Câu hỏi phỏng vấn nhà hàng và gợi ý trả lời hay nhất

Nguyễn Thanh Hằng tác giả Work247.vn Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng clock blog22-07-2020

Nhà hàng hiện nay đang là một trong những ngành thu hút rất nhiều ứng viên, ngành này cũng có nhu cầu tuyển dụng rất nhiều. Vậy làm thế nào để lọt qua những câu hỏi phỏng vấn nhà hàng là những câu hỏi của rất nhiều ứng viên. Nội dung bài viết sau đây sẽ gợi ý trả lời những câu hỏi phỏng vấn nhà hàng. Bạn cùng tham khảo nhé.

Việc làm nhà hàng khách sạn

1. Những câu hỏi phỏng vấn nhà hàng thường xuyên được sử dụng

1.1. Hãy cho chúng tôi biết đôi chút về bạn?

Câu hỏi mở đầu cho buổi phỏng vấn chắc hẳn là câu hỏi về giới thiệu bản thân. Mục đích nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi này để làm quen với ứng viên, qua những lời giới thiệu của ứng viên nhà tuyển dụng sẽ biết thêm được những thông tin bổ ích, biết thêm được những kỹ năng và đặc biệt là check lại những thông tin mà ứng viên đã ghi trong CV xin việc. Đây là câu hỏi cầu tiên nên ứng viên cần chuẩn bị câu trả lời thật tốt “Đầu xuôi đuôi lọt” chính vậy hãy chăm chút câu trả lời và trả lời theo gợi ý sau đây nhé.

Hãy cho chúng tôi biết đôi chút về bạn?
Hãy cho chúng tôi biết đôi chút về bạn?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này bạn nên trả lời một cách ngắn gọn và đầy đủ thông tin. Nên lựa chọn những thông tin chất lượng để đưa vào câu trả lời để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Những thông tin như thông tin về cá nhân, thông tin về bằng cấp, chứng chỉ, những kỹ năng và kinh nghiệm bạn có và chú ý là những điều này liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển nhé. Hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay câu trả lời đầu tiên nhé.

1.2. Tại sao bạn lựa chọn nhà hàng chúng tôi và ứng tuyển vào vị trí này?

Sau Khi đã làm quen với ứng viên qua câu hỏi về giới thiệu bản thân, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi như tại sao bạn lại lựa chọn nhà hàng chúng tôi, lựa chọn vị trí ứng tuyển này. Mục đích là nhà tuyển dụng muốn biết lý do bạn lựa chọn nhà hàng, muốn biết bạn tìm hiểu thông tin về nhà hàng như thế nào, hứng thú với vị trí ứng tuyển ra sao. Với câu hỏi này bạn có thể trả lời như sau.

Gợi ý trả lời: Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn đã tìm hiểu rất kỹ nhà hàng, đưa ra những tiềm năng dự án mà nhà hàng đang hướng tới. Và hãy đưa ra cho nhà tuyển dụng biết bạn yêu thích vị trí ứng tuyển và có mong muốn được làm việc ở vị trí đó. Nhà tuyển dụng sẽ không bỏ qua một ứng viên có đam mê, hứng thú cùng một thái độ chuyên nghiệp ứng tuyển đâu. Tin tôi đi hãy thể hiện điều đó trong câu trả lời của bạn. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

1.3. Lý do vì sao bạn nghỉ việc công ty cũ?

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều muốn biết lý do bạn nghỉ việc công ty cũ. Muốn kiểm tra xem bạn nói gì về công ty cũ. Rất nhiều ứng viên đã lúng túng khi trả lời câu hỏi này vì có rất nhiều những lý do dẫn đến việc bạn phải nghỉ làm ở công ty cũ, nhưng không phải lý do nào bạn cũng nên đưa ra nói cho nhà tuyển dụng của mình. Bạn cần lựa chọn lý do. Hãy xem gợi ý dưới đây để có câu trả lời hoàn hảo nhé.

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này bạn nên đưa ra những lý do khách quan, những lý do như muốn thay đổi môi trường mới và bạn nhận thấy nhà hàng là môi trường mà bạn mong đợi và phù hợp với bạn. Hoặc bạn cũng có thể đưa ra lý do là nhà chuyển đi đến một nơi khác, địa chỉ làm việc ở công ty cũ bạn không thể đảm ứng được... Đó là những lý do bạn nên đưa ra để trả lời cho nhà tuyển dụng.

Lý do vì sao bạn nghỉ việc công ty cũ?
Lý do vì sao bạn nghỉ việc công ty cũ?

Bạn không nên đưa ra những lý do như nói xấu về sếp cũ, đồng nghiệp cũ hay những chế độ đãi ngộ ở công ty cũ không tốt. Tôi dám chắc với bạn rằng với lý do nói xấu bạn đưa ra nhà tuyển dụng mới sẽ chẳng có ấn tượng tốt với bạn đâu và đôi khi còn dè chừng bạn. Vậy nên hãy lựa chọn một lý do nghỉ việc công ty cũ thông minh để ghi điểm nhé.

1.4. Bạn có kỹ năng gì khi tham gia ứng tuyển vào nhà hàng

Nếu nhà tuyển dụng hỏi những câu về kiến thức và chuyên môn điều đó có nghĩa là bạn đang tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng đang khai thác thêm những yếu tố về kiến thức để chốt xem có lựa chọn bạn hay không. Vậy nên khi trả lời những câu hỏi về kiến thức bạn chỉ cần trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhà tuyển dụng là bạn đã ghi điểm rồi. Với câu hỏi này bạn có thể trả lời như sau.

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi về kỹ năng bạn nên tìm kiếm thật kỹ vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, công việc cần những kỹ năng gì? Từ đó bạn đưa ra những kỹ năng đó.

Ví dụ: Bạn ứng tuyển vị trí quản lý nhà hàng thì kỹ năng bạn cần có là kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống… đây là những kỹ năng cần thiết cho vị trí quản lý nhà hàng. Ngoài việc đưa ra những kỹ năng thì bạn cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có những kỹ năng đó bằng cách bạn đưa ra kinh nghiệm. Tư những công việc bạn đã làm từ trước bạn tích lũy và rèn luyện được những kỹ năng đó.

Những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn thường gặp

1.5. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Mục đích của câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết thái độ của bạn thế nào, bạn có mong muốn làm việc ở nhà hàng hay không. Thông qua câu trả lời nhà tuyển dụng sẽ biết bạn tìm hiểu công ty qua đâu và bạn đầu tư thời gian và công sức như thế nào cho vị trí việc làm này.

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này thì trước mỗi cuộc phỏng vấn bạn cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin của công ty, qua trang website của công ty, những thông tin về vị trí việc làm để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có mong muốn làm việc.

1.6. Mục tiêu trong những năm tới của bạn ra sao?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có muốn gắn bó lâu dài với nhà hàng hay không. Mục tiêu của bạn nhà hàng có trong mục tiêu đó không. Với câu hỏi này bạn nên lựa chọn cách trả lời đơn giản gắn liền với vị trí công việc, với sự phát triển của công ty.

Mục tiêu trong những năm tới của bạn ra sao?
Mục tiêu trong những năm tới của bạn ra sao?

Gợi ý trả lời: Bạn có thể đưa ra mục tiêu ngắn hạn, những mục tiêu bạn có thể thực hiện trong thời gian tới, nó xác thực và dễ thực hiện. Những mục tiêu ngắn hạn đó sẽ xây dựng để đạt được mục tiêu dài hạn. Bạn nên bám sát vào vị trí việc làm bạn ứng tuyển và mục tiêu dài hạn phải liên quan đến sự phát triển của công ty.

2. Tổng hợp tất cả những câu hỏi phỏng vấn nhà hàng

Ngoài những câu hỏi trong thì khi phỏng vấn nhà tuyển dụng còn sử dụng nhiều câu hỏi khác như sau:

- Bạn làm gì để đảm bảo sức khỏe, giữ an toàn cho bản thân và đồng nghiệp?

- Bạn có kinh nghiệm làm việc trong nhà hàng hay chưa?

- Bạn thích công việc nào nhất trong nhà hàng chúng tôi?

- Nếu công ty yêu cầu làm tăng ca, bạn có sẵn sàng không?

Tổng hợp tất cả những câu hỏi phỏng vấn nhà hàng
Tổng hợp tất cả những câu hỏi phỏng vấn nhà hàng

- Làm nhà hàng là làm dịch vụ, nếu gặp một vị khách khó chiều bạn sẽ xử lý như thế nào?

- Mục tiêu vị trí công việc bạn mong muốn khi ứng tuyển vào nhà hàng chúng tôi là vị trí công việc nào?

- Bạn đã làm việc ca dài chưa, bạn có đủ sức khỏe, thời gian để đảm nhận một ca dài hay không?

- Theo bạn tiêu chuẩn nào cho việc setup một bàn ăn đạt chuẩn khách sạn 3 sao?

- Bạn có thể cho chúng tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn khi đảm nhận công việc của nhà hàng được không?

- Bạn có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc hay không?

- Hãy cho chúng tôi biết tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

- Khi đồng nghiệp của bạn, làm không tròn bổn phận bạn sẽ làm gì để giúp đỡ đồng nghiệp của mình?

- Theo bạn điều gì quan trọng nhất khi làm nhân viên nhà hàng?

Tổng hợp tất cả những câu hỏi phỏng vấn nhà hàng
Tổng hợp tất cả những câu hỏi phỏng vấn nhà hàng

- Trong quá trình làm việc bạn phát hiện ra một nhân viên có thái độ phục vụ không tốt, bạn sẽ làm gì?

- Những người đồng nghiệp cũ và sếp cũ của bạn nhận xét gì về bạn?

- Tại sao bạn lại lựa chọn công việc nhà hàng để ứng tuyển?

- Mục tiêu trong những năm tới của bạn ra sao?

- Bạn mong muốn lịch làm việc của mình như thế nào khi tham gia ứng tuyển vào nhà hàng chúng tôi?

3. Cách bạn đặt ngược câu hỏi cho nhà tuyển dụng để ghi điểm

Với những bạn ứng viên mới ra trường khi đi phỏng vấn còn bỡ ngỡ, chỉ chăm chăm đợi câu hỏi của nhà tuyển dụng hỏi để trả lời mà không quan tâm đến việc đặt ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Nếu bạn cũng đang nằm trong số này thì đây là một hành động mất điểm và không nên làm vậy. Bạn nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng để tạo tương tác với nhà tuyển dụng. Với những câu hỏi hay còn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng như thế nào để tạo được thiện cảm. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn. hãy cùng tham khảo nhé.

Cách bạn đặt ngược câu hỏi cho nhà tuyển dụng để ghi điểm
Cách bạn đặt ngược câu hỏi cho nhà tuyển dụng để ghi điểm

Những câu hỏi bạn nên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng là những câu hỏi liên quan đến công ty hoặc công việc mà bạn đang tuyển dụng. Bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng để hiểu hơn về công ty, hiểu hơn về công việc của mình. Hoặc những câu hỏi liên quan đến người hướng dẫn, đến môi trường làm việc. Những câu hỏi thiên về tìm hiểu công việc với mong muốn cố gắng phần đấu hoàn thành tốt công việc của mình. Câu hỏi cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có mong muốn làm việc ở vị trí đó. Đấy là những câu hỏi nên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng, bên cạnh những câu hỏi nên hỏi thì cũng có những câu hỏi không nên hỏi.

Những câu hỏi không nên hỏi nhà tuyển dụng là những câu hỏi liên quan đến quá nhiều quyền lợi và mức lương, chế độ đãi ngộ. Vì đa phần những thông tin này đã được ghi trong tin tuyển dụng bạn có thể tham khảo. Những câu hỏi dạng này thường cũng không tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy mà bạn nên lưu ý.

4. Một số lưu ý dành cho bạn khi đi phỏng vấn nhà hàng

Để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng trước khi đi phỏng vấn nhà hàng bạn cần phải chuẩn bị hình ảnh của mình thật đẹp và sáng. Bất kỳ một vị trí làm việc nào trong nhà hàng, nhất là những nhà hàng khách sạn lớn đếu đánh giá cao yêu cầu về hình ảnh của ứng viên. Chính vì vậy mà bạn cần trau chuốt quần áo, chọn những bộ phục phù hợp với vị trí tuyển dụng. Nếu là các bạn nữ thì hãy trang điểm nhẹ nhàng để đến cuộc phỏng vấn nhà hàng. Một hình ảnh sáng sẽ giúp bạn dễ ghi điểm hơn.

Một số lưu ý dành cho bạn khi đi phỏng vấn nhà hàng
Một số lưu ý dành cho bạn khi đi phỏng vấn nhà hàng

Chuẩn bị kiến thức và sự tự tin: Hai yếu tố này cực kỳ quan trọng quyết định bạn có trả lời tốt những câu hỏi phỏng vấn hay không. Đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn nhà hàng học trả lời những câu hỏi này. Bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn nhà hàng ở trên, rèn luyện sự tự tin bằng cách tập trả lời những câu hỏi đó trước những người quen của mình hoặc trả lời trước gương. Điều này sẽ giúp bạn tập luyện được kiến thức, trả lời một cách gảy gọn hơn để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Luôn giữ tinh thân lạc quan tích cực: Đối với nhân viên kinh doanh các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những ứng viên có tinh thần lạc quan, tích cực chủ động trong mọi tình huống, hoạt ngôn và năng động sẽ giúp ứng viên hoàn thành tốt công việc của mình. Chính vì vậy mà nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên có được điều này. Vậy nên đi phỏng vấn bạn nên thể hiện điều này ra nhé.

Nhân viên kinh doanh là một vị trí công việc đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều và có rất nhiều tiềm năng để phát triển bản thân. Với những bạn sinh viên mới ra trường hãy chuẩn bị thật tốt những kiến thức và kỹ năng để nắm bắt cơ hội việc làm này. Hy vọng với bộ câu hỏi phỏng vấn nhà hàng ở trên cùng với gợi ý trả lời sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua các cuộc phỏng vấn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1473 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT