…”

Mục tiếp theo là phần thông tin của bạn như họ tên, chức vụ, bộ phận bạn làm việc. Ví dụ như: “Tôi tên là Nguyễn Văn A, hiện đang là nhân viên nhà hàng, chức vụ order, thuộc bộ phận phục vụ”.

Mẫu đơn xin nghỉ việc nhà hàng
Mẫu đơn xin nghỉ việc nhà hàng

Bạn cần ghi cụ thể ngày tháng năm xin nghỉ và lý do mà bạn xin nghỉ. Lưu ý rằng thời gian bạn bắt đầu xin nghỉ cần phù hợp trong quy định của hợp đồng. Ví dụ như hợp đồng của bạn ghi cần thông báo cho nhà hàng 30 ngày trước khi xin nghỉ thì bạn cần tuân thủ, ghi thời gian bắt đầu nghỉ là 30 ngày kể từ ngày viết đơn. Lý do xin nghỉ việc của bạn cần chính đáng và thuyết phục, bạn có thể tham khảo 1 số lý do ở mục trên.

Trong khoảng thời gian bạn nghỉ việc, bạn cần bàn giao lại công việc cho trưởng bộ phận bạn làm việc và có thể ghi công việc được bàn giao.

Ví dụ: “Trong thời gian này, tôi sẽ làm việc nghiêm túc và bàn giao công việc cho: Nguyễn Minh Thu. Bộ phận: Bếp trưởng, sẽ thay tôi hoàn thành các công việc được giao”.

Cuối mẫu đơn xin nghỉ việc nhà hàng, bạn gửi lời cảm ơn chân thành đến quản lý của mình vì đã giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm, bài học quý giá trong thời gian qua. Đồng thời, mong muốn giữ liên lạc với nhà hàng trong tương lai, mong muốn ban giám đốc nhà hàng sẽ đồng ý và phê duyệt đơn của bạn.

Bạn gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà hàng và ký, ghi rõ họ tên.

Đơn xin nghỉ việc nhà hàng bằng tiếng Anh
Đơn xin nghỉ việc nhà hàng bằng tiếng Anh

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc trước thời hạn 

3. Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc nhà hàng

3.1. Ngôn từ lịch sự và tôn trọng

Cho dù bạn nghỉ việc vì bất kỳ lý do gì đi chăng nữa, thì bạn cũng cần thể hiện lời lẽ lịch sự trong lời văn của mình. Khi bạn sử dụng lời lẽ lịch sự và tôn trọng trong mẫu đơn xin nghỉ việc nhà hàng của mình, bạn sẽ dễ dàng được chấp thuận đơn xin nghỉ việc và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người.

3.2. Thông báo nghỉ

Trước khi xin nghỉ và viết đơn nghỉ việc tại nhà hàng, bạn cần thông báo trước cho quản lý và cấp trên của mình được biết trước. Bạn cần báo trước 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn và 45 ngày đối với hợp đồng vô thời hạn hoặc báo theo đúng thời gian quy định tại nhà hàng.

Thông báo nghỉ
Thông báo nghỉ

Nếu bạn thông báo nghỉ không đúng thời gian quy định sẽ bị cho là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và sẽ phải chấp nhận thực hiện các nghĩa vụ như: Bồi thường phí vi phạm hợp đồng, chi phí đào tạo cho nhà hàng, bồi thường cho nhà hàng từ nửa tháng đến 1 tháng tiền lương, khó khăn trong quá trình xin việc ở công ty, doanh nghiệp mới,… Do đó, bạn cần thông báo nghỉ đúng thời gian quy định trong hợp đồng để đảm bảo được quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình.

3.3. Cân nhắc kỹ càng

 Bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi xin nghỉ việc và chuẩn bị tinh thần trước những tình huống như: Bạn có tìm được ngay công việc mới hay không? Lý do bạn xin nghỉ công việc tại nhà hàng có hợp lý hay chưa và bạn có nên đánh đổi không? Mức lương ở chỗ làm mới có đảm bảo cao hơn nhà hàng bạn đang làm việc hay không?...

Cân nhắc kỹ càng
Cân nhắc kỹ càng

Bạn cũng cần cân nhắc thời điểm ra đi cho hợp lý. Ví dụ nhà hàng bạn đang gặp khó khăn về tuyển dụng và đang thiếu nhân viên trầm trọng, nếu bạn xin nghỉ vào khoảng thời gian này sẽ gây khó khăn cho nhà hàng và bạn sẽ bị đánh giá xấu, để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp trong lòng mọi người. Do đó, nếu bạn muốn giữ các mối quan hệ giữa cấp trên và đồng nghiệp, cũng như mở rộng mối quan hệ của mình, bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi xin nghỉ.

Để viết mẫu đơn xin nghỉ việc nhà hàng khiến quản lý đồng ý ký thì bạn cần nêu được lý do nghỉ việc chính đáng, sử dụng lời lẽ lịch sự và tôn trọng, cũng như cân nhắc thời điểm nghỉ việc thỏa đáng. Bạn hãy vận dụng các kiến thức mà work247.vn vừa chia sẻ để có thể viết đơn xin nghỉ việc nhà hàng dễ dàng và đúng quy định.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1261 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT