Mách bạn cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả cao nhất

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Có thể bạn chưa biết kỹ năng quản lý nhân viên cấp dưới cũng là một trong những kỹ năng quan trọng nếu như muốn làm một chủ doanh nghiệp giỏi. Bởi lẽ nhân viên là lực lượng chủ chốt vận hành của doanh nghiệp, phải làm cách nào để trở thành người lãnh đạo uy tín trong mắt nhân viên. Bài viết sau đây Work247.vn sẽ bật mí cho bạn các cách quản lý nhân viên cấp dưới để vận hành doanh nghiệp hiệu quả nhất có thể.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tại sao cần biết cách quản lý nhân viên cấp dưới

Quản lý là công việc tưởng như là dễ tuy nhiên không phải vậy. Thử nghĩ khi bạn quản lý một lớp học, một sự kiện, một chương trình với quy mô nhỏ đã là một điều rất khó. Vậy thì điều hành cả một doanh nghiệp với vô vàn vấn đề xảy ra, nếu như không biết cách quản lý khéo léo, hậu quả mang lại không chỉ mình chủ doanh nghiệp gánh chịu mà còn là toàn thể công nhân viên, các đối tác thậm chí là khách hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Điều này đặt ra một điều thiết yếu rằng người quản lý doanh nghiệp phải là người không chỉ hội tụ các kiến thức chuyên môn mà còn phải có các kỹ năng trong việc quản trị doanh nghiệp, làm sao để hài hòa tất cả các bên. Và quản lý nhân viên cấp dưới cũng là một kỹ năng quan trọng đó.

Làm thế nào để quản lý tốt nhân viên cấp dưới
Làm thế nào để quản lý tốt nhân viên cấp dưới

Chúng ta đều biết rằng, nhân viên là lực lượng hoạt động chính của doanh nghiệp, tất cả mọi chủ trương, chính sách có hay đến đâu, sáng tạo đến đâu, nhưng nếu không nhờ sự hợp lực của tất cả các bộ phận nhân viên trong công ty cùng làm thì các chính sách đó cũng không thể nào thực hiện được. 

Thái độ khi làm việc là yếu tố hàng đầu quyết định đến hiệu quả kinh doanh chứ kiến thức chỉ là một phần. Nhân viên tài giỏi đấy nhưng nếu môi trường làm việc khiến cho họ cảm thấy chán nản thì họ cũng sẽ không có động lực để sáng tạo, để phát huy năng lực của bản thân. Còn nếu như môi trường tốt, tạo điều kiện để họ học hỏi và phát triển thì thậm chí sức sáng tạo và cống hiến của họ còn hơn thế nữa. Điều này đòi hỏi một nhà quản lý phải biết cách để khơi gợi tài năng và sự cống hiến trong họ.

Xem thêm: Những điều bạn cần biết về cách quản lý nhân viên phục vụ

2. Các cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả

2.1. Là một nhà lãnh đạo gương mẫu

Chủ doanh nghiệp là người đại diện không chỉ cho danh tiếng của công ty đó mà còn là tiếng nói thể hiện cho phong cách làm việc và tiếng nói của toàn bộ các nhân viên trong công ty. Chính vì vậy, phong thái và đức tính của người quản lý sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của nhân viên, muốn được như người sếp của mình.

Phải là một nhà lãnh đạo gương mẫu
Phải là một nhà lãnh đạo gương mẫu

Bạn phải luôn là người gương mẫu để nhân viên học tập và noi theo. Đừng bao giờ tự cho mình là sếp mà có thể làm bất cứ điều gì sai quy định, và đừng chỉ biết ngồi chỉ tay nói suông. Như vậy sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy không phục và không tin tưởng và người lãnh đạo. 

Từ những việc rất nhỏ như đi làm đúng giờ cũng phải thực hiện tốt, đừng tự cho mình là người cao nhất mà có thể đi làm muộn. Ngoài ra khi bạn nhận xét cho nhân viên, cũng đừng chỉ biết nói suông hay phán xét chung chung, thay vào đó hay gợi ý cho họ cách sửa sai chẳng hạn, hoặc kiến nghị họ các giải pháp cụ thể. Như vậy nhân viên sẽ cảm thấy nể phục và tôn trọng người lãnh đạo của mình hơn.

Xem thêm: Phương pháp và nguyên tắc quản lý nhân viên làm việc từ xa

2.2. Xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên

Tạo dựng mối quan hệ với nhân viên bằng việc luôn luôn lắng nghe và có ý thức tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên là một kỹ năng vô cùng khó mà ít người lãnh đạo nào có thể làm được. Bởi nhiều người cho rằng công việc doanh nghiệp còn quá nhiều để mà có thời gian để ý những thứ nhỏ nhặt ấy nhưng họ quên rằng chính từ những nhiều nhỏ nhặt mới góp nên thành công lớn.

Xây dựng, tạo lập mối quan hệ tốt với nhân viên
Xây dựng, tạo lập mối quan hệ tốt với nhân viên

Việc thấu hiểu, lắng nghe ý kiến của nhân viên cho thấy người quản lý này dành một sự tôn trọng nhất định cho nhân viên của mình. Hơn thế nữa, việc thu thập và tin tưởng ý tưởng của nhân viên cũng giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng hơn, hoàn thiện các chủ trương, chính sách được sự đồng thuận của tất cả mọi người. Hãy gạt bỏ ngay tư tưởng bạn là sếp và bạn luôn đúng, như vậy chỉ làm cho nhân viên cảm thấy xa lánh và không thể hợp tác làm việc cùng với bạn.

Việc tìm hiểu từng nhân viên cũng sẽ hỗ trợ bạn trong việc phân công công việc một cách hợp lý. Bạn sẽ hiểu được năng lực của mỗi người như thế nào, đến đâu từ đó có những sắp xếp phù hợp. Tránh trường hợp quá tải và quá nhàn rỗi, không tối ưu hóa được thời gian và năng lực của họ.

Ngoài ra bạn cũng nên xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, tránh gây căng thẳng quá mức để nhân viên có thể tự tin làm việc hơn.

Luôn luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên
Luôn luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên

2.3. Thừa nhận lỗi sai và công nhận thành tích

Một đặc điểm rất hay thường thấy ở các nhà lãnh đạo đó là không thừa nhận cái sai của mình và không công nhận thành tích của cấp dưới. Khi được mọi người góp ý thì bạn luôn bảo thủ bảo vệ quan điểm của mình. Có thể bạn nghe những ý kiến rất có lý đấy, nhưng cái tôi của bạn quá lớn khiến bạn không muốn chấp nhận mình thua nhân viên của mình. Đó là điều rất sai lầm và hậu quả là doanh nghiệp của bạn gánh chịu thôi.

Bên cạnh đó, việc công nhận cấp dưới cũng là điều cần phải làm. Công nhận thành tích bằng những buổi khen thưởng, tuyên dương, tăng lương chẳng hạn sẽ làm cho nhân viên cảm thấy sự cống hiến của mình được công nhận và được đền đáp xứng đáng. Như vậy nhân viên sẽ tăng ý chí cống hiến hơn và cũng là động lực để các nhân viên khác nhìn theo và cố gắng.

2.4. Công bằng và ngay thẳng

Trong một tổ chức, mọi người vô cùng cấm kỵ với sự thiên vị, cùng làm một khối lượng công việc như nhau nhưng người này được ưu ái hơn vì lý do nào đó. Việc này sẽ dẫn đến tâm lý tiêu cực cho nhân viên rằng mình không bao giờ được công nhận, giảm sút hiệu quả công việc.

Là một người lãnh đạo, bạn phải luôn công tư phân minh, đối đãi công bằng từ chế độ lương thưởng hay các quy định đều áp dụng với tất cả mọi người. Chỉ trừ những trường hợp đặc biệt, có như vậy mới tạo được không khí làm việc đúng nghĩa. 

Nhà quản lý phải luôn công tư phân minh
Nhà quản lý phải luôn công tư phân minh

Nhưng không phải vì thế mà ai cũng đối xử như nhau. Công bằng ở đây là công bằng trong các quy định chung. Còn đối với cá nhân có thành tích tốt, đừng ngần ngại tuyên dương để các nhân viên khác noi theo, và nếu vi phạm lỗi cũng phải có hình thức xử phạt thấu đáo dù là bất kỳ ai.

2.5. Không ngừng học hỏi

Là con người ai cũng sẽ có những khuyết điểm, là sếp thì không nhất thiết phải hoàn hảo mọi mặt. Bạn vẫn có thể làm sai, bạn vẫn có thể sửa sai, và những kiến thức trên thế giới là vô tận, đừng tự ti khi bạn không biết một vấn đề gì đó.

Hãy luôn luôn học hỏi, tại vì sao trước khi được phong chức lên nhà điều hành, các chủ doanh nghiệp phải đi học một khóa học gọi là “Kỹ năng quản trị”? Ai cũng cần phải trải qua quá trình rèn luyện và phát triển từng ngày, thậm chí bạn còn phải học hỏi từ nhân viên của mình. Như vậy cũng sẽ làm gương cho nhân viên và càng thêm kính phục người lãnh đạo của mình.

Không ngừng học hỏi, cầu tiến
Không ngừng học hỏi, cầu tiến

Những kỹ năng trên chỉ là một số điều mà chúng tôi gợi ý để bạn có thể tham khảo về các cách quản lý nhân viên cấp dưới sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tế là một người lãnh đạo phải hội tụ rất nhiều điều. Là một nhà quản lý đã khó, làm một nhà quản lý tốt còn khó hơn. Nhưng tất cả mọi thứ đều có thể thực hiện được nếu bạn nhận ra và cố gắng trau dồi.

Vậy là bài viết trên work247.vn đã bật mí cho bạn một số cách để quản lý nhân viên cấp dưới. hy vọng qua bài viết bạn sẽ tích lũy thêm cho mình những thông tin hữu ích và lên kế hoạch cụ thể cho phát triển bản thân.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem249 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT