Thế nào là rủi ro thị trường? Một số quy định khi quản lý rủi ro

Theo dõi work247 tại
Cát Tường tác giả work247.vn Tác giả: Cát Tường

Thị trường là nơi được hình thành và chịu sự tác động từ rất nhiều các tác nhân, nơi đây diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi giữa người bán và người mua. Thị trường luôn biến động và thay đổi không ngừng nên luôn luôn tồn tại rất nhiều những rủi ro. Vậy rủi ro thị trường là gì? Rủi ro thị trường có những đặc điểm đáng lưu ý nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về rủi ro thị trường

1.1. Rủi ro thị trường là gì? 

Rủi ro thị trường hay Risk Market được coi là một loại rủi ro các hệ thống, gây nên nhiều ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến các hoạt động của toàn bộ thị trường. Rủi ro thị trường được đánh giá là không thể dùng biện pháp đa dạng hóa để thực hiện chủ động các biện pháp phòng ngừa.

Rủi ro thị trường có thể gây ra các thua lỗ cho cho doanh nghiệp, thị trường khi phải đứng trước các thay đổi tiêu cực liên tục xảy ra và liên tục trái ngược so với những dự đoán trước đó của doanh nghiệp. Những rủi ro thị trường thường thấy như sự biến động tỷ giá của các loại năng lượng dầu, xăng hay sự biến động của các đơn vị tiền tệ, vàng,...

Rủi ro thị trường là gì?
Rủi ro thị trường là gì? 

Rủi ro từ thị trường thường được đánh giá là sẽ gây ra các tác động tiêu cực với thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp và nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng đánh giá, đưa ra được các biện pháp giải quyết thì sẽ rất nhanh sẽ phải gánh chịu các hậu quả nặng nề về kinh tế, tài chính. 

Xem thêm: Bật mí chi tiết nhất về vấn đề phần bù rủi ro thị trường là gì

1.2. Các đặc điểm của rủi ro thị trường

Cùng work247.vn tìm hiểu qua các đặc điểm của rủi ro thị trường

Trước tiên, trong các yêu cầu vốn tối thiểu được Basel đưa ra, thì ở trụ cột thứ nhất, rủi ro thị trường chính là một trong các yếu tố xuất hiện trong đó. 

Rủi ro thị trường không chỉ giới hạn trong việc gây ra tác động xấu đến một hoặc một vài doanh nghiệp nào đó mà nó sẽ tạo ra những thay đổi, gây nên tác động to lớn cho cả thị trường kinh tế nói chung. Khi rủi ro xảy ra, các hiệu xuất, hiệu quả hoạt động vốn có của thị trường sẽ không thể tiếp tục duy trì ổn định như trước nữa. Điều này có thể giải thích như sau, trước khi các rủi ro xuất hiện, các hoạt động kinh doanh, trao đổi trên thị trường vẫn đang diễn ra theo tuần tự nhưng chỉ cần một rủi ro nhỏ xảy ra, rất nhiều yếu tố trong môi trường bị ảnh hưởng, trì trệ theo. Hãy tưởng tưởng sự hoạt động của thị trường như một dây truyền hoạt động được tạo nên bởi nhiều các mắt xích, chỉ một mắt xích xảy ra vấn đề, chịu tác động từ các rủi ro là ngay lập tức cả bộ máy sẽ bị ảnh hưởng theo, mức độ ảnh hưởng có thể là ít hoặc nhiều tùi thuộc vào khả năng phản ứng, xử lý và ứng biến của thị trường.

Các đặc điểm của rủi ro thị trường
Các đặc điểm của rủi ro thị trường

Tiếp đến, như đã đề cập ở phần trên, các rủi ro xảy ra trên thị trường không thể được phòng ngừa bằng đa dạng hóa.

Trong thị trường hiện nay, rủi ro có thể bao gồm rủi ro riêng hay rủi ro cụ thể và rủi ro toàn bộ. Rủi ro riêng hay rủi ro cụ thể có thể được hiểu là giá của một loại chứng khoán xảy ra một sự thay đổi đầy bất lợi, nguyên nhân có thể bởi các yếu tố này chỉ áp dụng với mã chứng khoán đó hoặc từ tổ chức phát hành. 

Trong khi đó, rủi ro toàn bộ là rủi ro có thể nhận thấy trong sự thay đổi giá của toàn bộ các mặt hàng, loại sản phẩm, giá trên thị trường ở tất cả các công cụ áp dụng khác nhau. 

 1.3. 4 loại rủi ro thị trường thường gặp

Có 4 loại rủi ro thường gặp trên thị trường. Trước tiên là rủi ro đến từ lãi suất. Rủi ro này xuất hiện khi các loại giấy tờ có giá trị, công cụ tài chính có khả năng sinh lời hay các sản phẩm được ghi trên sổ kinh doanh của ngân hàng có khả năng phái sinh lãi suất,...chứng kiến sự biến động bất lợi của mức lãi xuất trên thị trường. 

Kế đến là rủi ro ngoại hối xảy ra khi giá vàng trên thị trường chứng kiến sự biến động bất thường của tỷ giá và gây nên nhiều bất lợi. Lúc này, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài đều hiển thị trạng thái vàng, trạng thái ngoại tệ.

4 loại rủi ro thị trường thường gặp
4 loại rủi ro thị trường thường gặp

Loại rủi ro thứ 3 là rủi ro về cổ phiếu khi giá trị cổ phiếu trên thị trường có những sự biến động bất lợi. Tại các chi nhánh kinh doanh của ngân hàng ở nước ngoài hay ngân hàng thương mại, có sự biến động về giá trị của cổ phiếu phái sinh được ghi trong sổ kinh doanh. 

Và cuối cùng là rủi ro hàng hóa, đây là loại rủi ro gây ra bởi các biến động bất lợi của giá cả hàng hóa trên thị trường và còn đối với cả giá trị phái sinh hàng hóa. 

2. Quản lý rủi ro thị trường - Một số quy định

Rủi ro thị trường gay ra nhiều tác động tiêu cực đến mọi hoạt động chính vì vậy, cần phải luôn chuẩn bị thật tốt việc quản lý các rủi ro có thể xảy ra. Khi thực hiện, trieerrn khai các bước quản lý rủi ro sẽ cần lưu tâm đến một số các quy định sau

2.1. Chiến lược quản lý

Đầu tiên là về chiến lược quản lý, theo như điều 38 thuộc thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định thì khi thực hiện chiến lược quản lý rủi ro thị trường, ta sẽ phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau. 

Cần thực hiện phòng ngừa rủi ro thị trường, cập nhật mức độ rủi ro thị trường của sổ kinh doanh

Trong trường hợp xảy ra các rủi ro trong điều kiện bình thường, điều kiện có sự biến động mạnh mẽ về giá chứng khoán, tỉ giá, giá vàng,...thì đều phải thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

Chiến lược quản lý
Chiến lược quản lý

 Các công cụ phòng ngừa rủi ro thị trường, thẩm quyền phê duyệt các biện pháp phòng ngừa rủi ro thị trường được nêu rõ, bao gồm trong nguyên tắc được áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro thị trường. 

2.2. Hạn mức

Các hạn mức về rủi ro thị trường tối thiểu được đặt ra gồm có: hạn mức về rủi ro lãi suất, hạn mức này được áp dụng với các danh mục sản phẩm giao dịch, cho các giao dịch viên, cắt lỗ và là hạn mức cho tổng trạng thái rủi rõ lãi xuất trong sổ kinh doanh. 

Hạn mức khi nói về tổng trạng thái ngoại tệ dương, âm, trạng thái vàng được gọi là hạn mức ngoại hối. 

Và cuối cùng là hạn mức cho danh mục các sản phẩm giao dịch, hạn mức cho các giao dịch viên sẽ được xếp vào hạn mức rủi ro hàng hóa. 

Xem thêm: Rủi ro lãi suất là gì? Biến động lãi suất và mối quan hệ với rủi ro

2.3. Các phương pháp đo lường, theo dõi cà kiểm soát

Để các hoạt động đo lường theo dõi và giám sát được diễn ra theo đúng quy trình, quy định, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau.

Khi thực hiện các hoạt động đo lường, kiểm tra, theo dõi và giám sát các rủi ro thị trường cần thành lập các bộ phận chuyên trách riêng, phân công nhiệm vụ cho cá nhân, chuyên biệt hoàn toàn so với các đơn vị giao dịch tự doanh. 

Để theo dõi hoạt động đo luờng, kiểm tra, đánh giá cần phải có hệ thống công nghệ thông tin, nguồn cơ sở dữ liệu tham gia hỗ trợ.

Các phương pháp đo lường, theo dõi cà kiểm soát
Các phương pháp đo lường, theo dõi cà kiểm soát

Khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro thị trường, cần phải có sự phân công, phân quyền, phê duyệt rõ ràng. 

Việc đo lường, quan sát và theo dõi các tình trạng rủi ro thị trường cần phải gắn chặt với từng loại sản phẩm, rủi ro. 

Các tham số, giả định thu được đều phải được kiểm định lại rõ ràng, đối chiếu với tình hình thực tế và các dữ liệu thu được. 

Trong trường hợp các hạn mức rủi ro thị trường có thể xảy ra, cần nhanh chóng nắm bắt, đưa ra cảnh báo kịp thời. 

Khi điều chỉnh các hạn mức rủi ro thị trường cần phải được thông báo cho các bên có liên quan. 

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi rủi ro thị trường là gì cũng như mang đến cho bạn đọc các thông tin thú vị khác về đặc điểm của rủi ro thị trường, hạn mức rủi ro thị trường,...Rất mong rằng bài viết thật sự giúp ích được nhiều cho bạn. Chúc bạn một ngày làm việc thật hiệu quả, thành công.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem226 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT