Mô tả công việc Kế toán kho
Theo dõi work247 tạiMô tả công việc kế toán kho không chỉ tạo ra một bức tranh vẽ chi tiết nhất về nhiệm vụ, công việc yêu cầu, quyền lợi được hưởng cho người tìm việc. Mà hơn cả, những thông tin này sẽ làm căn cứ tham khảo cho các chuyên viên trong doanh nghiệp có thể bổ sung và hoàn thiện bản tin tuyển dụng cho vị trí Kế toán kho của mình!
1. Công việc kế toán kho là gì?
Kế toán là lĩnh vực việc làm không còn quá xa lạ. Xét về tầm quan trọng của chức năng bộ phận kế toán, có thể nói bộ phận này được quan tâm nhiều nhất về công tác tuyển dụng nhân sự. Trong khi đó, kế toán được chia thành nhiều nhánh công việc nhỏ, đảm đương những trọng trách khác nhau. Mà đôi khi, thoạt nhìn có thể dễ gây cho bạn sự nhầm lẫn không đáng có giữa hình thức kế toán này và hình thức kế toán khác.
Kế toán kho là gì? Đó là công việc được các doanh nghiệp chuyên về sản xuất, phân phối hàng hóa có nhu cầu tuyển dụng cao. Đó là một vị trí thuộc bộ phận tài chính - kế toán. Những Kế toán kho làm việc trực tiếp trong các xưởng chứa hàng hóa, thành phẩm của doanh nghiệp, hoặc các kho đựng vật liệu, nguyên liệu, thiết bị và vật dụng của những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,...
2. Giới thiệu về công việc của Kế toán kho
Tựu chung, khi nói đến chức năng và vai trò công việc của Kế toán kho, thường thì họ sẽ là cá nhân chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động liên quan đến quá trình lập các chứng từ, tài liệu hóa đơn. Họ thực hiện việc quản lý, giám sát và đối chiếu các hàng hóa, sản phẩm trong kho với thông số kê khai trên giấy tờ. Họ cũng có trách nhiệm chủ đạo trong quá trình quản lý, giám sát hoạt động xuất và nhập hàng ra vào kho, và cả khía cạnh quản lý tồn kho. Vị trí tuyển nhân viên kế toán Kho được các nhà tuyển dụng nhằm thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để đảm bảo sự hạn chế tối đa việc thất thoát, mất mát hàng hóa và những sự cố xảy ra trong kho hàng của họ.
>>> Tải về mẫu bảng mô tả công việc Kế toán kho file mềm theo đường link sau:
1.5.7. Mô tả công việc Kế toán kho.doc
3. Chức năng nhiệm vụ của nhân viên Kế toán kho
Tùy vào cơ cấu tổ chức nhân sự và phòng ban trong các doanh nghiệp cụ thể, mà Kế toán kho có thể làm việc trực tiếp dưới quyền chỉ đạo của kế toán tổng hợp hay kế toán trưởng thuộc phòng tài chính - kế toán. Vậy trên thực tế, Kế toán kho cần làm những công việc gì?
3.1. Kiểm kê - Giám sát và quản lý toàn bộ hàng hóa trong kho
Công việc của Kế toán kho là gì? Trước hết họ chính là cá nhân chịu trách nhiệm chính trong hoạt động kiểm kê, giám sát, theo dõi và đặc biệt là quản lý toàn bộ hàng hóa trong kho chứa của các doanh nghiệp. Trách nhiệm đầu tiên này phản ánh chức năng chính của Kế toán kho. Ở một Kế toán kho có nghiệp vụ giỏi, doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về các vấn đề như phát sinh sự thất thoát về hàng hóa, hay đơn giản chỉ là sự sắp xếp mang tính khoa học của các hàng hóa trong kho,...
Trách nhiệm này được thể hiện qua các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Kế toán kho có trách nhiệm cập nhật thường xuyên về tình trạng hàng hóa, sản phẩm trong kho chứa. Xây dựng các kế hoạch chi tiết và đầy đủ về hoạt động nhập và xuất hàng hóa về kho. Trình kế hoạch này cho cấp trên phụ trách để được phê duyệt và thông qua.
- Kế toán kho làm việc kết hợp với các bên đơn vị phụ trách giao - nhận hàng hóa và thủ kho. Trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm kê, định lượng số lượng, chất lượng, phân loại các hàng hóa theo kế hoạch xuất và nhập trước đó. Trách nhiệm này phải đảm bảo về tính chính xác so với yêu cầu ban đầu. Sau đó, Kế toán kho thực hiện ghi chép và lưu trữ nội dung vào sổ kế toán.
- Kế toán kho làm việc phối hợp với thủ kho, để tiến hành vào việc kiểm kê hàng hóa, thành phẩm trong kho (thông thường là cứ định kỳ 3 tháng 1 lần). Họ có nhiệm vụ quản lý và đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp cho các phân loại hàng hết hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng hóc.
- Kế toán kho có trách nhiệm trong việc xây dựng những tài liệu, biểu mẫu liên quan đến hàng hóa như biên bản kiểm kê, đề xuất xử lý đối với những hàng hóa có số liệu không đúng với thực tế, trình về bộ phận chủ quản để xin ý kiến chỉ đạo.
- Trực tiếp làm việc với thủ kho để hoàn tất nhanh chóng các thủ tục có liên quan đến hoạt động xuất hay nhập hàng hóa. Trực tiếp giám sát và theo dõi số lượng hàng hóa tồn đọng, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các phương án giải quyết phù hợp. Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất không bị chi phối và tác động đến hoạt động kinh doanh chung của công ty.
- Trực tiếp làm công tác kiểm tra hoạt động ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, có thể triển khai việc này đột xuất hoặc thường xuyên. Quản lý về phương cách sắp xếp hàng hóa, thực hiện việc đối chiếu thực tế với số liệu về hoạt động xuất nhập hàng hóa. Đảm bảo không bị chênh lệch về các số liệu, kịp thời phát hiện nếu có như chênh lệch và nhanh chóng tìm phương án giải quyết.
Đọc thêm: Các trường có ngành kế toán
3.2. Lập chứng từ và quản lý các tài liệu, hóa đơn về xuất và nhập hàng
Công việc Kế toán kho nói riêng và kế toán nói chung, chủ yếu liên quan đến việc lập chứng từ và quản lý các biểu mẫu, tài liệu quan trọng liên quan đến số liệu, dữ liệu kinh doanh và hàng hóa, cũng như ngân sách tài chính. Kế toán kho làm gì? Họ cũng đảm nhận vai trò xây dựng hệ thống hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến hoạt động nhập hàng và xuất hàng. Các biểu mẫu này vô cùng quan trọng, nó phản ánh chính xác hoạt động của doanh nghiệp và đặc biệt là làm cơ sở để dễ dàng hơn trong việc quản lý.
- Kế toán kho chịu trách nhiệm chính trong công tác đối chiếu, đảm bảo thông tin trong các chứng từ hợp lệ với thực tế về giao nhận hàng hóa. Họ cũng đảm nhận việc kiểm tra các phiếu xuất kho, nhập kho trước khi bắt đầu triển khai hoạt động này.
- Kế toán kho tiếp nhận và check kỹ các hóa đơn nhập hàng từ các đơn vị sản xuất. Tiếp nhận và trực tiếp đưa ra phương án giải quyết cho các trường hợp mất mát hoặc không đầy đủ về hàng hóa, nguyên vật liệu trong quyền hạn của mình. Nếu ngoài phạm vi quyền hạn, họ sẽ là người chịu trách nhiệm báo cáo cho cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
- Thực hiện kiểm tra và trực tiếp nhập số liệu, thông tin, chứng từ về hàng hóa, nguyên vật liệu trong hệ thống phần mềm quản lý.
- Thực hiện hoạt động xây dựng hóa đơn mua bán, các chứng từ xuất nhập, hay các chi phí có liên quan,... ghi chép hàng ngày và đảm bảo tính chính xác.
- Kế toán kho có nhiệm vụ “control” hoạt động xuất kho, nhập kho và hàng tồn kho. Tổng hợp số liệu và xây dựng những báo cáo về hàng tồn, thực hiện kiểm tra hàng tồn,... nhằm đảm bảo tính trùng khớp từ hệ thống khai báo cho đến số liệu thực tế.
3.3. Kê khai thuế và hạch toán kế toán
Ở trách nhiệm thứ ba trong bảng mô tả công việc Kế toán kho làm những gì, đề cập đến nhiệm vụ kê khai thuế và hạch toán kế toán. Đây cũng chính là nghiệp vụ mà các kế toán viên bắt buộc phải nằm lòng. Công tác này bao gồm cả việc Kế toán kho cần nắm bắt những quy định, nguyên tắc về kế toán và luật pháp hiện hành cho ngành này,...
- Kế toán kho có nhiệm vụ thực hiện nghiệp vụ hạch toán việc nhập hàng, xuất hàng. Bên cạnh đó, họ cũng là người chịu trách nhiệm trong công tác hạch toán giá vốn, ngân sách, chi phí và lợi nhuận.
- Kế toán kho chịu trách nhiệm trong quá trình giám sát công nợ về cả hoạt động nhập hàng và xuất hàng thường xuyên, liên tục, theo định kỳ xây dựng các biên bản công nợ nhằm xác minh công nợ theo quy chế.
- Kế toán kho thực hiện hoạt động kê thai thuế theo quy định, theo định kỳ về cả đầu ra và đầu vào. Thường xuyên cập nhật định kỳ vào hệ thống quản trị các nội dung kê khai về thuế,...
3.4. Xây dựng các báo cáo định kỳ và nhiệm vụ khác
Cuối cùng, việc làm của Quý vị, tại Kế toán kho, gắn liền chặt chẽ với việc xây dựng các báo cáo liên quan đến tình hình kho hàng và một số nhiệm vụ khác sẽ được giao bên ngoài. Bao gồm các công việc như sau:
- Tổng hợp số liệu và xây dựng thường xuyên các báo cáo nhập kho, xuất kho, tồn kho cũng như các báo cáo khác,..
- Nghiên cứu và thực hiện tham mưu, đề xuất các phương thức hay giải pháp phù hợp nhằm gia tăng tính hiệu quả của các hoạt động liên quan đến quản lý kho hàng.
- Kế toán kho đối chiếu các thông số hàng hóa phát sinh mỗi ngày thông qua quá trình làm việc kết hợp với các kế toán viên công nợ.
- Kế toán kho thực hiện công tác kiểm tra, ghi chép và đối chiếu liên quan thông qua quá trình làm việc kết hợp với kế toán viên giá thành và nhân viên thủ kho.
- Một số nhiệm vụ khác được phân công bởi cấp trên,...
Xem thêm: Điều kiện làm kế toán trưởng
4. Yêu cầu công việc
Kế toán kho là một vị trí công việc được tuyển dụng khá phổ biến. Trong các bảng mô tả công việc Kế toán kho, bên cạnh những nhiệm vụ, hãy nắm bắt về yêu cầu công việc để xem mình có phù hợp với vị trí này không bạn nhé!
- Có văn bằng, chứng chỉ từ Trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên các chuyên ngành về kế toán, tài chính hoặc kinh tế.
- Kinh nghiệm làm việc từ một năm trở lên ở phòng hoặc bộ phận kế toán.
- Nắm vững các nghiệp vụ trong tin học văn phòng. Làm việc thành thạo với các phần mềm kế toán, excel, word,...
- Trung thực và có trách nhiệm cao trong công việc.
- Đức tính tỉ mỉ, chi tiết và chịu được áp lực công việc cao.
Xem thêm: Mô tả công việc kế toán ngân hàng
5. Quyền lợi công việc và mức lương của kế toán kho
Tùy chọn nhân sự chính của từng doanh nghiệp, Kế toán kho có thể được hưởng mức lương và các quyền lợi chi tiết không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, đa phần, phổ biến mức thu nhập cho vị trí này từ khoảng 6 - 8 triệu, ở mức cao thu nhập từ khoảng 8 - 12 triệu, ... Có khả năng thăng tiến lên những vị trí cao hơn ở bộ phận tài chính kế toán. Được hưởng các quyền lợi khác như: đóng các loại bảo hiểm theo luật lao động của Nhà nước, được khám sức khỏe kỳ, được du lịch hàng năm, các chế độ lễ, Tết, nghỉ phép theo quy định,. ..
Bây giờ, hãy làm ơn mô tả công việc Kế toán kho rồi, còn gì nữa mà không ứng dụng công việc này tại hệ thống tuyển dụng đa dạng ở work247.vn thôi!
2374 0