Ngành tài chính ngân hàng ra làm gì? Những công việc hấp dẫn cho bạn
Theo dõi work247 tạiNhững năm trở lại đây, ngành tài chính ngân hàng là một trong những ngành thu hút được nhiều sinh viên nhất. Vậy nhưng, lí do gì khiến ngành học này lại hot đến vậy? Ngành tài chính ngân hàng ra thì làm gì? Hãy cùng Work247.vn đi tìm hiểu ngay nhé!
1. Ngành tài chính ngân hàng là gì?
Trước khi muốn biết học ngành tài chính ngân hàng ra làm gì thì ta phải hiểu được ngành tài chính ngân hàng là gì? Và những điều cơ bản về ngành học hot này.
1.1. Giải thích khái niệm tài chính ngân hàng?
Có rất nhiều cách giải thích, định nghĩa khác nhau về ngành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, đây là một ngành học khá rộng, nó bao quát tất cả các vấn đề liên quan đến tiền tệ, luân chuyển tiền tệ và các lĩnh vực tài chính khác.
Trong ngành tài chính ngân hàng, có thể chia nhỏ ra thành các lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau như tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế hay chuyên ngành về tài chính, chuyên ngành về ngân hàng,...
Nói tóm lại, có thể hiểu ngành tài chính ngân hàng là ngành học nghiên cứu về tất cả các lĩnh vực liên quan đến vấn đề tiền tệ và tài chính ở tất cả các cơ sở diễn ra hoạt động kinh doanh, buôn bán, đầu tư và luân chuyển tiền tệ,...
1.2. Mục tiêu đào tạo của ngành tài chính ngân hàng
Sinh viên theo học ngành tài chính ngân hàng sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về tiền tệ, tài chính, ngân hàng, quản trị ngân hàng,...để có thể ứng dụng vào trong đời sống cũng quá trình học tập, nghiên cứu chuyên sâu.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được bổ sung các kiến thức liên quan đến quản lý tiền tệ một cách hiệu quả cho ngân hàng, doanh nghiệp,... Qua đó, có thể quản lý vấn đề tài chính cho chính bản thân mình và có sự chi tiêu hiệu quả, hợp lý và khoa học hơn. Thêm vào đó, là các kiến thức về quy trình hoạt động, lưu thông của tiền tệ, các công cụ giúp quản lý tránh rủi ro và các kỹ năng cần thiết cơ bản cho sinh viên học tài chính ngân hàng như thống kê, phân tích, giải thích vấn đề, thuyết trình, giao tiếp,...
1.3. Các chuyên ngành của tài chính ngân hàng
Mặc dù bao quát khá rộng các vấn đề liên quan đến tiền tệ và giao dịch tiền tệ, nhưng sinh viên khi học ngành tài chính ngân hàng sẽ được học các chuyên ngành cụ thể. Những chuyên ngành này sẽ có những kiến thức để áp dụng vào thực tiễn với từng lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên cũng sẽ có những mối liên hệ giữa các chuyên ngành với nhau.
Một vài chuyên ngành đặc trưng của tài chính ngân hàng có thể nhắc đến là: chuyên ngành Ngân hàng, Quản lý tài chính công, Tài chính doanh nghiệp, Thuế, Tài chính quốc tế và Đầu tư tài chính,...
- Ngân hàng: Đây là chuyên ngành cung cấp kiến thức về tiền tệ, phát hành tiền tệ, quản trị tín dụng, thẩm định hạn tín dụng,...
- Quản lý tài chính công: Bổ sung kiến thức liên quan đến quản lý để áp dụng trong việc tổ chức và quản lý ngân sách nhà nước, tài sản chung,...
- Tài chính doanh nghiệp: Trang bị các kiến thức nền tảng về tài chính để giúp các doanh nghiệp thẩm định tài chính dự án, phân tích báo cáo tài chính, cũng như quản lý các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
- Thuế: Biết được các kiến thức về lý thuyết thuế, luật thuế và các chính sách liên quan đến thuế,...
- Tài chính quốc tế: Với xu hướng toàn cầu hóa thì việc nắm bắt thông tin về tài chính quốc tế là điều cần thiết. chuyên ngành này sẽ giúp bạn biết về việc đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế và các lĩnh vực khác như chứng khoán,...
- Đầu tư tài chính: Năm bắt các thông tin về thị trường tài chính, phân tích tình hình để có hướng đầu tư cụ thể cũng như sự đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó là sự hiểu biết các vấn đề liên quan như luật đầu tư,...
Các chuyên ngành có vẻ khác nhau về tên gọi cũng như mục đích. nhưng nhìn chung, đây đều là chuyên ngành cung cấp cho chúng ta kiến thức về tài chính và ngân hàng để có sự đánh giá, nhìn nhận đúng về lĩnh vực này trong công việc và học tập, nghiên cứu.
Xem thêm: Các công việc trong ngân hàng hiện nay, bạn đã biết chưa?
2. Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào?
Để theo học ngành tài chính ngân hàng, bạn cần biết về các khối thi cũng như tổ hợp môn thi của ngành này. Đặc biệt là mức điểm chuẩn để xét tuyển vào các trường đại học sau đó.
Các khối thi và tổ hợp môn thi
Ngành tài chính ngân hàng có mã ngành là: 7340201
Khối thi cũng như tổ hợp môn thi ngành tài chính ngân hàng gồm:
- Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
- Khối D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
Ngành tài chính ngân hàng hiện nay có 3 khối thi chính, ở mỗi khối gồm các môn thi tương ứng phù hợp. Vì vậy, để học ngành này bạn cần có sự lựa chọn tổ hợp thi phù hợp với khả năng cũng như thế mạnh của bản thân.
3. Ngành tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm?
Qua các năm, ta có thể nhận thấy mức điểm chuẩn của ngành này dao động trong khoảng từ 17,75 - 22 điểm. Đây có thể coi là mức điểm khá cao. Tuy nhiên, mức điểm chuẩn cũng sẽ có sự thay đổi giữa các năm và sự khác nhau giữa các trường. Hơn nữa, điểm cũng phụ thuộc vào từng khối thi nên sẽ có sự chênh lệch.
Xem thêm: Việc làm tài chính tại Hồ Chí Minh
4. Ngành tài chính ngân hàng học trường nào?
Vì là một ngành có tiềm năng phát triển và thu hút được sự quan tâm của sinh viên nên ngành tài chính ngân hàng được đào tạo tại rất nhiều trường Đại học trên cả nước.
- Trường Học viện Ngân hàng
- Trường Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
- Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng
- Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM,...
Trên đây là một vài gợi ý về các trường đại học đào tạo ngành tài chính ngân hàng có chất lượng tốt, đảm bảo và là sự lựa chọn đáng tin cậy của rất nhiều sinh viên ở nước ta. Giữa các trường có đội ngũ giảng viên khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất khác nhau, trình độ nhận thức giữa các sinh viên khác nhau. Do vậy, chất lượng đào tạo giữa các trường cũng khác nhau. Vì vậy, khi chọn môi trường học tập cho mình thì bạn nên chọn ngôi trường phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của bản thân.
Xem thêm: Học tài chính ngân hàng có làm được kế toán hay không?
5. Có nên học ngành tài chính ngân hàng?
Bạn có thể hoàn toàn học ngành này tại các trường ở Việt Nam, và cơ hội nghề nghiệp ở Việt Nam cũng rất rộng mở.
Hiện nay, chất lượng đào tạo ngành này ở các trường top đầu có chất lượng đầu ra rất tốt. Bên cạnh đó, một số trường Quốc tế cũng đào tạo ngành này với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng việc đào tạo ngành này ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, hiện nay kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, học tài chính ngân hàng là cơ hội cho bạn có được những cơ hội việc làm hấp dẫn. Các ngân hàng thương mại, công ty, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất lớn. Tuy nhiên, số lượng sinh viên đào tạo ra lại không đủ cung cấp cho thị trường lao động. Do đó, nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề có nên học ở Việt Nam không thì Work247.vn khẳng định với bạn là nên nhé!
6. Ngành tài chính ngân hàng ra làm gì?
Bởi vì cơ hội việc làm mở rộng nên công việc của ngành tài chính ngân hàng cũng có sự đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các ngân hàng, cơ quan nhà nước, các công ty, doanh nghiệp trên cả nước, các sàn giao dịch chứng khoán,...
Một vài công việc cụ thể có thể kể đến như:
- Tư vấn tài chính: Nếu bạn có đủ sự nhanh nhạy, kiến thức vữa vàng bạn hoàn toàn có thể trở thành một chuyên gia tư vấn tài chính. Bạn có thể làm ở bất kỳ công ty nào bạn muốn nếu như bạn có những phân tích và dự đoán đúng đắn. Đây là công việc cần có sự nhạy bén với thời cuộc và nền tảng kiến thức chắc chắn.
- Kế toán: Bạn có thể làm tại các công ty, doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước. Bởi có một sự thật hiển nhiên là dù làm ở đâu thì cũng cần kế toán. Làm kế toán, bạn sẽ phải đánh giá, phân tích các hoạt động tài chính và quản lý chi tiêu của công ty, doanh nghiệp mình.
- Kiểm toán: là công việc đánh giá, kiểm tra các hoạt động của kế toán, từ đó đưa ra được báo cáo tài chính rõ ràng và chi tiết nhất.
- Nhân viên khách hàng: Công việc của bạn sẽ là giúp các khách hàng của mình hiểu rõ các vấn đề về tài chính và giải đáp những thắc mắc của họ.
- Nhân viên quản lý tiền tệ: Họ sẽ làm công việc liên quan đến chi tiêu, quản lý rủi ro của các công ty thương mại, doanh nghiệp,...
- Giao dịch chứng khoán: Chứng khoán là lĩnh vực đầu tư khá hot, tuy nhiên không phải ai cũng chơi được chứng khoán. Để có thể trở thành người môi giới chứng khoán bạn cần có đầu óc thông minh, khả năng phân tích và kiến thức cơ bản về chứng khoán. Ngoài ra bạn cũng có thể làm giao dịch viên chứng khoán. Công việc này yêu cầu bạn cần có khả năng giao tiếp, cách ứng xử và phản ứng với từng trường hợp nhất định.
Bạn có thể làm những công việc khác, miễn là các công việc đó có sự liên quan đến lĩnh vực này. Các công việc đều có sự linh hoạt và liên quan đến nhau. Vì vậy, bạn cần chọn cho mình công việc phù hợp với thế mạnh của bản thân.
7. Ngành tài chính ngân hàng lương bao nhiêu?
Mức lương của các công việc này cũng thu hút người lao động không kém độ hot về ngành nghề của nó. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì lương của bạn sẽ dao động trong khoảng từ 6 - 9 triệu đồng. Khi bạn đã có kinh nghiệm đi làm từ 1 - 2 năm thì số tiền lương sẽ khoảng 10 - 15 triệu đồng. Còn nếu kiến thức chuyên môn của bạn chắc chắn, có kinh nghiệm lâu năm thì mức lương có thể lên đến 20 - 25 triệu đồng.
Nhìn chung, lương bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực nghề nghiệp của bản thân bạn.
Xem thêm: Mô tả công việc chuyên viên tài chính cho ứng viên chính xác nhất
8. Yêu cầu của ngành tài chính ngân hàng
Ngành tài chính ngân hàng yêu cầu người học cần phải có một số tố chất nhất định nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao trong quá trình học tập cũng như trong công việc sau này. Một vài tố chất cần có như:
- Khả năng tu duy logic, tỉ mỉ: Bởi vì liên quan đến tài chính, tiền tệ nên việc có khả năng tư duy, tính toán nhanh sẽ giúp sinh viên học tập khoa học hơn. Thêm vào đó, đây là ngành học liên quan đến các con số và các vấn đề khá trừu tượng nên bạn cần có sự tỉ mỉ trong học tập và công việc.
- Tính trung thực: Đây là một phẩm chất đạo đức cơ bản của người học ngành này. Nếu không trung thực, bạn rất dễ bị thu hút bởi những cám dỗ mà ngành này đem đến. Vì thế, cần chuẩn bị cho mình một cái đầu lạnh và đức tính trung thực trong chính con người bạn.
- Sự thận trọng và cẩn thận trong công việc: ngành tài chính ngân hàng nếu không có sự thận trọng và cẩn thận thì chỉ sai 1 tí thôi bạn cũng có thể trở nên trắng tay chỉ sau một đêm. Vì vậy, để tránh sai sót hãy thật thận trọng trong các vấn đề.
- Có cách ứng xử phù hợp trong từng trường hợp nhất định: Làm trong tài chính ngân hàng ở một vài vị trí cũng như làm dâu trăm họ. Vì vậy, bạn sẽ không thể làm tất cả đều thỏa mãn được. Tuy nhiên, bạn phải biết cách ứng xử đúng mực để có thể giữ được mối quan hệ sau đó. Tức là biến tiến biết lùi.
- Sử dụng thành thạo máy tính và có khả năng về ngoại ngữ: Đây cũng là yếu tố cần có của sinh viên theo học ngành tài chính ngân hàng. Do majority, all tasks of you have to use on computer to access, operate. Ngoại ngữ giúp bạn phát triển công việc hơn, ngoài ra, một số phần mềm cũng bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt.
Nhìn chung, đây là một số yếu tố bạn cần có để trở thành một nhân tố tiềm năng của ngành tài chính ngân hàng.
Ngành tài chính ngân hàng hot như vậy, cơ hội việc làm rộng mở. Vậy làm thế nào để có thể nắm bắt thông tin về việc tuyển dụng cả ngành này nhanh và chính xác nhất?
Nếu bạn không biết tìm kiếm thông tin việc làm ở đâu thì Work247.vn sẽ là một website hữu ích với bạn. Với thông điệp luôn mang đến cho bạn những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất, được cập nhật thường xuyên thì Timviec365 có thể giúp bạn lựa chọn được công việc tài chính ngân hàng phù hợp với bạn.
Mong rằng, qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về ngành tài chính ngân hàng cũng như giải đáp được thắc mắc học tài chính ngân hàng ra làm gì. Từ đó, có sự định hướng về công việc, nghề nghiệp tương lai cho bản thân mình. Nếu bạn còn băn khoăn về ngành nghề nào khác thì bạn hoàn toàn có thể tra cứu trên Work247.vn nhé!
1937 0