Trọn bộ các câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch “chuẩn đét” cho bạn

Nguyễn Minh Tâm tác giả Work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm clock blog18-07-2020

Câu hỏi phỏng vấn ngành Du lịch luôn là một trong những cụm từ tìm kiếm nhiều của ứng viên khi đi xin việc ngành này. Ngành du lịch luôn được đánh giá là một “mảnh đất” màu mỡ tạo ra nguồn thu nhập lớn cho nhiều đối tượng người lao động, trong đó có cả những người làm hướng dẫn viên du lịch và làm kinh doanh trong lĩnh vực này. Chính vì lẽ đó mà vô hình chung nó đã tạo sự một sự cạnh tranh “khốc liệt” khi đi tuyển dụng. Ứng viên muốn nắm được ưu thế chắc chắn không thể bỏ qua các câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch. Bởi nhờ vào những câu hỏi này các bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt hơn. 

Việc làm du lịch

1. Những câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch hay được hỏi nhất ở mọi vị trí 

Những câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch hay được hỏi nhất ở mọi vị trí
Những câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch hay được hỏi nhất ở mọi vị trí 

Như đã nói ở trên, ngành du lịch có thể tổng hợp của rất nhiều nghề từ hướng dẫn viên du lịch, marketing, kinh doanh, tổ chức sự kiện, … Tuy nhiên trong  tất cả các buổi phỏng vấn vị trí này đều luôn có một mô tuýp câu hỏi chung liên quan đến du lịch. Và ứng viên bắt buộc phải trả lời được những câu hỏi này để chứng minh sự phù hợp của bản thân.

1.1. Bạn đánh giá như thế nào về ngành du lịch Việt Nam?

Đây là một câu hỏi mang tầm vĩ mô đối với một buổi phỏng vấn thông thường.  Tuy nhiên thực tế nếu một ứng viên muốn làm trong ngành du lịch mà không có sự cập nhật về tình hình, tin tức thường xuyên thì chắc chắn khó mà có thể chinh phục được “mảnh đất màu mỡ” này. Vậy nên mục đích của việc đưa ra những câu hỏi về ngành du lịch như này chính là nhà tuyển dụng muốn thấy được sự yêu thích của bạn đối với ngành du lịch như thế nào. Nó là tiêu chí đầu tiên để đánh giá sự phù hợp của ứng viên đối với công việc ấy. 

Gợi ý trả lời: Ứng viên có thể dựa vào những tin tức mới nhất về ngành du lịch thông qua báo đài hoặc cũng có thể dựa vào trải nghiệm thực tế của mình để có sự đánh giá khách quan nhất. Bên cạnh đó thì các bạn có thể nhắc đến trách nhiệm của bản thân mình trong tình hình như vậy.

Bạn đánh giá như thế nào về ngành du lịch Việt Nam?
Bạn đánh giá như thế nào về ngành du lịch Việt Nam?

Ví dụ:

“Ngành du lịch hiện đang trong quá trình thúc đẩy du lịch nội địa và kích cầu du lịch quốc tế. Trong đó nhấn mạnh vào phát triển du lịch trong nước bằng cách triển khai tổ chức các chương trình văn hóa, lễ hội, mở cửa khu du lịch nhiều hơn nhằm quảng bá đến hình ảnh du lịch của nước nhà đối với du khách. Là một người làm trong ngành du lịch, và cũng là một người Việt Nam, tôi luôn thực hiện theo tôn chỉ này để giới thiệu càng nhiều hơn các điểm du lịch trong nước, thu hút du khách để giúp ích hơn cho ngành du lịch nước nhà.”

1.2. Theo bạn du lịch tour với du lịch tự túc, cái nào nhiều lợi ích hơn?

Đây là một câu hỏi “bẫy” của nhà tuyển dụng dành cho các  ứng viên ngành này. Bởi lẽ nếu đây chỉ là một câu hỏi đơn thuần ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì các bạn có thể chỉ ra những ưu, nhược điểm riêng của nó. Sau khi đặt trong hoàn cảnh là phỏng vấn ứng viên ngành du lịch, chắc chắn bạn phải xét trên phương diện là lợi ích của công ty du lịch đó. Đương nhiên câu trả lời sẽ là du lịch tour. Nhà tuyển dụng có thể thông qua câu trả lời của bạn để biết được phản xạ của bạn như thế nào và có khả năng để kinh doanh trong lĩnh vực này hay không. 

Gợi ý trả lời: Ngoài việc đưa ra đáp án là du lịch tour thì các bạn cần chỉ ra những lợi ích của nó là gì đối với một công ty du lịch. Và có thể kèm theo mấu chốt giúp cho việc tổ chức, xây dựng các tour du lịch này “kiếm hời” nhất. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bị thuyết phục bởi một ứng viên có đầu óc kinh doanh, có khả năng đem lại doanh thu cao nhất cho họ.

Theo bạn du lịch tour với du lịch tự túc, cái nào nhiều lợi ích hơn?
Những câu hỏi phỏng vấn hướng dẫn viên du lịch

Ví dụ:

“Đương nhiên với những người đang kinh doanh trong ngành du lịch như chúng ta, du lịch tour sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn. Bởi lẽ, thứ nhất, chúng ta có thể thâu tóm toàn bộ chi phí dịch vụ trong quá trình du lịch của khách như: di chuyển, chỗ ở, ăn uống. Khách đổi đổi lại sẽ không mất công tìm kiếm và chúng ta có thể kiếm lời được từ 3 nguồn cho chi phí dịch vụ đó. Không những thế tâm lý khách hàng sẽ luôn lựa chọn tour vì cảm giác rẻ hơn, cho nên chúng ta cũng vì thế sẽ bán được nhiều gói tour hơn. Vận hành liên tục các tour này cũng là lý do tạo ra nguồn thu ổn định cho công ty.”

1.3. Bạn nhận thấy ưu điểm và nhược điểm của công ty chúng tôi trong ngành là gì?

Mục đích khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn trong ngành du lịch này chính là muốn biết sự tìm hiểu trước về công ty họ của ứng viên. Bên cạnh đó, họ cũng muốn thấy được tầm nhìn chiến lược của bạn trong ngành. Đây tiếp tục là một câu hỏi “cân não” đối với ứng viên. Bởi vì số đông sẽ phân vân không biết có nên nói về nhược điểm của công ty hay không. Lời khuyên dành cho bạn là nên, tuy nhiên hãy chú ý đến cách trả lời nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng nóng mặt. 

Gợi ý trả lời: Để trả lời được câu hỏi này đương nhiên trước đó bạn phải tìm hiểu về công ty thông qua website, fanpage, các kênh truyền thông của họ. Với ưu điểm, các bạn có thể dễ dàng chỉ ra. Tuy nhiên với nhược điểm, hãy đứng ở góc độ của một khách hàng để có cái nhìn trực quan nhất. Nếu ở vị trí khách hàng bạn không lựa chọn dịch vụ của công ty họ vì một lý do nào đó thì đó chính là nhược điểm của họ. Tuy nhiên khi đưa ra câu trả lời, bạn cũng đồng thời phải nhấn mạnh được năng lực của mình trong việc cải thiện nhược điểm đó. Ví dụ:

“Thông qua tìm hiểu và theo dõi trước đó, tôi được biết Quý công ty đã có một chỗ đứng nhất định trong ngành du lịch ít nhất khoảng 5 năm trở lại đây. Đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất của công ty trong việc chiếm được lòng tin của khách hàng, đồng thời có được nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm các đối tác. Song nếu là một khách hàng trẻ, tôi sẽ khá cân nhắc khi lựa chọn gói tour của công ty vì nó chưa thực sự bắt được các xu hướng hiện nay. Vậy nên, tôi hy vọng rằng, có thể dùng chuyên môn của mình để giúp công ty cải thiện được nhược điểm này trong thời gian ngắn nhất.”

Những câu hỏi phỏng vấn ban tổ chức sự kiện phổ biến

Bạn nhận thấy ưu điểm và nhược điểm của công ty chúng tôi trong ngành là gì?
Bạn nhận thấy ưu điểm và nhược điểm của công ty chúng tôi trong ngành là gì?

1.4. Bạn nghĩ trong khoảng 5 năm tới, bạn sẽ ở vị trí nào?

Mặc dù đây là một câu hỏi mang thiên hướng về cá nhân, nghĩa là nó không có một đáp án cụ thể. Tuy nhiên nó cũng góp phần tạo nên cái nhìn đầy thiện cảm hoặc là ác cảm của nhà tuyển dụng đối với bạn. Bởi lẽ, câu hỏi này hướng đến 2 mục đích:

Nếu ứng viên đáp ứng được cả 2 tiêu chí “gắn kết” và “có mục tiêu cụ thể” thì chắc chắn nhà tuyển dụng có thể hoàn toàn giao vị trí này cho bạn. Vì nó cho thấy quyết tâm của bạn và một khả năng cao là bạn có thể  đạt được mục đích đó. 

Gợi ý trả lời: Luôn luôn phải nhấn mạnh về việc mình sẽ thăng tiến trong ngành du lịch, đó là dấu hiệu của sự theo đuổi ngành nghiêm túc. Bên cạnh đó các bạn cũng phải biết được rằng năng lực thực sự của mình đến đâu, mình muốn nó phát triển như thế nào và mình phải làm thế nào để đạt được điều đó. Con số 5 năm nên đặt ở ngưỡng nào trong cả mục tiêu sự nghiệp của bạn cũng là điều mà bạn cần chú ý. Ví dụ:

“Với năng lực hiện tại của tôi, tôi chắc chắn rằng 5 năm nữa tôi sẽ đang ở vị trí Giám đốc điều hành tour. Đương nhiên để làm được điều này, tôi phải đi đúng theo lộ trình mình đã vạch sẵn. Tôi phải liên tục trau dồi năng lực chuyên môn của mình về điều hành tour, bên cạnh đó cũng phải học tập và nắm bắt các xu hướng mới nhất, lấy kinh nghiệm từ những công ty du lịch lớn trong khu vực. Ngoài ra, tôi cũng sẽ cố gắng để góp sức mình vào việc xây dựng một doanh nghiệp lớn mạnh cùng với quý công ty, vì đó sẽ là môi trường tốt để tôi phát triển.”

2. Những câu hỏi ngược mà bạn có thể hỏi khi phỏng vấn ngành du lịch

Những câu hỏi ngược mà bạn có thể hỏi khi phỏng vấn ngành du lịch
Những câu hỏi ngược mà bạn có thể hỏi khi phỏng vấn ngành du lịch

Du lịch vốn là một lĩnh vực năng động cho nên các buổi phỏng vấn ngành này luôn thực sự mang đến những điều thú vị. Không chỉ thông qua các câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch mà nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên mà đôi khi chính ứng viên là người đặt ngược lại câu hỏi. Bằng cách này ứng viên vừa cho thấy sự tự tin với năng lực chuyên môn của mình, vừa cho thấy sự nghiêm túc và quan tâm đối với vị trí tuyển dụng. Bên cạnh đó nó cũng là những “chiêu trò” giúp ứng viên có thể có được mức lương đề xuất cao hơn hẳn dự tính ban đầu của nhà tuyển dụng. 

Nguyên tắc khi bạn đưa ra những câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng ngành du lịch đó là những câu hỏi thực sự có giá trị trong buổi phỏng vấn và trong quá trình làm việc của bạn ở công ty đó sau này. Không những thế, tuyệt đối tránh đặt những câu hỏi mà câu trả lời bạn có thể tìm thấy trong JD có sẵn của công ty. Vì điều đó sẽ thể hiện việc bạn không thực sự quan tâm đến vị trí tuyển dụng của công ty đó. Những câu hỏi mà các bạn có thể cân nhắc và tham khảo để đặt cho nhà tuyển dụng sau:

Lưu ý khi đặt câu hỏi ngược
Lưu ý khi đặt câu hỏi ngược

Lưu ý rằng, trước khi đặt các câu hỏi các bạn nên đợi nhà tuyển dụng mở lời trước vì đó là thể hiện sự tông trọng của ứng viên với nhà tuyển dụng. Và nếu như nhà tuyển dụng từ chối trả lời một số câu hỏi thì cũng đừng nên “cố ép” họ phải “khai” vì họ sẽ cảm thấy như bị “hỏi cung” và mất đi vị thế nhà tuyển dụng của họ. 

Trên đây là trọn bộ các câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch phổ biến nhất dành cho ứng viên. Các bạn có thể thông qua những gợi ý trả lời phía trên để giúp cho mình có được lợi thế khi tham gia phỏng vấn xin việc nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem16350 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT