Cồn thực phẩm là gì? Phân biệt với các loại cồn khác

Theo dõi work247 tại
Trần Mai Phương tác giả work247.vn Tác giả: Trần Mai Phương

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cồn khác nhau được dùng vào các mục đích khác nhau có loại có thể dùng trong thực phẩm nhưng có loại không được phép. Chính vì vậy mà nhiều người không biết nên dùng loại cồn nào cho đúng. Trong bài viết dưới đây tôi sẽ cung cấp các thông tin cho bạn về loại cồn có thể dùng trong thực phẩm là cồn thực phẩm.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái niệm về cồn thực phẩm

1.1. Định nghĩa cồn thực phẩm

Cồn thực phẩm là một loại cồn có chứa chủ yếu là Ethanol và nó có thể chứa đến 98% được chưng cất và tinh luyện để loại bỏ những tạp chất không tốt cho sức khỏe con người như dầu fusel, andehit, Acid, Este.

Cồn thực phẩm trong hoá học có công thức C2H6O hoặc C2H5OH, trong thực tế sử dụng cồn thực phẩm còn có những tên khác như Ethanol, rượu Etylic và còn những tên khác nữa.

Cồn thực phẩm được sử dụng khá nhiều trong sản xuất hàng thực phẩm hay có thể được dùng trực tiếp trên các đồ ăn để nướng chẳng hạn.

Cồn thực phẩm là gì
Cồn thực phẩm là gì?

1.2. Đặc điểm của cồn thực phẩm

Cồn thực phẩm trong khá giống nước lọc mà chúng ta thường hay uống hằng ngày đúng không nào. Nhưng bạn đứng uống nhầm nhé, cồn thực phẩm tuy trông giống nước không màu, trong suốt nhưng nó có những đặc điểm để biết nó là cồn thực phẩm như cồn thực phẩm nhẹ hơn nước. Cồn có thể đốt tạo ra ngọn lửa màu xanh, còn nước thì chỉ có thể dập tắt lửa chứ không tạo ra lửa. Từ đây bạn đã biết cách phân biệt cồn thực phẩm với nước rồi nhỉ.

Nếu bạn có chai cồn thực phẩm trong nhà mà bạn lại quên không đóng nắp hay nắp không chặt thì khi bạn sử dụng nó sẽ không còn là cồn nữa, bởi cồn có tính chất rất dễ bay hơi.

Với đặc điểm là dùng cho thực phẩm và có thể dùng trực tiếp khi bạn dùng cồn thực phẩm để nướng đồ ăn, cồn sẽ cháy tạo lửa xanh và đặc biệt nó không hề có một chút khói nào cả. Nhưng bạn cần lưu ý rằng cồn thực phẩm rất dễ cháy nên bạn cần cẩn thận khi dùng cồn để đốt lửa tránh những tai nạn không đáng có.

Đặc điểm của cồn thực phẩm là gì
Đặc điểm của cồn thực phẩm là gì?

Xem thêm: Chất bảo quản thực phẩm là gì? Có những loại chất bảo quản thực phẩm nào?

2. Cồn thực phẩm và cồn công nghiệp khác nhau ở đâu?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cồn thực phẩm như: cồn thực phẩm 70 độ và cồn thực phẩm 96 độ,... Vậy làm thế nào để bạn biết nên sử dụng loại cồn nào cho đúng mục đích thì work247.vn sẽ chỉ ra những thông tin của 2 loại cồn này để bạn có thể dễ dàng mua và sử dụng chúng.

Cồn thực phẩm 70 độ là ethanol 70% và được sản xuất từ 100% gạo lên men và loại cồn này sẽ không có màu và cũng không có mùi gì cả. Chính vì vậy nó rất thích hợp được dùng trong sản xuất chế biến thực phẩm. Ngoài ra nó còn được dùng trong y tế để sát khuẩn các thiết bị y tế, các  đồ dùng, bề mặt trong nhà của bạn. Hay nó còn được dùng để làm nước rửa tay.

Cồn thực phẩm 70 độ là ethanol 70%
Cồn thực phẩm 70 độ là ethanol 70% 

Cồn thực phẩm 96 độ hay còn có tên là cồn tinh khiết cũng khá giống với cồn 70 độ là ethanol 96% và được sản xuất từ tinh bột khoai mì, ngô hay đường mật rỉ đường qua quá trình ngưng tụ tạo thành. 

Bạn cần lưu ý trước khi mua bất kỳ loại cồn nào ngoài thị trường để biết thành phần hay nhà sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng khi dùng cồn. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cồn 70 độ và 96 độ nhưng thực chất những loại còn đó không đạt đến 70% hay 96% ethanol mà lại chưa nhiều nước và tạp chất khác. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng trực tiếp các loại cồn thực phẩm này. Bởi vậy tôi mới khuyên các bạn nên kiểm tra thông tin trên bao bì và có những đánh giá về nhà sản xuất loại cồn đó. 

Còn cồn công nghiệp ngoài chứa ethanol thì còn có methanol được sử dụng chủ yếu để làm chất tẩy rửa, sản xuất,.... Sản xuất cồn công nghiệp rất đơn giản hơn nhiều so với cồn thực phẩm, quá trình sản xuất chỉ chưng cất tách nước là xong. Trong khi cồn thực phẩm có thể sử dụng trực tiếp trên đồ ăn thì cồn công nghiệp nhất định không được sử dụng cho thực phẩm.

Cồn thực phẩm và cồn công nghiệp khác nhau ở đâu
Cồn thực phẩm và cồn công nghiệp khác nhau ở đâu?

Xem thêm: Chuỗi cung ứng thực phẩm là gì và quy trình cung ứng ra sao?

3. Bạn biết sản xuất cồn thực phẩm như thế nào không?

Để có  được cồn thực phẩm mà mọi người vẫn thường dùng sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn và quy trình khắt khe nới ra được thành phẩm. Nhưng nhìn chung thì cồn thực phẩm được sản xuất từ quá trình thuỷ phân cellulose.

Bắt đầu vào quy trình sản xuất cồn thực phẩm trước tiên cần thuỷ phân xenlulozơ khi có men amylase tác động vào và chuyển hóa thành mantozơ. Sau đó dưới sự tác động của men mantaza mà mantozơ thuỷ phân thành glucoza/ fructoza. Đến cuối cùng dưới sự xúc tác của men zima mà glucoza/ fructoza phản ứng lên men rượu.

Chi tiết sản xuất cồn thực phẩm sẽ có 4 giai đoạn cần thực hiện để cho ra thành phẩm bán ra ngoài thị trường. 

Giai đoạn 1: Xử lý nguyên liệu 

Đầu tiên, nguyên liệu thô được sử dụng để sản xuất rượu ăn phải được làm sạch, nghiền hoặc nghiền để loại bỏ các tạp chất không cần thiết làm phá vỡ cấu trúc tế bào hiện có và tăng tính thấm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất. 

Có 2 công nghệ nghiền nguyên liệu phổ biến là nghiền khô và nghiền ướt. Tùy theo nhu cầu và điều kiện thực tế mà nhà sản xuất có thể lựa chọn công nghệ nghiền phù hợp.

Giai đoạn 2: Hồ hóa và đường hoá

Nguyên liệu tinh bột sau khi qua giai đoạn xay xát sẽ được hồ hóa và đường hóa. Mục đích của hồ hóa là phá vỡ tế bào tinh bột, quá trình này đi từ tinh bột không tan trong nước sang trạng thái tinh bột tan trong nước. Trong khi đó, đường hóa có nhiệm vụ chuyển hóa tinh bột hòa tan thành đường để lên men. Nhìn chung có thể nói quá trình hồ hóa-đường hóa đã làm biến đổi một phần lớn cấu trúc tinh bột và chuẩn bị cho quá trình lên men quan trọng tiếp theo. 

Giai đoạn 3: Lên men 

Men Zima là chất xúc tác quan trọng cần thiết cho quá trình lên men. Mục đích của quá trình lên men này là chuyển các loại đường đơn thành etanol, CO2 và một số sản phẩm trung gian, các tạp chất khác. Hỗn hợp này được gọi là giấm trưởng thành. 

Lưu ý quan trọng: Quá trình lên men phải được giữ ở nhiệt độ ổn định để giảm thiểu sự ức chế của quá trình lên men. 

Nhiệt độ tối ưu trong quá trình lên men là 320 độ C. Cũng như quá trình xay xát, hiện nay có hai phương pháp lên men thường được sử dụng  là lên men liên tục và lên men gián đoạn. Lên men theo mẻ thường  được ưu tiên đối với các nguyên liệu làm từ tinh bột. Ưu điểm của quá trình lên men này là thùng lên men có thể  được làm sạch và không bị nhiễm vi khuẩn do quá trình lên men kéo dài.

Giai đoạn 4: Chưng cất, Tách nước 

Chưng cất và tách nước là hai giai đoạn cuối cùng và cũng khác biệt nhất so với các quy trình sản xuất rượu khác vì chúng đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất rượu ăn được. Mục đích của quá trình chưng cất là tách etanol ra khỏi hỗn hợp giấm trưởng thành còn lẫn nhiều tạp chất ở bước trước cũng tạo ra nồng độ ethanol cao và lý tưởng cho sản phẩm rượu. 

Có hai quy trình công nghệ: Ứng dụng phổ biến hiện nay để chưng cất là: Chưng cất áp suất dư và chưng cất áp suất chân không. Tùy theo hoàn cảnh và mục đích sử dụng mà có thể lựa chọn quy trình phù hợp.

Xem thêm: Màu thực phẩm là gì? Tác hại và lợi ích của màu thực phẩm

4. Ứng dụng của cồn thực phẩm trong thực tế

4.1. Ứng dụng trong đời sống

Chúng ta đều biết cồn có trong bia rượu và chúng là sản phẩm có sử dụng cồn thực phẩm trong quá trình sản xuất bia rượu và các sản phẩm chứa cồn khác. 

Ngoài ra thì cồn thực phẩm còn được dùng trong quá trình sản xuất các loại bánh kẹo. Hay trong ngành làm đẹp thì cồn thực phẩm cũng được dùng phổ biến trong thẩm mỹ, spa,...

Hay những chất tẩy rửa trong chính ngôi nhà của bạn cũng là sản phẩm có chứa cồn thực phẩm. Hay trong tủ thuốc của bạn cũng có những sản phẩm được sử dụng từ cồn thực phẩm.

Bạn có thể thấy trong đời sống hằng ngày của chúng ta thì cồn thực phẩm đều hiện hữu trong rất nhiều đồ dùng trong chính căn nhà của mình. Nó thật sự là một phần không thể thiếu đúng không nào các bạn.

Ứng dụng của cồn thực phẩm trong đời sống
Ứng dụng của cồn thực phẩm trong đời sống

4.2. Ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Cồn thực phẩm là một nguyên liệu giúp bảo quản các đồ đông lạnh không bị hư hỏng và thời gian bảo quản được lâu.

Dùng để  điều chế các loại hương liệu trong ngành sản xuất đồ làm đẹp như mỹ phẩm dùng trong spa, làm đẹp hay ngay trong những bộ mỹ phẩm mà bạn đang dùng cũng có chứa cồn thực phẩm.

Ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến bạn về một loại cồn có thể được dùng trong chế biến thực phẩm và sản xuất các loại đồ ăn thức uống có cồn. Bài viết cồn thực phẩm là gì sẽ giúp bạn phân biệt được cồn thực phẩm với cồn công nghiệp khác nhau như thế nào? Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ đem đến cho bạn các thông tin hữu ích.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem238 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT