Nội dung dưới đây không chỉ làm sáng tỏ điều đó mà hơn hết, nó sẽ giúp cho các bạn biết cách viết Thư xin việc chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Cũng giống như những loại giấy tờ khác phục vụ cho mục đích xin việc làm, xuất hiện trong Hồ sơ xin việc, lá Thư xin việc chăm sóc khách hàng cần phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản của Thư xin việc nói chung. Những yêu cầu đó là gì?
1. Vai trò của Thư xin việc chăm sóc khách hàng trong quá trình tìm việc
Khi đã có hiểu biết Thư xin việc chăm sóc khách hàng là gì thì không khó để bạn hiểu được khái niệm Thư xin việc chăm sóc khách hàng. Đơn giản, nó là một lá thư, một lời tâm sự bày tỏ với nhà tuyển dụng mong muốn được làm việc tại vị trí chăm sóc khách hàng mà doanh nghiệp đang cần tuyển.
Thư xin việc chăm sóc khách hàng là một loại tài liệu có nội dung chỉ dài trong một trang giấy mà chúng ta sẽ gửi đến cho nhà tuyển dụng cùng với các loại văn bản giấy tờ khác như sơ yếu lý lịch, CV xin việc chăm sóc khách hàng. Như vậy, thông qua Thư xin việc, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đọc được những tâm tư nguyện vọng của bạn, hiểu được niềm khao khát muốn được làm việc chăm sóc khách hàng ở công ty họ của bạn ra sao. Cách bạn thể hiện trong Thư xin việc chăm sóc khách hàng sẽ nói lên mức độ khao khát của bạn cũng như cơ hội được nhận vào làm việc.
Trong cách truyền thống, người ta gọi văn bản này là Thư xin việc chăm sóc khách hàng, còn dựa trên những nguyên tắc hiện đại, Thư xin việc cũng được gọi là Đơn ứng tuyển. Không phải ngẫu nhiên chúng ta lại đặt thêm cho nó một tên gọi khác như vậy, căn cứ vào vai trò thể hiện của nó và được thể hiện thông qua chức năng của hình thức “thư” thì thư xin việc vị trí chăm sóc khách hàng sẽ giúp cho người tìm việc dễ dàng truyền tải được ý định xin việc của mình nhất. Dường như có một dòng chảy cảm xúc dạt dào để len lỏi và lan tỏa trong lá thư vậy.
Thư xin việc có rất nhiều trường hợp tồn tại. Đôi khi nó được yêu cầu bắt buộc phải có trong hồ sơ xin việc nhưng cũng có trường hợp nó không cần thiết để xuất hiện. Một vài nhà tuyển dụng khác lại để cho ứng viên tùy chọn việc chuẩn bị Thư xin việc chăm sóc khách hàng cho mình. Thường ở những trường hợp này, bạn sẽ có thêm công cụ để gia tăng chiến thắng, đó chính là lá thư nếu như bạn có thể chuẩn bị nó thật tốt. Còn nếu được đặc biệt yêu cầu phải chuẩn bị thì thư xin việc chăm sóc khách hàng bỗng gánh nặng trách nhiệm hơn bao giờ hết vì nhà tuyển dụng sẽ soi thật kỹ lá thư và đánh giá mức độ đáp ứng của nó, đồng thời cũng so sánh với rất nhiều thư của những ứng viên khác.
Mặc dù chỉ dài một trang nhưng thực sự Thư xin việc chăm sóc khách hàng không dễ viết. Bạn biết đấy, trong khi rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa Thư xin việc với Đơn xin việc thì nhiệm vụ của bạn là phải hiểu rõ và tìm thấy ngay những điểm khác biệt giữa Thư xin việc chăm sóc khách hàng cần viết với lá đơn xin việc phục vụ cho cùng mục đích xin việc vào vị trí này. Do đó, trước khi khám phá cách viết thư xin việc chăm sóc khách hàng hoàn hảo thì bạn sẽ cần phải phân biệt được hai yếu tố Đơn và Thư xin việc Chăm sóc khách hàng.
2. Phân biệt thư xin việc chăm sóc khách hàng với đơn xin việc
Khi nhận thức về vấn đề việc làm ngày một rõ ràng hơn thì dường như một phần đông người tìm việc đã biết được rằng giữa đơn và thư xin việc có sự khác biệt, không thể đánh đồng chúng lại với nhau. Tuy nhiên dù biết thế thì người ta vẫn cứ mơ hồ trong việc phân biệt rạch ròi, tìm ra những điểm khác biệt đó.
Giúp bạn thoát ra khỏi những lăn tăn, băn khoăn này, tôi đã dựa trên ý hiểu của bản thân kết hợp với việc tham khảo nhiều ý kiến đến từ giới chuyên gia CV để đưa đến bạn lời lý giải hoàn chỉnh nhất, để mỗi người tìm việc, khi đọc được bài viết này đều có thể phân biệt rõ đơn và thư xin việc chăm sóc khách hàng.
2.1. Khác biệt về nội dung
Quả thực rất khó để tìm ra sự khác biệt về nội dung của chúng khi mà tất cả những gì chúng hướng về đều là việc làm, là chứng minh một điều gì đó thuộc về bản thân mình có thể đáp ứng yêu cầu mà công việc ứng tuyển đặt ra. Chính những điều khác biệt khó có thể nhìn thấy đó đã “đánh lừa” sự nhận thức của biết bao con người để họ cho rằng, Đơn hay thư chăm sóc khách hàng thì cũng chỉ là một văn bản mà thôi. Phải thật tinh ý thì ta mới nhìn ra nội dung của Thư xin việc chăm sóc khách hàng khác với Đơn xin việc như thế nào.
Nếu như đơn xin việc hướng đến mục đích chính đó là XIN việc làm thì Thư xin việc dù có muốn được ứng tuyển vào vị trí chăm sóc khách hàng đó thì cũng không bày tỏ một cách “lộ liễu” như vậy. Ý nhị hơn, Thư xin việc làm chăm sóc khách hàng muốn bày tỏ cho nhà tuyển dụng biết rằng, họ mong muốn làm việc ở vị trí này như thế nào? Bạn có khả năng đáp ứng ra sao các yêu cầu mà công việc đòi hỏi. Do đó, lá thư này không phải là XIN VIỆC mà chỉ nhẹ nhàng bày tỏ tâm tư về nghề nghiệp của bản thân ứng viên.
2.2. Khác biệt rõ ràng ở hình thức
Dường như dễ nhận diện hơn nội dung, hình thức có thể nói cho chúng ta biết ngay rằng thư xin việc chăm sóc khách hàng khác biệt với đơn xin việc. Xét từ phương diện thể loại thì đơn từ đã khác biệt hoàn toàn so với thư từ. Trong khi đơn từ đòi hỏi tính hình thức khá khắt khe, buộc người sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức theo quy định vốn đã được đặt ra sẵn và buộc tất cả mọi người phải tuân thủ thì thư từ lại tỏ ra thoải mái hơn trong cách trình bày.
Dựa vào đây, bạn có thể đối chiếu với việc so sánh đơn xin việc và Thư xin việc Chăm sóc khách hàng. Khi viết đơn xin việc chăm sóc khách hàng, bạn buộc phải có các yếu tố bắt buộc xung quanh nội dung như Quốc hiệu – Tiêu ngữ, Ngày tháng năm, địa điểm, Địa chỉ gửi đơn,… theo mẫu thể hiện sau:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày… tháng,… năm…
ĐƠN XIN VIỆC
Kính gửi:….
Còn với Thư xin việc chăm sóc khách hàng, cấu trúc trên hoàn toàn không xuất hiện, tất cả những gì bạn cần bắt đầu một lá thư đó chính là lời chào chân thành nhất đến nhà tuyển dụng mà theo như cách viết tiếng Anh, người ta chỉ cần diễn tả lời chào chân thành đó bằng một từ “Dear, Ms/Mrs…” là đủ.
Sau khi đã có được hình dung nhất định về Thư xin việc, tìm thấy điểm khác biệt lớn nhất của nó với Đơn xin việc thì bạn sẽ dễ dàng hơn để viết thành cong lá thư xin việc chăm sóc khách hàng. Lúc này, việc học theo những bí quyết được chia sẻ dưới đây cũng trở nên dễ hiểu và dễ áp dụng hơn hết.
3. Hướng dẫn bạn cách viết đơn xin việc chăm sóc khách hàng hiệu quả
Bời vì không thể phủ nhận nét tương đồng giữa Đơn và Thư xin việc cho nên trong nội dung của Thư xin việc chăm sóc khách hàng cũng sẽ có những yếu tố thông tin gần giống như Đơn xin việc chăm sóc khách hàng. Chính sự giống nhau đó càng khiến cho người ứng viên khó xây dựng nội dung cho Thư xin việc tại vị trí chăm sóc khách hàng. Đây chính là lý do vì sao bạn nên đọc ngay nội dung này để chắc chắn biết cách thể hiện, trình bày nội dung sao cho Thư xin việc chăm sóc khách hàng mang đúng đặc trưng của Thư xin việc mà không bị lẫn với Đơn xin việc.
3.1. Xác định nội dung cần thể hiện trong Thư xin việc chăm sóc khách hàng
Thường thì một lá thư xin việc sẽ có cấu trúc 3 phần để phục vụ cho nhiệm vụ trình bày các thông tin liên quan đến ứng viên như lý do ứng tuyển của bạn tại vị trí chăm sóc khách hàng, những nét tổng quan nhất liên quan tới nền tảng chuyên môn cũng như lý do khẳng định bạn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho vị trí này.
Dường như ý nội dung này đều có trong Đơn xin việc chăm sóc khách hàng. Nếu như không cẩn thận và không biết cách trình bày theo đúng đặc trưng của thư xin việc thì chắc chắn rồi, Thư xin việc của bạn sẽ bị fail. Nhiệm vụ của bạn đó chính là tìm kiếm những cách thức để có thể viết đúng chuẩn thư xin việc và hơn hết là đúng với các đặc trưng của thư xin việc tại vị trí chăm sóc khách hàng.
3.2. Định dạng thư xin việc chăm sóc khách hàng theo từng phần
3.2.1. Thời gian và thông tin liên hệ
Bạn có thể áp dụng hai cách để trình bày thông tin liên hệ trong thư xin việc chăm sóc khách hàng. Cách thứ nhất đó chính là nêu ra địa chỉ nơi ở cụ thể, số điện thoại, địa chỉ email. Bạn không đưa bất cứ thông tin nào liên quan tới công ty và nhà tuyển dụng mà bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ nhé:
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Phương Thảo
Địa chỉ: Ngõ Hòa Bình 7, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại:…
Địa chỉ email:…
Đây là một cách được thực hiện phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, ví dụ như bạn phải điền nội dung theo mẫu Thư xin việc có sẵn tại một công ty nước ngoài nào đó, có thể đặc trưng tuyển dụng của khu vực đất nước họ là như vậy thì sự mở đầu thư xin việc chăm sóc khách hàng của bạn còn phải có thêm dữ liệu nội dung liên quan đến nhà tuyển dụng và công ty. Có nghĩa là thay vì chỉ trình bày thông tin của cá nhân như ở ví dụ trên thì người ứng viên còn phải thêm cả thông tin liên quan đến phía nhà tuyển dụng với đầy đủ các thông tin như:
Tên người tuyển dụng
Tên công ty
Địa chỉ công ty
3.2.2. Cách viết lời chào trong thư xin việc chăm sóc khách hàng
Đây chính là điểm khác biệt rõ ràng, dễ nhận thấy nhất của Thư xin việc chăm sóc khách hàng với đơn xin việc. Lời chào sẽ giúp bạn đi vào bức thư một cách tự nhiên và gần gũi hơn. Bạn có thể tìm hiểu để biết tên của người trực tiếp tuyển dụng, khi chào kèm theo tên của họ sẽ chứng tỏ rằng bạn thực sự là một người tỉ mỉ và tinh tế, hơn hết bạn đã rất quan tâm đến vị trí chăm sóc khách hàng cũng như công ty để rồi những thông tin nhỏ như vậy vẫn được bạn để ý và khám phá ra.
Tiếp tục, ở phần này, bạn đừng quên nói cho nhà tuyển dụng biết rằng mục đích bạn viết lá thư này là để bày tỏ mong muốn ứng tuyển vào vị trí chăm sóc khách hàng. Ở Việt Nam, giới tính được thể hiện rất rõ qua tên gọi cho nên bạn có thể phỏng đoán được luôn người tuyển dụng bạn là nam hay nữ để kèm chức danh cho họ là Ông hoặc Bà, ví dụ Thưa ông Thành còn đối với việc gửi thư xin việc tiếng Anh đến một doanh nghiệp nước ngoài, bạn không cần phải thêm chức danh ông hoặc bà đó vì bạn khó có thể phân biệt được giới tính thông qua tên gọi của họ. Vì thế chỉ cần viết: Dear + họ tên đầy đủ của người tuyển dụng là được.
3.2.3. Xây dựng phần nội dung mở đầu của nội dung thư xin việc chăm sóc khách hàng
Mở đầu là cơ hội có một không hai để bạn ghi điểm tốt với nhà tuyển dụng. Bạn nên giới thiệu chính mình kèm theo lý do rõ ràng vì sao bạn lại muốn ứng tuyển vị trí chăm sóc khách hàng, đừng trình bày với thái độ quá nghiêm nghị vì bản chất của Thư xin việc cho phép bạn bày tỏ cảm xúc một cách thoải mái hơn cho nên có thể đưa vào phần mở đầu sự hào hứng, nhiệt tình của bạn khi nhắc đến công việc và công ty.
Trong trường hợp bạn được người quen có uy tín giới thiệu cho công việc này thì bạn cũng đề cập tới người giới thiệu đó trong phần này luôn để chiếm ưu thế ngay trong mắt nhà tuyển dụng.
Tìm việc làm trưởng phòng chăm sóc khách hàng
3.2.4. Trình bày phần nội dung chính của Thư xin việc chăm sóc khách hàng
Hãy giới thiệu về bản thân mình nhiều hơn trong phần này và không quên thể hiện sự nhiệt tình vì đây là một trong những tố chất quan trọng cần thiết của người nhân viên chăm sóc khách hàng.
đồng thời, bạn cũng cần phải đi sâu trình bày kinh nghiệm của bản thân phù hợp với vị trí chăm sóc khách hàng trong thư xin việc và không quên kèm theo sự chia sẻ về bằng cấp, kỹ năng cho thấy bạn trở thành một ứng viên hoàn hảo.
Từ một đến hai đoạn văn bạn cần phải cố gắng tạo ra được mối liên hệ mật thiết giữa thành tích cũ với thái độ sẵn sàng nắm bắt vai trò mới.
Nếu đã hoàn thiện nội dung này, đã đến lúc bạn có thể kết thư xin việc chăm sóc khách hàng được rồi đó. Ở nội dung phần này không có gì đặc biệt so với những kết thư của vị trí khác. Trong phần này bạn có thể tạo ra sự kết nối với nhà tuyển dụng theo cách quen thuộc nhất, đó là một lời bày tỏ mong muốn được gặp gỡ nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn và lời hứa sẽ cố gắng hết sức mình cho công việc nếu như được nhận vào làm việc.
Thực chất, viết thư xin việc chăm sóc khách hàng không hề khó. Bạn chỉ cần phân biệt được Thư xin việc vị trí này khác với Đơn xin việc của nó như thế nào và cố gắng trau chuốt cho từng nội dung mà bạn đặt bút viết. Chắc chắn với sự góp mặt của một bức thư xin việc thân tình thì việc ứng tuyển vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng của bạn sẽ nhanh chóng đạt được thành công.