Ngành Kế toán : Là gì? Học Trường nào? Ra trường làm gì?
Theo dõi work247 tạiNgành kế toán từ lâu đã trở thành một đầu ngành về mức độ cần thiết đối với xã hội, các thành viên kế toán là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp, tổ chức, các cơ quan Nhà nước,… Như vậy, ngành Kế toán có cơ hội làm việc ra sao? Học kế toán tốt nghiệp sẽ làm gì? Học kế toán tại trường nào chất lượng? ... Cùng work247.vn tìm hiểu ngay.
1. Ngành Kế toán là gì?
Kế toán là việc ghi chép, thông tin lại những hoạt động của các đơn vị tổ chức; ghi chép và thống kê lượng tài sản bằng hiện vật và bằng tài chính của doanh nghiệp đó. Người làm kế toán sẽ gắn liền với công việc tính toán nhằm quy đổi từ công sức lao động thành tiền của người lao động và báo cáo cho doanh nghiệp.
Ngành Kế toán là ngành không ngừng thực hiện quá trình thu nhận và xử lý khối lượng thông tin bao gồm thông tin của toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, sự vận động của tài sản đang hoạt động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đó… từ đó có thể đưa ra những kết luận cụ thể nhằm đánh giá được các hoạt động của doanh nghiệp.
Bao gồm hai lĩnh vực chính đó là Kế toán công và Kế toán doanh nghiệp, đây là ngành mà rất nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm bởi nó mang lại cơ hội việc làm rất đa dạng.
Đọc thêm: Nhân viên kế toán tiếng Anh là gì
2. Mục đích đào tạo ngành Kế toán
Ngành Kế toán cung cấp những kiến thức nền tảng, kiến thức cơ sở cần thiết và lượng kiến thức chuyên sâu đảm bảo đáp ứng nhu cầu của xã hội đối với khả năng và trình độ của các cử nhân tốt nghiệp khoa Kế toán.
Khi được đào tạo, các sinh viên sẽ tự tin xin vào làm việc tại các doanh nghiệp với những kiến thức nền tẳng và kiến thức nâng cao trong ngành, đồng thời có nhiều kỹ năng chuyên môn như kỹ năng sử dụng thành thạo máy tính, kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán trong việc tính toán và thống kế các con số,... và nhiều kỹ năng mềm khác phục vụ cho quá trình giải quyết công việc.
3. Ngành kế toán gồm những chuyên ngành nào?
Ngành Kế toán theo chương trình đào tạo được chia thành ba chuyên ngành cơ bản đó là:
- Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán: Đây là chuyên ngành khó cho nên trong quá trình đào tạo thì các sinh viên học chuyên ngành này sẽ được đào tạo chuyên sâu và khoa học. Nhà trường sẽ chú trọng vào việc đào tạo các kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, giúp các bạn sinh viên dễ dàng làm quen sớm với nghiệp vụ kế toán kiểm toán và kiến thức chuyên sâu thông qua các môn học chuyên ngành.
- Chuyên ngành Kế toán Ngân hàng: Nganh hoc nay la nganh hoc yêu cầu các bạn sinh viên nắm chắc những kiến thức kế toán để thực hiện các báo cáo tài chính của ngân hàng, có những kiến thức về xã hội và kinh tế...
- Chuyên ngành Kế toán Tài chính. Báo cáo tài chính là chuyên ngành mà chương trình đào tạo tập trung vào vấn đề soạn thảo văn bản báo cáo về kết quả của doanh nghiệp cho các cổ đông. Những sinh viên theo học chuyên ngành này cần nắm vững các mảng kiến thức, có hiểu biết sâu rộng về kinh tế và xã hội, kiến thức về những môn học chuyên sâu để phục vụ tốt cho quá trình thực hành và làm việc.
Với ba chuyên ngành chính này thì các bạn có thể theo học ở nhiều cấp học khác nhau như Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Cao đẳng nghề…
Việc làm kế toán tại Hồ Chí Minh
4. Ngành kế toán gồm những môn học nào
Khi theo học ngành kế toán, các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản của các môn học như sau:
- Nguyên lý Kế toán.
- Kế toán Quản trị.
- Kế toán chi phí.
- Kiểm toán.
- Kế toán Ngân hàng.
- Kế toán Tài chính.
- Kế toán thuế.
- Kế toán công.
- ...
5. Các khối thi
Ngành học Kế toán là ngành thuộc top các ngành học phổ biến và có nhiều cơ hội việc làm, tính chất công việc đa dạng và đòi khả khả năng tính toán cao, chính vì thế mà có nhiều trường đào tạo ở các cấp bậc học. Các trường đào tạo Kế toán cũng mở ra các khối học và thi vào ngành này rất đa dạng nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho các bạn có thể lựa chọn khối thi và môn thi thích hợp cho mình.
Dưới đây là tổ hợp các môn thi, khối thi vào ngành Kế toán, mời các bạn cùng theo dõi:
- Khối A (Toán, Lý, Hóa) là khối thi cơ bản nhất
- Khối A1 (Toán, Anh và Lý) là khối thi tiếp theo mà các bạn có thể lựa chọn.
- Khối A4 (Toán, Địa, Lý) là một trong những sựa lựa chọn dành cho bạn.
- Khối A7 (Toán, Địa lý, Lịch Sử) giúp những bạn học tốt môn Địa lý và Lịch sử thi vào
- Khối A16 (Toán học, Khoa học tự nhiên và môn Ngữ văn) giúp những bạn có năng khiếu môn văn và môn học tự nhiên Khoa học tự động có thể thi vào.
- Khối B (Toán học, Hóa học và Sinh học) giúp bạn có được những hiệu lực tốt nhất Ba môn Toán, Hóa học và môn Sinh học.
Ngoài các khối thi được liệt kê ở đây, còn nhiều khối thi khác cũng giúp các bạn thi vào ngành Kế toán đó là: Khối C1 (Toán, Ngữ văn, Vật lý), khối D1, khối D7, khối D9, khối D10 , khối D90, khối D96.
General point of this block thi is đều bắt các thí nghiệm sinh thi môn toán, bởi vì Khoa Kế toán yêu cầu tính toán rất cao. Nếu bạn là người không học tốt môn toán, bạn hãy xác định ôn luyện thật tốt và đầu tư nhiều thời gian cho môn toán để nâng cao kiến thức hoặc bạn cũng có thể loại bỏ ngay ý tưởng thi vào Kế toán.
Ngành Tài chính - Ngân hàng làm gì?
6. Các trường có kế toán
Nhu cầu học tập Kế toán tại nước ta cực kỳ cao, nhu cầu tuyển dụng kế toán viên vào làm việc tại các doanh nghiệp lại càng nhiều, chính vì thế mà có rất nhiều trường mở ra đào tạo Kế toán để cung cấp nguồn nhân lực lượng cho xã hội. Trên khắp các miền của đất nước đều có các trường đào tạo Kế toán, vì thế để chọn một ngôi trường phù hợp với mình là điều không hề dễ dàng.
Đó là lý do vì sao mà các bạn cần tìm hiểu danh sách những trường đào tạo Kế toán để giúp ích cho việc lựa chọn một môi trường phù hợp với mình về tất cả khả năng đào tạo địa chỉ. Hãy theo dõi những trường đào tạo ngành Kế toán dưới đây:
North domain :
- Trường Đại học Hà Nội (Tại Nguyễn Trãi - Thanh Xuân)
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Ngoại Thương (Hà Nội và cơ sở tại Quảng Ninh)
- Trường Đại học Kinh tế
- Học viện Tài chính
- Học viện Ngân hàng (Hà Nội và cơ sở tại Bắc Ninh)
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- ...
Tại miền Trung:
- Trường Đại học Kinh tế (của trường Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế)
- Trường Đại học Nha Trang
- Đại học Kinh Tế (Nghệ An)
Tại miền nam:
- Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Tài Chính Marketing
- Trường Đại học Sài Gòn
- Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Kinh Tế - Tài Chính thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
7. Ngành kế toán có dễ xin việc không?
Vị trí việc làm kế toán là vị trí không thể thiếu tại bất cứ doanh nghiệp nào, cho dù là các doanh nghiệp tư nhân cho tới các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước với nhiều loại quy mô khác nhau. Những người theo ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn công việc và môi trường làm việc mà bản thân yêu thích.
Khi tốt nghiệp các chuyên ngành của ngành Kế toán, các bạn có nhiều cơ hội đảm nhận các vị trí công việc như sau:
- Trở thành chuyên viên kế toán - kiểm toán, làm việc ở bộ phận giao dịch viên ngân hàng, giao dịch viên tại các cơ quan thuế Nhà nước. Hoặc các bạn cũng có thể làm việc trong vị trí kiểm soát viên, chuyên viên tư vấn tài chính tại các doanh nghiệp...
- Trở thành nhân viên môi giới trên sàn chứng khoán, quản lý dự án, làm việc tại phòng ngân quỹ và giao dịch.
- Trở thành kế toán trưởng, tổ trưởng hay trưởng phòng kế toán tại doanh nghiệp, trở thành nhà Quản lý tài chính,...
- Nếu bạn đủ năng lực và tự tin vào năng lực của bản thân thì bạn có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành của ngành Kế toán tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường Trung cấp hay trường nghề.
Khi bạn tự tin với những kiến thức và trình độ của bạn thì bạn có thể khẳng định chính mình tại những doanh nghiệp lớn n nhỏ trong cả nước, làm việc tại các cơ quan Nhà nước, làm việc tại nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay các bạn cũng có nhiều cơ hội để làm việc tại các ngân hàng, làm việc tại các công ty bảo hiểm.
Đọc thêm: Các loại kế toán trong doanh nghiệp
8. Ngành kế toán lương bao nhiêu?
Khi cơ hội việc làm ngành Kế toán đã trở nên bão hòa, lượng nhân lực được đào tạo hàng năm cung cấp cho thị trường việc làm rất nhiều, đồng thời các công ty tuyển dụng kế toán cũng đã dần ổn định, dẫn tới độ cạnh tranh công việc được đẩy lên cao. Do đó mức lương của ngành này cũng mang tính chất rất ổn định.
Lương kế toán được chia làm nhiều bậc lương khác nhau dành cho từng đối tượng theo ngành như sau:
- Sinh viên, cử nhân Kế toán mới tốt nghiệp ra làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc các cơ quan Nhà nước thì sẽ nhận được mức lương dao động trong khoảng từ 5 đến 6 triệu đồng hàng tháng. Mức lương này sẽ không dậm chân tại chỗ với bất kỳ ai, khi bạn có thời gian làm việc tăng lên, có nhiều kinh nghiệm hơn thì cũng đồng nghĩa với việc mức lương của họ sẽ được tăng dần lên.
- Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc ít nhất từ 3 năm trở lên thì bậc lương của bạn sẽ được nâng lên tới 7 - 10 triệu mỗi tháng.
- Nếu bạn giữ vai trò và vị trí của Kế toán trưởng thì bạn sẽ nhận được mức lương hậu hình dao động trong khoảng từ 10 đến 30 triệu đồng hàng tháng tùy vào từng quy mô của doanh nghiệp và tính chất công việc mà bạn làm.
Việc làm tài chính tại Hà Nội
9. Những tố chất cần của một chuyên gia kế toán
Ngành Kế toán mang lại cho chúng ta rất nhiều điều thú vị, rất nhiều người theo ngành này nhưng không phải ai cũng có thể gắn bó với ngành này. Vậy, để theo đuổi và gắn bó với ngành Kế toán lâu dài thì chúng ta cần rèn luyện những gì?
9.1. Học tốt môn toán, có khả năng tính toán tốt
Công việc kế toán viên gắn liền với những con số, công việc ghi chép, sổ sách, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ... Cho nên, nếu như bạn không học tốt môn Toán, hoặc không giỏi tính toán thì bạn sẽ rất khó theo đuổi ngày này lâu dài. Bạn phải không ngừng cải thiện và tập luyện trí não của mình để dễ dàng nắm bắt các vấn đề trong công việc và để tinh thần trở nên sắc bén hơn.
9.2. Trung thực, thật thà
Làm kế toán cũng đi đôi với tính khách quan, khách quan từ những con số cho tới những báo cáo. Người làm kế toán cần tôn trọng thông tin, bảo mật các thông tin của doanh nghiệp.
Tính trung thực của người làm kế toán được các doanh nghiệp rất chú, khi tuyển dụng nhân lực thì họ cũng coi đây là một tiêu chí để tuyển chọn. Trong quá trình làm việc phát hiện có sự gian lận từ bất kỳ người nhân viên kế toán nào thì doanh nghiệp cũng sẽ loại trừ cá nhân đó.
Đọc thêm: Giải đáp cho câu hỏi kế toán hành chính sự nghiệp là gì
9.3. Có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ
Nhân viên kế toán làm việc chủ yếu với các con số, giấy tờ, chứng từ, sổ sách... đều là những thứ quan trọng đòi hỏi các bạn hết sức cẩn thận, chỉ cần sai một số trong cả dãy số thì có thể sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Bởi vậy mà ngành Kế toán đòi hỏi người theo ngành luôn phải đều cao tính cẩn thận, làm việc tỉ mỉ để tránh gây ra những sai sót không đáng có gây ảnh hưởng rất nhiều tới doanh nghiệp.
Ngoài những đức tính trên đây thì nhân viên kế toán cần phải biết cách quản lý thời gian cũng như là sẵn sàng đối mặt với áp lực công việc, sẵn sàng đương đầu với những áp lực công việc Vì công việc kế toán không hề nhẹ nhàng, không đơn giản, lại thường xuyên phải đối diện với những nguy cơ sai số tiềm ẩn. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng máy vi tính, các chương trình sử dụng cho công việc kế toán như word, excel, powerpoint… là những yêu cầu cần thiết để làm kế toán.
Trên đây là những thông tin về ngành học Kế toán giúp bạn biết rõ hơn về ngành học cũng là những thông tin về cơ hội học. Nếu bạn đang có nhu cầu theo học ngành Kế toán, hãy xem kỹ các thông tin mà bài viết được chia sẻ để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc hành trình tương lai với ngành này.
1482 0