Rủi ro lãi suất là gì? Biến động lãi suất và mối quan hệ với rủi ro

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Hoạt động kinh doanh sinh lời luôn đi kèm với những rủi ro tiềm tàng. Thị trường tiền tệ biến động và thay đổi đem đến những rủi ro không thể tránh khỏi cho các ngân hàng và các nhà đầu tư. Một trong những rủi ro ảnh hưởng nhiều nhất chính là rủi ro về lãi suất. Vậy rủi ro lãi suất là gì? Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất là gì? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Rủi ro lãi suất là gì?

1.1. Khái niệm

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm được quy định đối với hoạt động cho vay hoặc gửi tiền xảy ra giữa các bên. Lãi suất là căn cứ để định lượng số tiền mà một bên phải trả cho bên kia trong giao dịch vay hoặc gửi. Lãi suất tại tất cả các ngân hàng trên đất nước Việt Nam đều do Ngân hàng Trung Ương điều chỉnh. Do đó trong trường hợp không lường trước, các ngân hàng thương mại không thể kiểm soát hoạt động của mình cùng với lãi suất dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn và trong đó có rủi ro về lãi suất.

Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk) là một trong những rủi ro gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại. Rủi ro này sẽ xảy ra khi mức lãi suất huy động đầu vào chênh lệch với mức lãi suất cho vay bên đầu ra do sự không phù hợp giữa các kỳ hạn huy động, biến động lãi suất và kỳ hạn đầu tư.

Biến động bất ngờ của lãi suất nằm ngoài dự tính của ngân hàng thương mại có thể dẫn đến những bất lợi tới biên lợi nhuận của ngân hàng và đồng thời với đó là sụt giảm thu nhập, tăng chi phí.

Rủi ro lãi suất là gì?
Rủi ro lãi suất là gì?

Xem thêm: Tìm hiểu rủi ro hệ thống là gì, đặc điểm và phân loại rủi ro hệ thống

1.2. Phân loại

Có 2 loại rủi ro chính tác động mạnh mẽ đến hoạt động tài chính của ngân hàng và các nhà đầu tư trái phiếu, đó là:

- Rủi ro lãi suất ngân hàng

- Rủi ro lãi suất trái phiếu

1.3. Đặc điểm

Căn cứ vào thời hạn cho vay và thời hạn nguồn vốn tài trợ, rủi ro có 2 tính chất chủ yếu sau:

Đối với các hoạt động cho vay lớn, các ngân hàng thương mại sẽ thường huy động nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng và phải trả một mức lãi suất nhất định, trong giới hạn thời gian cụ thể.

Sau đó, ngân hàng thương mại sẽ đem nguồn vốn huy động được cho các doanh nghiệp, tổ chức vay với mức lãi suất cao hơn so với lãi suất mà ngân hàng phải trả cho thị trường liên ngân hàng. Mức chênh lệch lãi suất giữa 2 hoạt động huy động và cho vay sẽ thuộc về ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trong các kỳ hạn cho vay đó, ngân hàng Trung Ương có thể ra các quyết định điều chỉnh lãi suất dẫn sai khác về mức chênh lệch lãi suất mà ngân hàng dự tính trước đó với tình hình chênh lệch lãi suất sau điều chỉnh.

Căn cứ vào thời hạn cho vay và thời hạn nguồn vốn tài trợ, rủi ro có 2 tính chất chủ yếu sau:

- Ngân hàng ở thế tái tài trợ: Điều này xảy ra khi thời hạn cho vay lớn hơn thời hạn nguồn tài trợ vốn. 

- Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư: Điều này xảy ra khi thời hạn cho vay nhỏ hơn thời hạn nguồn tài trợ vốn.

2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất

Một số trường hợp mà work247 đưa ra sau đây là nguyên nhân chính dẫn đến các rủi ro liên quan đến lãi suất trong ngân hàng thương mại:

2.1. Sự không phù hợp giữa kỳ hạn nguồn huy động và kỳ hạn cho vay

Sự không phù hợp giữa kỳ hạn nguồn huy động và kỳ hạn cho vay
Sự không phù hợp giữa kỳ hạn nguồn huy động và kỳ hạn cho vay

Kỳ hạn giữ nguồn huy động được và kỳ hạn ngân hàng cho các tổ chức vay lại là khác nhau. Khi gắn kỳ hạn với lãi suất, ngân hàng sẽ cân nhắc nhiều đến kỳ hạn đặt lãi và các kỳ hạn đặt lại lãi suất sẽ được ngân hàng cân nhắc thay đổi cho phù hợp với từng khoản vay.

Đối với nguồn vốn huy động được và nguồn tài sản cho vay, ngân hàng sẽ chia chúng thành các nhóm nhạy cảm với lãi suất và kém nhạy cảm với lãi suất. 

Tuy nhiên kỳ hạn và kỳ hạn đặt lại lãi thường sẽ do người đi vay và người gửi tiền quyết định bởi số tiền vay hoặc gửi vào của mỗi người là khác nhau, do đó có sự khác biệt về các kỳ hạn. Ngân hàng sẽ đặt lại các kỳ hạn ứng với lãi suất dựa theo dự đoán về biến động lãi suất trong tương lai.

Trong trường hợp kỳ hạn của nguồn vốn huy động ngắn hơn với kỳ hạn cho vay, rủi ro lãi suất sẽ xảy ra khi lãi suất huy động giữ nguyên hoặc tay lên trong khi lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm xuống. Ngược lại, lãi suất cho tăng lên, lãi suất huy động giữ nguyên, rủi ro sẽ xuất hiện khi vốn huy động đó là dài hạn.

2.2. Chênh lệch giữa lãi suất dự kiến của ngân hàng và lãi suất thị trường

Hiển nhiên rằng lãi suất thị trường có thể thay đổi và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách quan mà ngân hàng thương mại không thể tác động vào được, trong đó có quan hệ cung - cầu tín dụng. Điều duy nhất ngân hàng có thể làm đó là điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với sự biến động lãi suất.

Chênh lệch lãi suất
Chênh lệch lãi suất

2.3. Sử dụng lãi suất cố định đối với các khoản cho vay

Lãi suất cố định thường được dùng cho các khoản vay trung và dài hạn. Trong đó, ngân hàng sẽ thu lời dựa trên lượng tài sản cho vay và thời hạn cho vay. Một khi lãi suất thị trường có biến động, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu lời của ngân hàng và các rủi ro đi kèm.

2.4. Đối với trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác

Trái phiếu
Trái phiếu

Các nhà đầu tư vào các tài sản có giá trị này sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi lãi suất cố định của tài sản đầu tư. Để cụ thể hóa cho điều này, chúng ta có ví dụ: bạn mua 1 trái phiếu trị giá 100 triệu với kỳ hạn 10 năm và lãi suất cố định là 6%/năm, sau mỗi năm, bạn sẽ nhận được 6 triệu.Sau đó, giả sử nhà nước có điều chỉnh dẫn đến lãi suất cố định của trái phiếu tăng lên 6,5%/năm, tức là bạn đã mất đi 500 nghìn mỗi năm cho khoản đầu tư 100 triệu ban đầu.

2.5. Một số nguyên nhân khác

Ngân hàng thương mại có thể điều chuyển dòng chảy tiền tệ trong các hoạt động của mình nhưng không thể điều chuyển dòng tiền trên thị trường chung. Một khi thị trường xuất hiện các yếu tố như lạm phát, khủng hoảng, suy thoái, thiên tai… hay sự thay đổi quy định từ phía nhà nước cũng dẫn đến những rủi ro trong hoạt động tài chính sinh lời.

Xem thêm: Điểm đến du lịch là gì? Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch

3. Quản trị rủi ro lãi suất

3.1. Đối với ngân hàng thương mại

Trong vấn đề quản trị rủi ro lãi suất, có một thuật ngữ khác cần phải quan tâm, đó là khe hở lãi suất. Khe hở lãi suất được sinh ra do sự chênh lệch giữa nguồn tiền và tài sản cho vay.

Sự khác biệt về tài sản và kỳ hạn giữa các chủ thể đi vay là điều tất yếu, bởi chỉ có khách hàng mới là người lựa chọn và quyết định đến kỳ hạn vay hay gửi. 

Ngân hàng sẽ tận dụng sự khác biệt về tài sản và nguồn tiền để tạo ra thế có lợi cho mình. Trong trường hợp khe hở lãi suất khác 0, lãi suất biến động, lợi nhuận từ lãi suất đem lại sẽ tỉ lệ thuận với quy mô khe hở lãi suất.

Bảo hiểm cho rủi ro lãi suất
Bảo hiểm cho rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là điều mà không ngân hàng thương mại nào tránh khỏi. Các ngân hàng chỉ có thể dựa theo sự biến động của rủi ro lãi suất để điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp nhất để phòng tránh và giảm thiểu ảnh hưởng từ các rủi ro gây ra.

Kinh nghiệm cho thấy, nhiều ngân hàng đã sử dụng các dịch vụ bảo hiểm rủi ro lãi suất như một cách để chuyển đổi rủi ro sang cho bên bảo hiểm. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt và nguồn vốn phù hợp dành cho các khoản vay lớn, trung và dài hạn. Khi đó, ngân hàng có thể linh hoạt thay đổi lãi suất phù hợp với biến động thị trường nhưng vẫn đảm bảo nằm trong khả năng chi trả của khách hàng đi vay.

3.2. Đối với nhà đầu tư

Nhà đầu tư trái phiếu
Nhà đầu tư trái phiếu

Nhà đầu tư thường sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và không thể thay đổi được, do đó trước khi đầu tư vào bất kỳ một tài sản nào, nguyên tắc được áp dụng đó là “không để toàn bộ trừng vào một giỏ”. Nhà đầu tư thông minh sẽ chọn đa dạng hóa rủi ro bằng cách phân chia nguồn tiền vào các tài sản đầu tư khác nhau.

Thêm vào đó, họ có thể linh hoạt đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau trong đó nên có các tài sản có tính thanh khoản cao để dễ dàng ứng phó khi rủi ro ập đến. Tuy nhiên cũng có những tài sản mà tính thanh khoản của nó phụ thuộc vào biến động thị trường, do đó không có tài sản đảm bảo 100%.

Bài viết trên đây chỉ là một trong số rất nhiều nội dung liên quan đến rủi ro lãi suất, tuy nhiên work247 hy vọng với nội dung trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn cái nhìn cơ bản và tổng quát về rủi ro lãi suất là gì?

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem365 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT