Cách viết đơn xin việc tiếng Việt chuẩn và những lưu ý cần thiết

Song hành cùng với những ngôn ngữ khác thì tiếng Việt vẫn luôn được lao động Việt ưa chuộng và sử dụng. Có đến hơn 70% người lao động sử dụng đơn xin việc tiếng Việt để ứng tuyển vào các doanh nghiệp trong nước. Không còn xa lạ, thế nhưng nhiều bạn vẫn chưa thật sự biết cách tận dụng đơn tiếng Việt của mình để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng Việt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới đây, mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp.

Đơn xin việc theo ngành nghề

Đơn xin việc biên phiên dịch Đơn xin việc vận hành sản xuất Đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường Đơn xin việc cơ khí Đơn xin việc dành cho quản lý Đơn xin việc nhập liệu Đơn xin việc thẩm định, giám định Đơn xin việc nội thất Đơn xin việc ngành vật tư thiết bị Đơn xin việc Kiến trúc Đơn xin việc giao thông, vận tải, cầu đường Đơn xin việc thương mại điện tử Đơn xin việc xuất nhập khẩu Đơn xin việc Bất động sản Đơn xin việc Phát triển thị trường Đơn xin việc Tiếp thị quảng cáo Đơn xin việc quản trị kinh doanh Đơn xin việc tư vấn Đơn xin việc du lịch Đơn xin việc Thư ký - Trợ lý mẫu đơn xin việc khu chế xuất Mẫu đơn xin việc ngành ô tô đơn xin việc ngành dược đơn xin việc điện tử đơn xin việc lễ tân Đơn xin việc Marketing Đơn xin việc làm thêm Đơn Xin Việc Part Time Đơn xin việc chăm sóc khách hàng Mẫu đơn xin việc lái xe Đơn xin việc khách sạn đơn xin việc ngành xây dựng Đơn xin việc làm phục vụ đơn xin việc giáo viên tiểu học đơn xin việc ngành luật đơn xin việc nhân viên nhân sự Đơn Xin Việc Điều Dưỡng Đơn xin việc vào cơ quan nhà nước đơn xin việc bác sĩ đơn xin việc nhân viên kinh doanh Đơn xin việc giáo viên mầm non đơn xin việc nhân viên bán hàng Đơn xin việc giáo viên mẫu đơn xin việc làm công nhân đơn xin việc kế toán Đơn Xin Việc Ngân Hàng

1. Tầm quan trọng của đơn xin việc tiếng Việt

Tầm quan trọng của đơn xin việc tiếng Việt
Tầm quan trọng của đơn xin việc tiếng Việt

Đơn xin việc tiếng Việt là một trong những loại đơn không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc, nó giúp cho bạn gắn kết với nhà tuyển dụng nhanh hơn, dễ dàng hơn. Thông qua đơn xin việc, bạn sẽ thể hiện được màu sắc cá nhân của mình cùng với những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng.

Không những thế mà đối với một đơn xin việc tiếng Việt chuyên nghiệp còn giúp cho bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển hơn đó.

2. Một số lưu ý khi viết đơn xin việc tiếng Việt

Trong quá trình viết đơn xin việc tiếng Việt bạn sẽ cần lưu ý một số điểm sau để đơn xin việc của mình hoàn thiện hơn.

2.1. Đơn xin việc tiếng Việt viết tay hay nên đánh máy?

Đơn xin việc tiếng Việt viết tay hay nên đánh máy?
Đơn xin việc tiếng Việt viết tay hay nên đánh máy?

Đầu tiên chính là cần phải xem đơn xin việc của mình nên viết tay hay đánh máy. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn cách trình bày sao cho phù hợp nhất với đơn xin việc của mình.

Cũng có những bạn chữ đẹp thì sử dụng đơn viết tay để thể hiện sự cẩn thận và tỉ mỉ của mình, đó cũng là một điểm nổi bật giúp cho bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

2.2. Các thông tin phải đầy đủ, chính xác

Bạn nên nhớ, các thông tin trong đơn xin việc của mình cũng là một cách để nhà tuyển dụng liên lạc với chính bạn. Nếu như không cẩn thận xảy ra sai sót thì cũng tức là bạn sẽ mất luôn cơ hội trúng tuyển đó. Chính vì thế mà hãy nhớ đảm bảo các thông tin của mình được chính xác nhất nhé.

2.3. Nói không với viết tắt, viết sai chính tả

 Nói không với viết tắt, viết sai chính tả
Nói không với viết tắt, viết sai chính tả

Có rất nhiều bạn có thói quen viết tắt trong tin nhắn khi nói chuyện với bạn bè, vì thế mà khi viết đơn xin việc sẽ quen tay và viết tắt. Không những thế mà lỗi sai chính tả cũng rất nhiều, dường như đây là những lỗi thường xuyên và nghiêm trọng đối với ứng viên. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ cảm thấy khó chịu nếu như bạn viết tắt, viết sai chính tả quá nhiều. Nó thể hiện sự không tôn trọng đối với công việc và người đọc đơn.

2.4. Dùng một loại mực duy nhất

Trong đơn xin việc, tốt nhất bạn nên sử dụng một loại mực duy nhất nếu như viết bằng tay (mực xanh hoặc mực đen), còn nếu như là đơn xin việc đánh máy thì bạn nên để cùng một font chữ giống nhau, sử dụng màu chữ đen từ đầu đến cuối đơn nhé.

2.5. Đảm bảo độ dài nhất định

Độ dài của đơn xin việc cũng khá quan trọng đó, thông thường độ dài của đơn là 1 trang giấy A4. Bạn không nên viết quá dài, quá lan man trong đơn xin việc của mình. Khi viết như vậy người đọc sẽ không phân biệt được trọng tâm của đơn xin việc nằm ở đâu. Vì thế mà tốt nhất chỉ nên trình bày ngắn gọn, xúc tích là được.

2.6. Cần phải sáng tạo, thể hiện được những nét riêng của bản thân

Bạn cũng không cần thiết phải nhất nhất tuân theo một mẫu đơn có sẵn ở trên mạng, như vậy nó chẳng khác nào dập khuôn máy móc. Trong đơn xin việc tiếng Việt, nếu như thật sự muốn tạo được ấn tượng tốt bạn nên sáng tạo và để lại những nét riêng cá tính của mình.

3. Những tiêu chuẩn để đánh giá đơn xin việc tiếng Việt hay

Bạn có biết đối với một đơn xin việc tiếng Việt chuẩn thì những tiêu chí nào sẽ đánh giá đó là một đơn hay không? Nếu như chưa biết, chúng tôi sẽ mách cho bạn hai tiêu chí mà nhà tuyển dụng luôn lấy đó để đánh giá một đơn xin việc của ứng viên.

Những tiêu chuẩn để đánh giá đơn xin việc tiếng Việt hay
Những tiêu chuẩn để đánh giá đơn xin việc tiếng Việt hay

- Đầu tiên chính là: Các thông tin cụ thể, rõ ràng, đầy đủ

Vậy thế nào mới là đầy đủ và rõ ràng? Tức là bạn cần phải ghi rõ về thời gian cũng như cách thức mà bạn biết được thông tin tuyển dụng của công ty đó.

+ Trình bày rõ những thông tin cá nhân của mình, các công việc kinh nghiệm và kỹ năng của chính bạn.

+ Kiểm tra lại các lỗi xem còn mắc ở đâu hay không, bạn cũng nên gửi kèm đơn xin việc các loại giấy tờ chứng minh về khả năng của mình.

- Đơn xin việc đầy đủ các phần: Mở đầu, nội dung chính và kết thúc

Một đơn xin việc được coi là đầy đủ và hoàn hảo không thể thiếu đi một trong ba phần trên, đó chính là bố cục của một đơn xin việc tiếng Việt hay mà bạn cần phải tuân thủ.

Đó chính là 2 tiêu chí mà nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá về đơn xin việc của bạn có hay không. Đây mới chỉ là những yếu tố cơ bản cần phải đảm bảo, vì thế mà bạn hãy tuân thủ đúng nhé.

4. Một số kỹ năng mà bạn không thể thiếu nếu như viết đơn xin việc bằng tiếng Việt

Một số kỹ năng mà bạn không thể thiếu nếu như viết đơn xin việc bằng tiếng Việt
Một số kỹ năng mà bạn không thể thiếu nếu như viết đơn xin việc bằng tiếng Việt

Nếu như cũng gửi đơn xin việc, có người viết bằng tiếng Việt, người viết tiếng Anh cùng ứng tuyển vào một vị trí, bạn có cảm nhận rằng đơn xin việc tiếng Việt của mình bị lép vế hơn không. Nếu như thật sự muốn nhà tuyển dụng chú ý vào một mình bạn thì hãy lưu ý đến các kỹ năng sau đây khi viết đơn nhé.

- Tìm hiểu về công ty tuyển dụng, vị trí tuyển dụng: Nhiều bạn không biết mình nên tìm hiểu về các thông tin này để làm gì, nó sẽ có những tác dụng như thế nào. Việc bạn tìm hiểu về các thông tin tuyển dụng sẽ khiến cho chính bản thân mình nắm bắt được yêu cầu và mong muốn của nhà tuyển dụng đối với ứng viên. Từ đó đối với mỗi đơn xin việc tiếng Việt bạn sẽ biết cách làm hài lòng người đọc nhất.

- Ngôn ngữ sử dụng trong đơn xin việc dễ hiểu, trang trọng: Vì là đơn xin việc bằng tiếng Việt nên ngôn ngữ bạn sử dụng trong đơn phải dễ hiểu, không nên sử dụng các từ mang nghĩa tiềm ẩn. Câu văn cũng phải thể hiện sự trang trọng, tôn trọng chính người đọc và tôn trọng chính công việc mà mình đang ứng tuyển.

- Đảm bảo các thông tin chính xác: Cần phải luôn luôn nhớ một điều rằng, mọi thông tin trong đơn xin việc của bạn phải đảm bảo chính xác 100%, nếu như nhà tuyển dụng phát hiện bạn gian lận trong khi viết đơn, chắc chắn bạn sẽ không còn cơ hội đâu nhé.

5. Một số mẫu đơn xin việc tiếng Việt dành cho mọi đối tượng

Đối với đơn xin việc, tùy vào từng đối tượng khác nhau mà sẽ có cách viết cũng như cách sử dụng đơn khác nhau. Hãy cùng xem các mẫu đơn tiếng Việt mà bạn sẽ sử dụng trong tương lai là gì nhé!

Một số mẫu đơn xin việc tiếng Việt dành cho mọi đối tượng
Một số mẫu đơn xin việc tiếng Việt dành cho mọi đối tượng

5.1. Đối với người chưa có kinh nghiệm

Đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm, yêu cầu cũng như cách trình bày đơn xin việc cũng sẽ phải khác. Đặc biệt đối với những bạn sinh viên mới ra trường thì kinh nghiệm cũng sẽ không có nhiều, bắt buộc họ phải tận dụng các phần khác để làm nổi bật bản thân nên chứ không phải là kinh nghiệm.

Ví dụ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Kính gửi: Ban giám đốc công ty cổ phần BBD

Kính gửi trưởng phòng nhân sự công ty

Tôi tên là: Trần Văn A

Sinh ngày: 22/9/1997

Địa chỉ: số 2 Trần Nguyên Đán, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Tôi đọc được và biết đến thông tin tuyển dụng của công ty về vị trí nhân viên nghiên cứu thị trường trên một trang web tuyển dụng timviec365.com. Sau khi xem xét và tìm hiểu về yêu cầu của công việc, tôi cảm thấy mình đủ tự tin để đảm nhận vị trí này.

Tôi là một sinh viên mới tốt nghiệp khoa xã hội học, trường đại học Công Đoàn, với xếp loại học lực giỏi. Tôi chưa có kinh nghiệm thực tế về nghiên cứu thị trường ở bất kỳ một công ty nào. Thế nhưng, tôi tin rằng bằng sức lực, bằng khả năng và tuổi trẻ của mình thì tôi có thể đảm nhận tốt các công việc được giao.

Bên cạnh đó, tôi còn được tham gia một số lớp học, chương trình tập huấn về nghiên cứu thị trường. Chính vì thế mà tôi càng tự tin khẳng định vị trí này tôi có thể làm tốt được.

Tôi rất yêu thích công việc này và yêu thích văn hóa làm việc tại công ty. Tôi mong rằng mình có thể làm việc tại đây.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…tháng…năm

Người viết

Đó chính mà một mẫu đơn mà bạn có thể sử dụng nếu như chưa có kinh nghiệm gì trong công việc.

5.2. Đối với những người đã có kinh nghiệm

Với những ứng viên đã có kinh nghiệm trong công việc thì họ luôn muốn thể hiện kinh nghiệm của mình trong đơn xin việc để nhà tuyển dụng chú ý hơn. Bạn hãy tham khảo ví dụ bên dưới nhé.

Ví dụ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

Kính gửi: Ban giám đốc công ty cổ phần BBD

Kính gửi trưởng phòng nhân sự công ty

Tôi tên là: Trần Thị B

Sinh ngày: 22/9/1991

Địa chỉ: Hoàng Mai – Hà Nội

Số điện thoại:

Tôi đọc được thông tin tuyển dụng của công ty mình trên trang web của công ty, tôi biết đến công ty đang tuyển dụng bộ phận kế toán trong doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng về các yêu cầu mà công ty đưa ra, tôi nhận thấy mình có thể làm được công việc này, vì thế mà tôi đã viết đơn ứng tuyển.

Tôi đã tốt nghiệp trường đại học Công Đoàn, khoa kế toán loại xuất sắc. Không những thế tôi còn có kinh nghiệm làm việc tại một số công ty, doanh nghiệp khác nhau trong suốt vài năm qua và tự thu về cho mình được các kinh nghiệm, kỹ năng như sau:

- Có khả năng quản lý số sách

- Thành thạo sử dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ kế toán trong công việc

- Thành thạo về các loại thuế

- Có kỹ năng làm việc độc lập đạt kết quả chính xác

- Có khả năng chịu được áp lực trong công việc

Ngoài ra tôi còn là một yêu thích các con số và tôi luôn khắt khe với công việc của chính mình. Bởi vậy tôi luôn muốn kết quả phải chính xác nhất.

Tôi biết yêu cầu mà công ty đặt ra sẽ có phần khắt khe và cao hơn, nhưng tôi tin với sự cố gắng và nỗ lực của mình sẽ hoàn thành tốt các công việc được giao.

Tôi mong rằng được làm việc cùng công ty và hy vọng nhận được phản hồi sớm nhất.

Tôi xin cảm ơn!

Hà Nội, ngày…tháng…năm

Người viết

Đối với những người có kinh nghiệm, nếu như bạn muốn làm nổi bật đơn xin việc tiếng Việt của mình lên thì cần phải lựa chọn các kinh nghiệm có liên quan trực tiếp đến công việc nhé. Bởi nhà tuyển dụng chỉ mong muốn xuất hiện thông tin đó, nếu không họ sẽ đáng giá là bạn chưa thật sự chuyên nghiệp.

Đó chính là hai mẫu đơn xin việc tiếng Việt mà có thể bạn sẽ phải sử dụng, hãy ghi nhớ và biết cách làm nổi bật chính mình nhé!

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về đơn xin việc tiếng Việt. Chuẩn bị là một giai đoạn quan trọng trong việc ứng tuyển, chính vì thế mà bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng hơn đơn xin việc của mình. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Xem thêm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT