Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý mới nhất

Phùng Hà tác giả Work247.vn Tác giả: Phùng Hà clock blog21-07-2020

Bạn đang chuẩn bị bước vào buổi phỏng vấn chuyên viên pháp lý trong doanh nghiệp? Vậy hãy trang bị ngay cho bản thân một bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý chuẩn nhất 2020 có kèm đáp án để dễ dàng vượt qua câu hỏi hóc búa từ nhà tuyển dụng. Đọc ngay chia sẻ tại bài viết để biết được bộ câu hỏi kèm đáp án, cùng với những thông tin hữu ích khác giúp bạn đi qua buổi phỏng vấn thành công.

Việc làm ngành luật

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý thường gặp

Khi ứng tuyển vào vị trí chuyên viên pháp lý hiện nay tại các công ty và doanh nghiệp bạn sẽ gặp phải rất nhiều các câu hỏi tuyển dụng khác nhau. Để vượt qua dễ dàng, work247.vn giúp bạn đưa ra bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý thường gặp có kèm đáp án để bạn tham khảo, cụ thể như sau:

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý thường gặp
 Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý thường gặp

1.1. Câu 1: Hồ sơ tiến hành thành lập công ty cổ phần có những gì?

Một câu hỏi thường dành cho chuyên viên pháp chế khi công ty này muốn mở rộng chi nhánh hoặc có những hướng phát triển quy mô trong tương lai. Khi gặp câu hỏi này, bạn nên suy nghĩ để đưa ra câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất, thuyết phục tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Gợi ý câu trả lời:

“Trong bộ hồ sơ tiến hành thành lập công ty cổ phần mới theo quy định cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ cơ bản như sau:

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của công ty.

+ Bản dự thảo về điều lệ hoạt động của công ty.

+ Danh sách thông tin về các cổ đông sáng lập nên công ty và các giấy tờ chứng từ, đại diện theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh nằm trong danh sách ngành nghề có vốn pháp định cần có văn bản xác nhận vốn pháp định theo đúng quy định.

+ Bản kê khai đầy đủ thông tin về đăng ký thuế của công ty.

+ Ngoài ra, còn có một số giấy tờ khác.”

1.2. Câu 2: Thời gian cho phép để thay đổi đăng ký kinh doanh bao lâu?

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý - Thời gian cho phép để thay đổi đăng ký kinh doanh bao lâu?
Thời gian cho phép để thay đổi đăng ký kinh doanh bao lâu?

Một trong những câu hỏi rất nhỏ nhưng để biết được chuyên viên pháp chế có hiểu biết như thế nào. Nếu gặp câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn và chính xác vấn đề được câu hỏi đặt ra.

Gợi ý câu trả lời.

“Khi muốn thay đổi đăng ký kinh doanh, trong vòng 5 ngày làm việc là khoảng thời gian cho phép để bạn thay đổi đăng ký kinh doanh khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp.”

1.3. Câu 3: Cho biết trình tự thủ tục giải thể chi nhánh tại công an, cơ quan thuế và sở kế hoạch – đầu tư như thế nào?

Đây là một câu hỏi liên quan đến kỹ năng và thực tế của chuyên viên pháp lý trong doanh nghiệp. Bạn cần trả lời đầy đủ nhưng ngắn gọn dễ hiểu vấn đề thể hiện được sự hiểu biết của bản thân mình.

Gợi ý câu trả lời:

“Khi tiến hành giải thể chi nhánh tại công an, sở kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế cần tiến hành thủ tục theo các bước đơn giản như sau:

Bước 1: Tiến hành làm thủ tục quyết toán thuế cho chi nhánh trong trường hợp chi nhánh khác tỉnh với công ty mẹ và xác nhận việc không còn nợ thuế với chính phủ.

Bước 2: Nộp lại con dấu pháp lý của chi nhánh cho cơ quan công an có thẩm quyền, kèm theo đó là giấy xác nhận của cơ quan công an.

Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ giải thể chi nhánh của công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh và thu hồi lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh của chi nhánh.”

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý - Cho biết trình tự thủ tục giải thể chi nhánh tại công an, cơ quan thuế và sở kế hoạch – đầu tư như thế nào?
Cho biết trình tự thủ tục giải thể chi nhánh tại công an, cơ quan thuế và sở kế hoạch – đầu tư như thế nào?

1.4. Câu 4: Có yêu cầu về vốn pháp định khi kinh doanh bất động sản hay không? Nếu có thể cụ thể như thế nào?

Một câu hỏi thường gặp phải khi các bạn ứng tuyển vào chuyên viên pháp lý tại các công ty bất động sản hiện nay. Đây là một câu hỏi không khó, tuy nhiên bạn cần biết cách trả lời sao cho thuyết phục và tự tin nhất.

Gợi ý câu trả lời:

“Khi hoạt động kinh doanh bất động sản có yêu cầu về vốn pháp định, và vốn pháp định này là 6 tỷ đồng.”

1.5. Câu 5: Khi tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện nộp cho ai?

Gợi ý câu trả lời:

“Khi lập hồ sơ khởi kiện, các chuyên viên pháp chế trong công ty cần gửi đến toàn án nhân dân và được thẩm phán xem xét hồ sơ. Trong vòng 7 ngày làm việc từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phẩm cần đưa ra phán xét phù hợp và đúng theo quy định của pháp luật.”

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý - Khi tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện nộp cho ai?
Khi tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện nộp cho ai?

1.6. Câu 6: Trong trường hợp đơn khởi kiện hợp lệ, thời hạn nộp đơn khởi kiện đến ngày có thông báo phải nộp tạm ứng án phí trong bao lâu?

Gợi ý câu trả lời:

“Trong điều 171 về thụ lý vụ án của bộ luật tố tụng dân sự có đề cập đến vấn đề này:

Sau khi nộp đơn khởi kiện và tòa án có thẩm quyền nhận được đơn khởi kiện này, cùng tài liệu và các chứng từ kèm theo hợp lệ và đúng  thẩm quyền giải quyết thì toàn an sẽ thông báo ngay cho công ty để biết được thời gian và thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí khi công ty nằm trong trường hợp phải nạp tiền tạm ứng án phí.”

1.7. Câu 7: Thời hạn để nộp tạm ứng án phí trong bao lâu và tại cơ quan nào?

Gợi ý câu trả lời:

“Tòa án sẽ lập phiếu dự tính số tiền tạm ứng án phí và gửi lại công ty. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo, công ty nộp đơn khởi kiện cần thực hiện việc nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định.”

1.8. Câu 8: Người ủy quyền có thể vắng mặt không khi người được ủy quyền tham gia hòa giải tại tòa án?

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý - Người ủy quyền có thể vắng mặt không khi người được ủy quyền tham gia hòa giải tại tòa án?
Người ủy quyền có thể vắng mặt không khi người được ủy quyền tham gia hòa giải tại tòa án?

Một câu hỏi mang tính chất chuyên môn của ngành luật, đây là một câu hỏi rất đơn giản để biết được chuyên viên pháp lý có am hiểu kiến thức hay không. Nếu gặp câu hỏi này, bạn có thể tham khảo cách trả lời dưới đây.

Gợi ý câu trả lời:

“Trong khoản 2 của điều 296 tại bộ luật tố tụng dân sự ban hành năm 2015 có đề cập đến vấn đề này, theo đó người ủy quyền có thể vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm khi người được ủy quyền có mặt bởi người được ủy quyền có thể thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ thay cho đương sự(người ủy quyền) tại phiên tòa theo đúng quy định của nhà nước.”

1.9. Câu 9: Hãy cho biết được quyền đăng ký bảo hộ cho bao nhiêu sản phẩm miễn phí trong mỗi nhóm?

Hiện nay các công ty ra rất nhiều các sản phẩm khau nhau trên thị trường, để đảm bảo thương hiệu quả công ty cần thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này khiến các nhà tuyển dụng muốn hỏi và đặt câu hỏi cho ứng viên bởi nó sẽ là một trong những công việc mà chuyên viên pháp lý cần thực hiện sau khi vào làm việc.

Gợi ý câu trả lời:

“Công ty có quyền đăng ký cho nhiều loại sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ, tuy nhiên tất cả các sản phẩm khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đều mất phí. Đăng ký càng nhiều nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ thì mức phí đăng ký của công ty càng cao.”

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý - Hãy cho biết được quyền đăng ký bảo hộ cho bao nhiêu sản phẩm miễn phí trong mỗi nhóm?
Hãy cho biết được quyền đăng ký bảo hộ cho bao nhiêu sản phẩm miễn phí trong mỗi nhóm?

1.10. Câu 10: Trình bày thời gian các giai đoạn trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp hiện nay?

Gợi ý câu trả lời:

“Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp hiện nay tại cục sở hữu trí tuệ với các giai đoạn thực hiện như sau:

+ Giai đoạn 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên cục sở hữu trí tuệ và chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo đúng yêu cầu hành chính được quy định và kết thúc giai đoạn 1 bằng 1 tờ khai đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp.

+ Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu trong vòng 1 tháng kể từ ngày tiến hành nộp đơn. Sau khi đơn được chấp nhận hợp lý, sẽ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu kể từ ngành có thông báo là 2 tháng.

+ Giai đoạn 3: Tiến hành thẩm định về nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trong vòng 9 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố.

+ Giai đoạn 4: Nhân về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thành công. Sau khi tiến hành nộp phí cấp bằng từ 2 – 3 tháng bạn sẽ nhận được văn bằng chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.”

2. Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý khác

Không chỉ có các câu hỏi thường gặp như chia sẻ ở trên, bạn còn gặp một số câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý khác như sau:

2.1. Câu 11: Tại sao bạn chọn theo đuổi ngành luật?

Một câu hỏi mang tính chất khác ngoài lề nhưng lại giúp nhà tuyển dụng biết chính xác lý do bạn theo nghề là gì, từ đó biết được bạn có đam mê và muốn phát triển với nó hay không. Khi gặp câu hỏi này, bạn hãy trả lời thành thật về lý do bạn đến với luật và yêu luật như thế nào?

Gợi ý câu trả lời:

“Lý do khiến tôi bước chân vào nghề luật và phát triển với nghề có thể kể đến như:

+ Ước muốn đem lại công bằng cho kẻ yếu, luôn phán đoán và đưa ra những nhận định khách quan, trung thực và chính xác trước các vấn đề liên quan đến hình vi của con người.

+ Trong công việc tôi nhân thấy bạn thân mình có những tố chất để đến với ngành luật và phát triển với nó như kỹ năng thuyết phục, luôn bình tĩnh trước các vấn đề để có thể phân tích rõ ràng, tổng hợp thông tin và dữ liệu tốt, vững vàng trong suy nghĩ và hành động của bản thân.

+ Đặc biệt tôi muốn một môi trường phát triển tốt cho bản thân nên lựa chọn trở thành chuyên viên pháp lý doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành luật.”

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý khác - Tại sao bạn chọn theo đuổi ngành luật?
Tại sao bạn chọn theo đuổi ngành luật?

2.2. Câu 12: Kể tên các trách nhiệm mà người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật cần đảm nhận?

Gợi ý câu trả lời:

“Trách nhiệm của người đại diện doanh nghiệp được pháp luật quy định gồm có:

Thứ nhất, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và quyền cẩn trọng, trung thực để đảm bảo lợi ích hợp pháp mà doanh nghiệp được hưởng.

Thứ hai, không lạm dụng chức vụ, địa vị, tài sản doanh nghiệp để tư lợi cá nhân hoặc phục vụ cho các tổ chức khác, đặc biệt cần trung thành với lợi ích của doanh nghiệp,..

Thứ ba, thông báo để doanh nghiệp có thể nắm rõ được thông tin người đại diện có cổ phần hoặc liên quan đến doanh nghiệp khác.

Thứ năm, đặc biệt người đại diện phải chịu toàn bộ trách nhiệm với những quyết định cá nhân hoặc những thiệt hại cho doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của mình.”

2.3. Câu 13: Trước khi bắt tay vào việc xử lý hồ sơ pháp lý mới bạn thường làm gì?

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý khác - Trước khi bắt tay vào việc xử lý hồ sơ pháp lý mới bạn thường làm gì?
Trước khi bắt tay vào việc xử lý hồ sơ pháp lý mới bạn thường làm gì?

Một câu hỏi mang tính cá nhân để biết được kỹ năng chuyên nghiệp trong việc xử lý các hồ sơ pháp lý trong doanh nghiệp như thế nào. Với câu hỏi này, bạn hãy trình bày công tác thực hiện trước khi bạn bắt tay vào việc xử lý hồ sơ pháp lý mới ra sao.

Gợi ý câu trả lời:

“Trước khi bắt tay vào xử lý hồ sơ pháp lý mới, tôi thường tìm kiếm sự thoải mái và thư giãn cho bản thân để có được hiệu quả công việc tốt nhất. Tiến nhân hồ sơ và xác định vấn đề pháp lý đang gặp phải để phân tích và có hướng xử lý hiệu quả nhất đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi tốt nhất về phía doanh nghiệp.”

2.4. Câu 14: Những loại thuế mà khi thành lập công ty kinh doanh bất động sản cần phải nộp?

Gợi ý câu trả lời:

“Khi thành lập công ty kinh doanh bất động sản, công ty cần nộp những loại thuế như sau: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế giá trị gia tăng, và một số phí và lệ phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.”

2.5. Câu 15: Khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì lệ phí như thế nào?

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý khác - Khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì lệ phí như thế nào?
Khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì lệ phí như thế nào?

Gợi ý câu trả lời:

“Theo quy định mới nhất về lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cho doanh nghiệp với mỗi đơn đăng ký như sau:

+ Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là 150 nghìn đồng/đơn.

+ Phí thẩm định nội dung trong đơn đăng ký này là 550 nghìn đồng.

+ Phí thực hiện việc tra cứu để phục vụ việc thẩm định nhãn hiệu của công ty là 180 nghìn đồng.

+ Lệ phí để cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm là 120 nghìn đồng.

+ Lệ phí đăng bạ cần nộp là 120 nghìn đồng.

+ Lệ phí để công bố nhãn hiệu sản phẩm công ty là 120 nghìn đồng.

Như vậy tổng chi phí hết tất cả khoảng 1240 nghìn đồng/đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.”

3. Một số câu hỏi ứng viên nên dùng để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng

Cuối mỗi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về những thắc mắc và những câu hỏi muốn đặt cho họ. Đây chính là thời điểm bạn đặt ngược lại câu hỏi với công ty để giúp bạn thân hiểu rõ hơn về công việc và giải đáp được những thắc mắc của bản thân mình. Một số câu hỏi đắt giá bạn nên dùng để hỏi lại nhà tuyển dụng như:

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý - Một số câu hỏi ứng viên nên dùng để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
Một số câu hỏi ứng viên nên dùng để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng

Câu 1: Tôi muốn biết rõ hơn về những công việc mình sẽ đảm nhận khi làm việc tại vị trí chuyên viên pháp lý?

Đây là một câu hỏi giúp bạn có được đáp án chi tiết nhất về công việc, điều này giúp bạn hiểu rõ hơn công việc của mình tại doanh nghiệp này.

Câu 2: Xin cho biết, hiện vị vị thế của công ty trên thị trường như thế nào?

Đây là câu hỏi giúp bạn biết được vị trí chính xác của công ty trên thị trường hiện nay như thế nào, điều này có thể giúp bạn xác định hướng phát triển và môi trường tốt nhất cho công việc của bản thân.

Câu 3: Mức thu nhập của chuyên viên pháp lý tại quý công ty là bao nhiêu?

Mặc dù có đăng tải thông tin về mức lương, nhưng với câu hỏi này bạn còn có thể sử dụng để đưa ra mức lương phù hợp nhất với năng lực làm việc của bản thân đó nhé!

Câu 4: Quyền lợi khi làm chuyên viên pháp lý tại doanh nghiệp như thế nào?

Với câu hỏi này sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác và chi tiết nhất về quyền lợi, chính sách phúc lợi mà công ty dành cho nhân viên như thế nào.

4. Lưu ý giúp bạn thành công khi trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý

Lưu ý giúp bạn thành công khi trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý
Lưu ý giúp bạn thành công khi trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý

Để thành công với bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý được nhà tuyển dụng đưa ra bạn cần có một lưu ý như sau:

Thứ nhất, chuẩn bị cho mình một bộ câu hỏi chuẩn đề có được tinh thần tốt nhất và lượng kiến thức chắc chắn. Với những câu hỏi chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn tự tin hơn trong câu trả lời trước khi bước vào buổi phỏng vấn.

Thứ hai, dù bất kỳ trường hợp nào xảy ra, câu hỏi khó hoặc dễ cũng cần bình tĩnh để trả lời rõ ràng và chính xác vấn đề được hỏi với nhà tuyển dụng.

Thứ ba, kết hợp ngôn ngữ hình thể trong quá trình trả lời câu hỏi sẽ giúp bạn tự tin và có sức thuyết phục tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Thứ tự, trả lời một cách tốt nhất nhưng vẫn thể hiện được sự kiểm tốn của bản thân, đây là điều mà các nhà tuyển dụng rất thích.

Thứ năm, trả lời câu hỏi có đầu có đuôi để thể hiện sự tôn trọng của bạn với người nghe, những câu hỏi nào không nằm trong phạm vi hiểu biết và kiến thức của bạn có thể xin để trả lời sau hoặc sẽ dành thời gian tìm hiểu thêm về vấn đề này.

5. Lựa chọn work247.vn để có kinh nghiệm và sự tin tự vượt qua vòng phỏng vấn

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý -  Lựa chọn work247.vn để có kinh nghiệm và sự tin tự vượt qua vòng phỏng vấn
 Lựa chọn work247.vn để có kinh nghiệm và sự tin tự vượt qua vòng phỏng vấn

Ngoài việc trả lời phỏng vấn hiệu quả và tự tin để vượt qua vòng phỏng vấn thì thành công trở thành chuyên viên pháp lý còn dựa vào các yếu tố như:

+ Phong cách ăn mặc trong buổi phỏng vấn.

+ Chuẩn bị tinh thần và thời gian đúng chuẩn.

+ Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đặc biệt là sở hữu một CV xin việc ấn tượng để gửi đến nhà tuyển dụng hiện nay.

Tất cả những kinh nghiệm này bạn đều có thể thu về túi của mình khi đọc những bài chia sẻ của work247.vn. Tiếp theo sức mạnh vượt qua vòng phỏng vấn và sớm trở thành chuyên viên pháp lý tại doanh nghiệp mong muốn là điều hoàn toàn có thể sớm được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của website work247.vn.

Qua chia sẻ về bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp lý trong bài viết này giúp các bạn có thông tin và sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đối mặt với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn sắp tới của chính bạn. Chúc bạn thành công, vượt qua buổi phỏng vấn nhẹ nhàng và sớm trở thành chuyên viên pháp lý.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4627 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT