Thợ hồ là công việc gì? Mức lương của công việc này?

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Thợ hồ là công việc phổ biến được biết đến rộng rãi, đặc biệt tại các thành phố tỉnh hay làng quê. Đây là công việc làm chân tay, chủ yếu dành cho các bạn nam, có sức khỏe, không muốn tiếp tục công việc học tập vì lý do cá nhân hay gia đình. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Thợ hồ là công việc gì? Mức lương của công việc này?”.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Thợ hồ là công việc gì?

Bạn có biết để xây được một căn nhà hay một công trình xây dựng, cần phải có yếu tố nào? Một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên các công trình chính là thợ hồ. Thợ hồ hay còn được biết đến với tên gọi là thợ xây, thợ xây chính phải thực hiện các công việc như xách vữa, xếp gạch, lọc cát, vác đá, trộn vữa, đào đất, xây tường,…

Tuy nhiên, khi mới bắt đầu học việc, thợ hồ không được phép làm ngay các công việc trên, họ phải bắt đầu từ các công việc của một thợ phụ, hỗ trợ cho thợ chính trong quá trình họ xây.

Thợ hồ là công việc gì?
Thợ hồ là công việc gì?

Nghề thợ hồ là công việc có thời gian làm việc không cố định; họ phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết cũng như điều kiện tự nhiên; nếu điều kiện thuận lợi, họ sẽ thực hiện công việc, nếu không họ phải dừng việc. Thợ hồ làm việc theo ca, vì tính chất công việc khá vất vả, cũng do tiến độ thi công công trình; họ có 2 ca làm chính: ca ngày và ca đêm.

Lương của thợ hồ thường được trả ngay trong ngày đối với các nhân sự parttime hay trả theo tháng; mức lương của ngành nghề này được đánh giá thuộc mức lương thấp, chỉ đủ để phục vụ cho đời sống cá nhân, không dư dả và không có của để lại.

Tuy nhiên, đây là ngành nghề có khả năng học việc và làm việc nhanh chóng, do công việc chủ yếu là chân tay; nên khi họ quen với môi trường và tính chất công việc, họ hoàn toàn có thể làm tốt công việc này.

Thợ hồ thường làm việc tại các công trình xây dựng, hầu hết tại bất cứ địa điểm nào cũng cần nhân sự cho công việc này; tuy nhiên, tại các khu đô thị và thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,.. nhu cầu tuyển dụng vị trí này là rất cao; do có nhiều công trình lớn liên tục được xây dựng và thi công.

Thợ hồ
Thợ hồ

Ngoài ra, nếu bạn không thích làm việc trong nước, bạn có thể lựa chọn hình thức đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,.. giúp thay đổi môi trường làm việc và nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc.

2. Mô tả công việc của thợ hồ

Thợ hồ là cách gọi chung của nhiều vị trí công việc khác nhau; bạn có thể làm các công việc của thợ chính, thợ phụ phụ trách các công việc như cột sắt, đổ bê tông cột sắt, làm móng, trát vữa, xây tường,.. tùy theo từng công việc cụ thể, thợ hồ phải thực hiện các thao tác như sau:

Trước khi được làm thợ chính, bạn phải thực hiện các công việc cơ bản của một thợ hồ phụ như: khuôn gạch, xách nước, lọc cát, khiêng tôn, trộn vữa, xách vữa và các công việc khác, phục vụ cho công việc của thợ chính.

Mô tả công việc của thợ hồ
Mô tả công việc của thợ hồ

Cũng như những công việc dù có yêu cầu kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm làm việc, mọi thứ phải bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, học việc để quen môi trường và quen với nhịp độ công việc; vì vậy, đừng ca thán hay cảm thấy mệt nhọc khi mình phải làm công việc hỗ trợ thợ chính; để lên được thợ chính, họ cũng từng phải thực hiện các công việc như bạn đang làm.

Trong quá trình học việc ban đầu, thợ hồ phụ sẽ học được cách đào móng theo sự hướng dẫn cụ thể của thợ chính; các hướng dẫn cụ thể được thể hiện bằng đường vôi trên mặt đất, số liệu cụ thể về chiều sâu, hướng đào, và vị trí đào.

Thợ chính phải thực hiện các công việc như buộc sắt, cố định vỉ sắt để làm chắc nền móng; chuẩn bị sẵn sàng cột sắt để đổ cốt pha, tạo dựng cột cho các công trình xây dựng. Đây là bước vô cùng quan trọng, cần khá nhiều nhân sự thợ phụ hỗ trợ, giúp cho cột có thể đứng thẳng, chắc, không bị đổ, vỡ cốt pha ra bên ngoài.

Sau khi đã xong phần khung, tiếp đến là phần tường, phần thịt bao quanh để giữ vững khuôn nhà, tạo lực đỡ cho các tầng phía trên. Thợ phụ sẽ phụ trách việc vận chuyển vữa lên cho thợ chính, hỗ trợ họ trong quá trình trát vữa và dựng tường; đảm bảo tường xây xong phải thẳng đều thước đo; đúng hình dáng.

Để hoàn thiện công trình, thợ hồ còn phải thực hiện các công việc như lắp cầu thang, sơn nhà, lắp sàn gỗ hay nền đá hoa, hoàn thiện công trình và giao lại cho chủ nhà.

Khó khăn? Thuận lợi?
Khó khăn? Thuận lợi?

3. Yêu cầu đối với công việc này? Khó khăn? Thuận lợi?

Thợ hồ là công việc tự do, không có yêu cầu về trình độ học vấn; chỉ cần đủ độ tuổi lao động là bạn hoàn toàn có thể làm được công việc này. Do đây là công việc chân tay, nên sức khỏe là yếu tố vô cùng quan trọng; bạn thường xuyên phải làm việc trong môi trường ngoài trời khắc nghiệt, dù mùa hè hay mùa đông.

Đa phần nhân công làm công việc này đều là các bố, các chú – những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm thợ xây, xây nhà cho chính mình; hay các bạn trẻ hơn thì đa phần đều lựa chọn con đường lao động sớm, không muốn học tập hoặc không thể học tập do nhiều nguyên nhân.

Tuy đây là công việc chân tay, nhưng nó cũng có nhiều áp lực lớn; yêu cầu thợ hồ phải luôn chăm chỉ chịu khó và làm tốt công việc; nếu họ mệt mỏi và không đủ sức khỏe, họ không thể theo được công việc này.

Yêu cầu đối với công việc này?
Yêu cầu đối với công việc này?

Nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng kết hợp với khả năng tính toán và đầu óc kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể làm cai xây, quản lý một đội ngũ thợ hồ, thợ xây; đại diện đi nhận các công trình; tương lai hoàn toàn có thể tạo lập được công ty làm về xây dựng.

Thuận lợi của công việc thợ hồ mà chúng ta có thể kể đến như: nhanh chóng học và làm được việc; không có yêu cầu cao vào đầu vào; dễ dàng tham gia vào thị trường; không phải suy nghĩ hay tính toán quá nhiều trong quá trình làm việc,…

Khó khăn của công việc thợ hồ mà chúng ta có thể kể đến như: công việc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe do phải thường xuyên tiếp xúc với xi măng và cát bụi, mức lương cho ngành nghề này khá thấp; công việc không thể duy trì lâu dài khi chúng ta có tuổi; hay có rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn tại môi trường làm việc,…

4. Lương của công nhân phụ hồ

Mức lương của công nhân phụ hồ được chia theo các cấp độ, dựa vào kinh nghiệm và kết quả làm việc là chính. Đối với thợ phụ, thợ học việc, mức lương thường dao động từ 150 nghìn đồng – 300 nghìn đồng/ ngày; mức lương thợ chính sẽ dao động trong khoảng từ 300 nghìn đồng – 600 nghìn đồng/ ngày; tùy theo quy mô công trình và địa điểm làm việc.

Lương của công nhân phụ hồ
Lương của công nhân phụ hồ

Mức lương cho công việc này ít được áp dụng theo tháng do công việc phụ thuộc nhiều vào thời tiết; tuy nhiên, họ vẫn trả lương cuối tháng dựa trên số công làm được trong tháng, theo tiến độ công trình; hạn chế ngày nào làm trả lương ngày đó, không giữ được chân nhân công.

Trên đây là bài chia sẻ của mình về “Thợ hồ là công việc gì? Mức lương của công việc này?”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin bổ ích trong quá trình bạn tìm hiểu về công việc thợ hồ.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1986 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT