Cách làm nổi bật thư xin việc cho sinh viên mới ra trường

Đối với những bạn sinh viên mới ra trường cái có của các bạn đó chính là nhiệt huyết, sự năng động. Thế nhưng cái còn thiếu sót nhiều chính là kỹ năng và kinh nghiệm. Thế nhưng làm cách nào để thư xin việc cho sinh viên mới ra trường được thật sự nổi bật ngay cả khi vẫn có thiếu sót? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây!

Sinh viên mới ra trường 08

Miễn phí

Sinh viên mới ra trường 07

Miễn phí

Sinh viên mới ra trường 06

Miễn phí

Sinh viên mới ra trường 05

Miễn phí

Sinh viên mới ra trường 04

Miễn phí

Sinh viên mới ra trường 03

Miễn phí

Sinh viên mới ra trường 02

Miễn phí

Sinh viên mới ra trường 01

Miễn phí

Tìm việc làm

1. Tìm hiểu bố cục của thư xin việc cho sinh viên mới ra trường

Đối với sinh viên mới ra trường, việc phải tự tay viết thư xin việc là điều vô cùng cần thiết. Thế nhưng đa phần kinh nghiệm trong quá trình viết cũng như phô diễn kỹ năng của mình đều bị hạn chế. Để bạn có một công việc tốt, một cơ hội tốt và có thể thuyết phục nhà tuyển dụng thông qua bức thư xin việc thì cần phải tìm hiểu về bố cục của thư trước.

 Tìm hiểu bố cục của thư xin việc cho sinh viên mới ra trường
 Tìm hiểu bố cục của thư xin việc cho sinh viên mới ra trường

Về cơ bản bố cục thư xin việc cho sinh viên mới ra trường hay bố cục thư xin việc các công việc khác đa phần đều giống nhau nhưng cách thể hiện lại khác nhau. Bố cục như sau:

- Phần mở đầu thư: Đưa ra lý do bạn ứng tuyển vào vị trí nào đó trong công ty

- Phần nội dung chính của thư: Bạn đưa ra những lý do, những lý lẽ để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn ở vị trí công việc đó.

- Phần kết thư: Khẳng định mong muốn và khả năng của mình ở vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

Đó chính là bố cục của thư xin việc cho sinh viên mới ra trường, tuy nhiên kinh nghiệm và kỹ năng viết từng phần của các bạn vẫn còn thiếu sót khá nhiều. Vì thế mà hãy theo dõi trong những phần tiếp theo để biết cách làm nổi bật nội dung thư của mình nhé.

Thư xin việc mẫu

2. Cách làm nổi bật thư xin việc cho sinh viên mới ra trường

2.1. Nổi bật về hình thức của thư xin việc

Đầu tiên bạn cần phải làm nổi bật về hình thức của thư xin việc. Đối với một sinh viên mới ra trường thì không có quá nhiều kỹ năng, kinh nghiệm giống như các ứng viên khác. Chính vì thế mà bạn cần phải tận dụng rất nhiều phần khác nhau để làm cho thư xin việc thật nổi bật, ấn tượng. Về hình thức của thư xin việc, các bạn có thể sử dụng thư với hình thức:

Nổi bật về hình thức của thư xin việc
Nổi bật về hình thức của thư xin việc

- Viết tay trên giấy A4, đảm bảo thư không nhàu nát, nhăn hay mất góc. Từ đầu đến cuối thư bạn chỉ được sử dụng một màu mực (đen hoặc xanh), một nét chữ duy nhất. Đối với thư xin việc viết tay sẽ khá mất thời gian, bởi khi viết sai bạn sẽ phải viết lại ngay lập tức. Thế nhưng nó lại thể hiện sự chỉn chu về và đầu tư công sức khá nhiều của bạn. Tuy nhiên nếu như bạn có nét chữ đẹp, dễ nhìn thì mới suy nghĩ đến việc sử dụng cách này thôi nhé.

- Đánh máy cũng là một hình thức được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, bởi sự tiện lợi, nhanh chóng của nó. Không khiến cho ứng viên phải viết đi viết lại nhiều lần. Nếu như sai chỗ nào bạn chỉ cần xóa đi và viết lại nội dung là được. Với hình thức này bạn cũng nên sử dụng một font chữ dễ nhìn, thống nhất từ đầu đến cuối để đảm bảo không làm mất lòng nhà tuyển dụng.

- Hoặc có thể sử dụng mẫu thư xin việc thiết kế riêng. Với nhu cầu ngày càng tăng cao về tính thẩm mỹ của con người, nhà tuyển dụng không chỉ muốn đẹp về nội dung mà còn đẹp về hình thức. Chính vì thế mà có rất nhiều mẫu thư thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau cho bạn lựa chọn. Là một sinh viên mới ra trường, bạn có thể lên trang web timviec365.com để lựa chọn một mẫu thư với phong cách năng động, trẻ trung, màu sắc tươi tắn về sử dụng. Như vậy sẽ khiến nội dung thư của bạn trông nổi bật hơn.

2.2. Nổi bật về nội dung của thư

Tiếp theo là làm nổi bật về nội dung của thư xin việc cho sinh viên mới ra trường. Như ở trên cũng đã nói, các bạn sinh viên sẽ rất hạn hẹp về kỹ năng và kinh nghiệ. Chính vì thế mà đó sẽ không phải là một điểm nhấn hoàn hảo trong thư. Để gia tăng độ ấn tượng, sức thuyết phục thì bạn nên làm nổi bật trình độ học vấn, sự năng động, tìm tòi học hỏi của một tân cử nhân. Cụ thể cách trình bày nội dung trong các phần như sau:

2.2.1. Phần mở đầu của thư

- Trong phần mở đầu này, ngoài đưa ra lý do viết thư bạn còn phải đưa ra thông tin liên lạc để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc, báo cho bạn kết quả tuyển dụng. Các thông tin đó bao gồm như sau: tên, năm sinh, số điện thoại, emial, địa chỉ nơi ở hiện nay, vị trí ứng tuyển.

Phần mở đầu của thư
Phần mở đầu của thư

Ví dụ minh họa:

“Ngày sinh: 23/8/1996

Số điện thoại: 012345xxx

Địa chỉ email: Nguyenthic.com

Địa chỉ: số 12 Quan Nhân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

NGUYỄN THỊ C

Ứng tuyển vị trí: Nhân viên kinh doanh

Hà Nội, ngày 22/10/2020

Kính gửi: Bà Trần Xuân B

Giám đốc công ty TNHH XXX”

- Đó chính là một vài thông tin cơ bản mà bạn cần phải chuẩn bị trước khi viết thư xin việc. Tiếp theo đó, bạn sẽ phải đưa ra những lý do tại sao lại ứng tuyển vào vị trí đó và từ đâu bạn biết đến thông tin tuyển dụng đó.

- Tuy nhiên lý do bạn đưa ra phải cụ thể, ngắn gọn để nhà tuyển dụng biết luôn được bạn ứng tuyển vị trí nào.

Ví dụ cho phần mở đầu
Ví dụ cho phần mở đầu

Ví dụ:

“Kính gửi bà B

Tôi biết đến thông tin tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh của quý công ty trên trang web timviec365.com. Sau khi tìm hiểu về công ty cũng như công việc mà nhân viên kinh doanh phải làm, tôi cảm thấy mình phù hợp với công việc này. Chính vì thế tôi đã viết lá thư xin việc này để gửi đến quý công ty ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh.”

2.2.2. Phần nội dung chính của thư

- Sau khi đã đưa ra được lý do mà bạn viết thư, vị trí mà bạn mong muốn làm việc thì trong đoạn tiếp theo sẽ là những lý lẽ thuyết phục nhà tuyển dụng bạn lựa chọn bạn vào làm việc.

- Để nội dung chính của mình được dễ đọc nhất thì bạn có thể chia tách thành nhiều đoạn khác nhau. Đoạn nói về trình độ, giải thưởng, chứng chỉ có liên quan đến công việc nhân viên kinh doanh. Đoạn sau nói về những kỹ năng, sự năng động, nhiệt huyết và tinh thần cống hiến của một sinh viên mới ra trường.

- Nói chung, bạn cần phải làm rõ và thật sự nổi bật được bản thân, tuy có khuyết điểm về kinh nghiệm so với những ứng viên kỳ cựu khác, thế nhưng bạn lại nổi bật hơn so với họ về khả năng học hỏi và thích nghi môi trường làm việc.

Phần nội dung chính của thư
Phần nội dung chính của thư

Ví dụ như sau:

“Tôi đã tốt nghiệp loại giỏi trường đại học…với chuyên ngành…Trong suốt thời gian 4 năm học, tôi có tham gia vào các chương trình, cuộc thi do trường tổ chức, thành phố Hà Nội tổ chức. Đặc biệt trong cuộc thi “Nhà kinh doanh trẻ” tôi đã dành giải nhất chung cuộc do thành phố Hà Nội tổ chức năm 2016. Nắm chắc kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó tôi còn luôn cập nhật tình hình kinh doanh trong nước và thế giới.

Bên cạnh đó, tôi còn là một người năng nổ trong các cuộc thi, hoạt động. Không chỉ có kiến nền tảng chuyên môn mà tôi còn có kỹ năng nắm bắt tâm lý người khác, kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng tiếng Anh được trau dồi rất nhiều trong những hoạt động đó. Với sức trẻ, sự năng động của một sinh viên mới ra trường. Tuy chưa thể đáp ứng các yêu cầu cao về kinh nghiệm. Thế nhưng tôi lại là một người ham học hỏi và có tinh thần tự học rất lớn. Tôi tin chắc, với sự cố gắng, nỗ lực và kiến thức của bản thân sẽ đảm nhận tốt vị trí nhân viên kinh doanh mà công ty đang tuyển dụng”.

Đó chính là một ví dụ điển hình bạn có thể tham khảo khi trình bày, đưa ra những lý do, lý lẽ để thuyết phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên những lý do này cũng không nên quá dài dòng, kể lể nhiều sẽ làm người khác thấy bạn chưa thật sự chuyên nghiệp nhé.

2.2.3. Phần nội dung cuối của thư

Phần nội dung cuối của thư
Phần nội dung cuối của thư

- Thể hiện sự mong muốn, chờ đợi hồi âm của công ty với chính mình. Khẳng định một lần cuối bạn hoàn toàn xứng đáng đảm nhận công việc đó.

- Sau đó thì đừng quyên dành một lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng và ký tên nhé. Lời cảm ơn không phải là một nội dung chính, thế nhưng nếu như thiếu nó thì chắc chắn bạn sẽ không được đánh giá cao.

Ví dụ như:

“Ở vị trí nhân viên kinh doanh này, công sẽ sẽ đặt nhiều kỳ vọng vào ứng viên. Nếu như được làm ở vị trí này, tôi sẽ cố gắng phát huy toàn bộ năng lực của mình để giúp công ty phát triển. Rất mong rằng nhận được hồi đáp của quý công ty bằng một lời mời phỏng vấn. Xin chân thành cảm ơn bà đã bớt chút thời gian đọc thư xin việc này!

Nguyễn Thị C”

Một lời cảm ơn chân thành cùng với ký tên đã khép lại thư xin việc của chính bạn. Tuy nhiên nếu như các bạn sinh viên muốn thư của mình lọt vào mắt nhà tuyển dụng thì cũng đừng bao giờ quên được sự chỉn chu trong thư nhé.

2.3. Sự chỉn chu cũng sẽ tạo ấn tượng tốt

Sự chỉn chu cũng sẽ tạo ấn tượng tốt
Sự chỉn chu cũng sẽ tạo ấn tượng tốt

Đối với thư xin việc cho sinh viên mới ra trường, bạn cần phải thật sự chỉn chu ở từng câu văn, lời nói của bản thân trong thư. Chú ý căn lề trái phải nếu như bạn sử dụng hình thức đánh máy hoặc thiết kế. Còn nếu viết tay thì cũng phải tự căn lề cho thư của mình sao cho sáng nhất và dễ theo dõi nội dung nhất nhé.

Không những thế mà bạn còn phải giữ cho thư luôn được phẳng, không nhàu nát, rách góc,…điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng có cảm giác bạn không tôn trọng họ và không tôn trọng công việc đó.

Đó chính là cách để thư xin việc cho sinh viên mới ra trường được ấn tượng, nổi bật hơn so với các thư xin việc khác. Mỗi năm có hàng nghìn tân cử nhân tốt nghiệp, bởi vì thế mà sự cạnh tranh cũng vô cùng lớn. Bạn cần phải biết tận dụng những cơ hội để có việc làm tốt nhất sau khi ra trường.

Tìm việc làm thực tập sinh

3. Sinh viên mới ra trường viết thư xin việc cần lưu ý

Đối với những bạn sinh viên mới ra trường, khi chuẩn bị thư xin việc của mình cần phải lưu ý những vấn đề như sau:

- Về độ dài của thư: Thông thường thư xin việc chỉ dài khoảng 1 trang giấy A4, chính vì thế mà bạn không nên trình bày quá dài khiến cho nội dung bị phân ra nhiều ý khác nhau. Nhà tuyển dụng cũng không có thời gian để đọc hết bức thư dài đó của bạn.

Về độ dài của thư
Về độ dài của thư

- Về độ chính xác: Bạn cần đảm bảo độ chính xác các thông tin mà mình đưa ra trong thư xin việc. Không nên bịa, làm sai lệch các thông tin để làm nổi bật. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng không thể chấp nhận và họ sẽ coi đây là hành vi gian lận đó nhé.

- Nếu sử dụng mẫu thư xin việc của timviec365.com thì bạn nên lựa chọn một ảnh đại diện để làm nổi bật và tạo ấn tượng hơn nhé. Chắc chắn sẽ khiến cho người khác nhớ lâu hơn là một bức thư xin việc thông thường đó.

Tìm việc làm sinh viên năm cuối

Hiểu bản chất của thư xin việc
Hiểu bản chất của thư xin việc

- Hiểu bản chất của thư xin việc: Rất nhiều bạn sinh viên hiểu lầm rằng thư xin việc là một bức thư thông thường mà bạn có thể dãi bày tâm tư, nguyện vọng. Điều này hoàn toàn không đúng nhé, bạn cần phải đảm bảo tính chất của thư xin việc. Không kể lể, dài dòng, không lan man,…nó sẽ làm cho bạn thiếu sự chuyên nghiệp.

Đó chính là cách làm nổi bật thư xin việc cho sinh viên mới ra trường. Mong rằng với những chia sẻ từ timviec365.com sẽ giúp cho bạn có được một cơ hội việc làm tốt khi ra trường.

Thu gọn

Thông báo

Liên hệ qua SĐT