[HƯỚNG DẪN] Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Theo dõi work247 tại
Bùi Nguyệt tác giả work247.vn Tác giả: Bùi Nguyệt

Trong suốt chiều dài lịch sử của nền văn học Việt Nam, chúng ta bắt gặp không ít thi nhân gửi tiếng lòng mình vào những miền đất nhớ. Dễ dàng ta có bắt gặp như trong Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Tây Tiến của Quang Dũng hay Việt Bắc của Tố Hữu...Trong những tác phẩm ấy, những miền đất được nhắc đến tên không đơn thuần là một địa danh tuyệt đẹp trên dải đất hình chữ S mà là nơi ấp ôm tiếng lòng của người cầm bút. Hòa vào mạch nguồn cảm xúc tình yêu quê hương đất nước tha thiết, Hàn Mặc Tử - “thủ lĩnh" của trường phái thơ Loạn trong phong trào Thơ  Mới  đã mang đến thi đàn Việt Nam “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là tiếng lòng của trái tim người thi sĩ tài hoa - bạc mệnh nhưng vẫn chưa bao giờ thôi ăm ắp tình yêu cuộc sống, yêu con người. 

Tuyển dụng việc làm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử
Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử

Đây thôn Vĩ Dạ được Hàn Mặc Tử sáng tác vào năm 1938, tại trại phong Tuy Hòa khi chỉ còn ít thời gian nữa nhà thơ vĩnh biệt cuộc đời. Sự đau đớn về thân xác, sự cô đơn đến chỉ có trăng, hồn và tiếng thở của tạo hóa làm bầu bạn đã làm cho thi sĩ điên cuồng tìm lại những mảnh ghép đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Trong phút giây tưởng chừng như giọt cảm xúc về tình yêu người, yêu đời trong ông bị vắt cạn kiệt bởi bệnh tật thì tình cờ nhận được  bức ảnh về xứ Huế vào đêm trăng và bức thư hỏi thăm của người con gái năm xưa chàng thầm thương - Hoàng Cúc. Chính những điều đó đã gọi cảm xúc những ngày xưa ùa về, để thi sĩ viết nên Đây Thôn Vĩ Dạ. 

Bài thơ vẻn vẹn có 3 khổ thơ, nhưng chất chứa biết bao ký ức, nỗi nhớ, niềm đau, niềm tuyệt vọng của thi sĩ. 

Tham khảo: Ngành văn học

1. Khổ thơ 1 - Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của Xứ Huế trong Đây thôn Vĩ Dạ 

Mở đầu bài thơ, Hàn Mặc Tử đã dẫn lối người đọc về với bức tranh tươi đẹp của xứ Huế mộng mơ - nơi một thời đong đầy những miền kỷ niệm đẹp đẽ nhất của thanh Xuân nhà thơ bên mối tình đơn phương, không được ông tơ bà nguyệt se duyên.

Vượt lên những đau đớn của thực tại, dưới con mắt của kẻ đang yêu bồi hồi nhớ lại nơi cũ, thi sĩ Hàn đã gửi vào bức tranh xứ Huế đầy đủ nét tinh khôi, thanh khiết nhất. Tất cả được khắc họa qua hình ảnh những khu vườn nhỏ được chăm chút bởi bàn tay khéo léo của những người con Vĩ Dạ, có sự pha trộn ánh sáng, màu sắc, trong trẻo của buổi ban mai. Bao trùm lên bức tranh ngồn ngộn chất sống, rất Huế không thể nào tìm thấy ở nơi nào khác, thi sĩ viết:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên 

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử
Bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử

Tác giả đã dùng một câu hỏi tự vấn rất ý vị để làm điểm tựa mở ra bài thơ:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi cất lên tựa như một lời mời mọc, một lời chào ghé chơi thôn Vĩ nhưng cũng được hiểu nhẹ nhàng như một lời trách yêu người thương không trở về để chiêm ngưỡng cảnh sắc tươi đẹp, thanh bình của làng quê Vĩ Dạ vẫn luôn đón đợi. Đó lời tâm sự của cô gái mà thi sĩ từng thương hay lời tự vấn được tác giả “phân thân” để tự hỏi chính mình?

 Dù có hiểu theo ý nào đi chăng nữa, thì câu thơ đều tất thảy nỗi lòng xúc động của nhà thơ khi được trở về thăm lại mảnh đất của kỷ niệm. Tác giả Hàn Mặc Tử đã chọn không gian buổi sáng, khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày để tái hiện lên vẻ đẹp thiên nhiên tại đây. Nơi những khu vườn được nắng tưới lên mỗi sớm mai. Hình ảnh "nắng" xuất hiện đến lần thứ hai trong một câu thơ đã giúp nhà thơ lột tả được thứ ánh sáng ít gặp như đang lan ra khắp khu vườn theo nhịp bước của thời gian.

Cái nắng hàng cau tươi mơi rải đều trên cả khu vườn, phủ lên những thân cau trong vườn sau một đêm yên giấc, không phải là cái nắng “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình" trong thơ Tố Hữu, không phải là “Nắng quái chiều hôm” trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, cũng không phải cái “nắng ửng khói mơ tan” trong khúc Mùa Xuân Chín của chính Hàn Mặc Tử mà là nắng mới, tinh khôi thanh khiết. 

Bức tranh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được phác họa qua bài thơ
Bức tranh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được phác họa qua bài thơ

Cau là loài cây cao nhất dường như trở thành cây thước của thiên nhiên để đo được mức độ của nắng tăng dần. Nắng chiếu vào những giọt sương đọng lên thân, lên lá cau...và biến khu vườn trở thành một viên ngọc lớn lấp lánh. Từ “mướt quá” diễn tả rất chính xác trạng thái đầy nhựa sống của khu vườn, vừa lột tả được thái độ có vẻ ngỡ ngàng của tâm tưởng nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế hay cũng chính là bàn tay chăm sóc thơm thảo của con người Vĩ Dạ.

Và ngay dưới câu thơ sau “lá trúc che ngang mặt che điền” đã giúp thi sĩ Hàn thể hiện được đầy đủ cung bậc cảm xúc thật của mình. Nếu như trong thi cổ, thiên nhiên là hình tượng trung tâm của bức tranh, thì dưới con mắt của một nhà thơ mới, bức tranh thiên nhiên xứ Huế tuyệt đẹp đích thị là phông nền để nhà thơ gửi gắm cảm xúc và tôn lên vẻ đẹp con người. Không tả, chỉ điểm xuyết bằng hình ảnh khuôn mặt vuông vức” mặt chữ điền” phúc hậu lại có phần gì đó e ấp “che ngang” là đủ để giúp người đọc cảm nhận được nét nữ tính, đằm thắm của người con gái xứ Huế mộng, Huế thơ. 

Bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp của con người Huế qua bài thơ
Bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp của con người Huế qua bài thơ

 

2. Khổ thơ 2: Hình tượng con thuyền chở trăng ẩn chứa nỗi niềm tâm trạng thầm kín của thi nhân 

Chuyển sang khổ thơ hai, điệp khúc về tình yêu thiên nhiên xứ Huế vẫn tiếp tục được tác tái hiện, nhưng âm thanh của sóng lòng thi nhân lại chuyển sang khung cảnh Hương Giang vào đêm trăng. Lẽ vì, Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương cho nên, mỗi khi nhớ về vùng đất này, Hàn Mặc Tử cũng khó lòng cưỡng lại vẻ đẹp của dòng sông từng làm nàng thơ trong “Ai đã đặt tên cho Dòng Sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường sau này. Tuy vậy, nó không còn là bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tràn nhựa sống như khổ thứ nhất mà chất chứa nỗi niềm của nhà thơ khi pha trộn cảm xúc thức tại với dòng cảm xúc hồi tưởng của chính mình:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước, buồn thiu, hoa bắp lay”

Không gian tươi đẹp ngồn ngộn chất sống biến mất, phủ đầy trên khổ thơ hai là nỗi buồn mang mác trùm lên cảnh vật. Gió với mây vốn là hai hình tượng sóng đôi “Gió thổi mây bay” thì giờ đây chia nửa phân đường. Vẻ đẹp trầm mặc của Hương Giang muôn đời vẫn thế nhưng dường như lần này chuyên chở thêm tâm trạng của nhà thơ. Trên cả nền bức tranh sông nước, chỉ có mỗi chuyển động của hoa bắp lay khẽ khàng. Nhưng không rõ là nỗi buồn cơ hồ của nhà thơ quá lớn khi nghĩ lại cảnh xưa hay nỗi đau thể xác thực tại trào dâng khiến con tim không thể làm chủ dòng cảm xúc của chính mình đã biến dòng sông thật của xứ Huế trở nên hư ảo, huyền hồ:

“ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

  Có chở trăng về kịp tối nay”

Hình ảnh sông Hương trong  Đây thôn Vĩ Dạ
Hình ảnh sông Hương trong  Đây thôn Vĩ Dạ 

Trăng không phải là lần đầu xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử, thậm chí cùng với máu và hồn, thì trăng là hình tượng bầu bạn giúp nhà thơ thoát ly khỏi những đau đớn thực tại. Nhưng ở đây, không phải là “Trăng nằm sõng soãi trên cành liễu”, không phải là “ con trăng mắc cỡ sau cành thông”... mà chiếc thuyền trăng chở bao khát khao, khắc khoải của nhà thơ về dự cảm xa lìa hiện tại.

 Dòng cảm xúc dồn tụ, tiếc nuối, khắc khoải ấy đã được từ “kịp” và câu hỏi tu từ đặt cuối khổ thơ 2 diễn tả rất chính xác. “Có chở trăng về kịp tối nay”?

“Tối nay “là khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng có vẻ qua từ “kịp” và dấu chấm hỏi cuối câu, người yêu thơ có thể cảm nhận được một cuộc chạy đua với thời gian trong tâm trí của Hàn Mặc Tử. 

Nhưng tiếc thay, đó không hề là cuộc chạy để vồ vập, tận hưởng phần thanh xuân xanh tươi nhất của cuộc đời như Xuân Diệu từng thốt lên:

“Tôi muốn tắt nắng đi

cho màu đừng nhạt mất”

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Hình tượng con thuyền chở trăng trong Đây thôn Vĩ Dạ
Hình tượng con thuyền chở trăng trong Đây thôn Vĩ Dạ 

 mà là cái tôi tội nghiệp đang ganh đua với thời gian về từng giây phút được tồn tại trong cõi người của nhà thơ. Và niềm khao khát, tình yêu với cuộc đời, với con người được nhà thơ tiếp tục cất lên và đạt cao trào trong khổ thơ thứ 3 khi cả người và cảnh đã chìm trong cõi mơ.

Mẫu CV xin việc

3. Khổ thơ 3: Cuộc chạy đua với giành giật sự sống trong ảo mộng của nhà thơ và tình yêu người, yêu đời 

“ Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra”

Chữ mơ đặt ở đầu khổ thơ lại đứng liền với cụm “khách đường xa” được lặp lại lần thứ hai như tiếng gọi “khách” đầy khắc khoải của tâm tưởng nhà thơ. Hình ảnh "khách đường xa", xuất hiện,  lại kết hợp với “nhìn không ra” lại càng khiến cho người đọc như đang nhận ra mồn một cảnh tượng khách đang hằng ngày được mong đợi càng xa khỏi vòng tay của Hàn. Màu trắng của ánh nắng ngập trời Vĩ Dạ hay là màu áo dài trắng của những cô gái Huế ...thì cũng dần mờ ảo trong sương khói và xa vời với nhà thơ:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Mối hoài nghi của nhà thơ về tình cảm người cũ
Mối hoài nghi của nhà thơ về tình cảm người cũ

Ai là anh hay là em hay là cả hai - chủ thể trong mối tình của Hàn Mặc Tử? Không ai khẳng định được điều này. Nhưng ai đọc lên câu thơ và hiểu rõ cuộc đời lúc này của Hàn thì ắt hiểu được khát khao về cuộc sống trần thế, khát khao yêu thương của nhà thơ như thế nào. Nhưng khát khao bao nhiêu thì tuyệt vọng bấy nhiêu. Mặc dù đã trốn trong huyền hoặc  để gặp lại người cũ, nhưng trả lời niềm khát khao của nhà thơ chỉ là mối nghi ngờ “Ai có tình ai có đậm đà”. 

Liệu rằng cô gái năm xưa có từng một lần cảm nhận được tình cảm của ông? Liệu rằng, người con gái ấy có lấy một chút động lòng với với con tim thầm thương trộm nhớ của thi sĩ Hàn đến tận cuối những năm tháng cuộc đời? Cảm xúc là vậy, những kết lại vẫn chỉ là nỗi cô đơn, tuyệt vọng của nhà thơ khi khi không có hồi đáp. Rõ ràng, lời thơ không gay gắt như:

“Trời hỡi làm sao cho khỏi đói

Gió trăng có sẵn làm sao ăn

Làm sao giết được người trong mộng

Để trả thù duyên kiếp phũ phàng”

thế nhưng niềm tuyệt vọng vẫn đong đầy. 

Có thể bạn đang tìm kiếm: Việc làm Giáo viên ngữ văn

Lòng yêu cuộc sống của thi sĩ Hàn
Lòng yêu cuộc sống của thi sĩ Hàn 

Khép lại “Đây thôn Vĩ Dạ” - bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người nơi xứ Huế được khắc hoa qua sự liên tưởng, tưởng tượng thú vị, trái tim yêu thương, quặn thắt của Hàn Mặc Tử, chúng ta vẫn còn cái cảm nhận được cái tình của thi nhân dành cho người, cho cuộc đời trần thế. Dù đã ra đi mãi mãi, những chắc chắn rằng, “Đây thôn Vĩ Dạ” - Đứa con đẻ được ra đời trong những giây phút đau đớn nhất về thể xác, tinh thần của nhà thơ vẫn còn lại đây mãi với hậu thế.

Niềm khát khao được sống, được yêu của thi nhân chính là thứ gia vị đặc sắc giúp người đọc yêu hơn những vần thơ ông và bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương, yêu cuộc đời trong mỗi người ngày thêm sâu đậm. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5089 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT