Hé lộ cách viết thư xin việc luật – pháp lý “ăn chắc” cơ hội việc làm

Luật – pháp lý là ngành chưa bao giờ hết “hot” trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các vị trí công việc như là luật sư, chuyên gia pháp lý, thẩm phán,… Song, để có thể ứng tuyển vào các vị trí này lại rất khó khăn bởi những yêu cầu, tiêu chí khắt khe, đơn giản nhất như là quy chuẩn về một bộ hồ sơ xin việc, trong đó nhà tuyển dụng rất quan tâm đến mẫu thư xin việc luật – pháp lý.

Luật pháp lý 08

Miễn phí

Luật pháp lý 07

Miễn phí

Luật pháp lý 06

Miễn phí

Luật pháp lý 05

Miễn phí

Luật pháp lý 04

Miễn phí

Luật pháp lý 03

Miễn phí

Luật pháp lý 02

Miễn phí

Luật pháp lý 01

Miễn phí

Việc làm

1. Nằm lòng nguyên tắc viết thư xin việc luật – pháp lý

Nằm lòng nguyên tắc viết thư xin việc luật – pháp lý
Nằm lòng nguyên tắc viết thư xin việc luật – pháp lý

Trước khi thực hiện ước mơ trở thành những vị luật sư, các gia trong ngành luật – pháp lý, các ứng viên bên cạnh việc chuẩn bị thật tốt về kiến thức chuyên môn thì còn cần đáp ứng cả những tiêu chí về hồ sơ xin việc. Và bên cạnh CV, đơn xin việc, nhà tuyển dụng cũng yêu cầu khá cao về mẫu thư xin việc luật – pháp lý. Do đó, khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí công việc nào trong ngành này, điều cơ bản đầu tiên, các bạn cần nắm rõ các nguyên tắc viết thư xin việc chuẩn nhất.

1.1. Tuân thủ cấu trúc chung cho một lá thư xin việc luật – pháp lý

Một lá thư xin việc luật – pháp lý về cơ bản cũng không khác quá nhiều so với các mẫu thư xin việc khác và các bạn đều phải thể hiện được đầy đủ các nội dung như sau:

- Thư xin việc luật – pháp lý của bạn cần phải thể hiện được các kiến thức chuyên môn có liên quan đến ngành luật và các lĩnh vực mở rộng khác về vấn đề luật – pháp lý.

- Trong thư xin việc luật – pháp lý cần nêu bật được các kỹ năng, kinh nghiệm cùng ưu điểm, thế mạnh của bạn để nhà tuyển dụng nắm bắt được. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý đó chính là không được lặp lại những thông tin đã đề cập ở CV.

- Thư xin việc luật – pháp lý của bạn cần phải làm sao để giải thích được lý do bạn lựa chọn công việc, niềm đam mê, khao khát có được công việc tại công ty ứng tuyển.

Tuân thủ cấu trúc chung cho một lá thư xin việc luật – pháp lý
Tuân thủ cấu trúc chung cho một lá thư xin việc luật – pháp lý

Và để có thể đạt được mục tiêu có mẫu thư xin việc luật – pháp lý hoàn hảo nhất, các bạn cần tuân thủ theo đúng cấu trúc chung dưới đây:

- Đoạn mở đầu thư xin việc, các bạn cần phải đề cập một cách ngắn gọn nhất về vị trí mà mình đang ứng tuyển, cách thức tiếp cận thông tin tuyển dụng đó.

- Đoạn thứ 2 của thư xin việc, các bạn sẽ đưa ra cho nhà tuyển dụng thấy được mình là ai, mình đang ở giai đoạn như thế nào của sự nghiệp ngành luật – pháp lý. Trong phần này, hãy trình bày làm sao để những ưu điểm của bạn được nêu bật lên từ phẩm chất đến kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ của mình.

- Đoạn thứ 3, bạn sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được mình là người xứng đáng, đủ khả năng để đảm nhiệm công việc và bạn có gì nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

- Đoạn cuối cùng trong thư xin việc, bạn hãy thể hiện mong muốn của mình về sự phản hồi của nhà tuyển dụng, hy vọng có cơ hội được làm việc tại công ty và đừng quên đề cập đến việc bạn có đính kèm các tài liệu khác cùng lá thư này nhé.

1.2. Lưu ý về độ dài của lá thư xin việc

Lưu ý về độ dài của lá thư xin việc
Lưu ý về độ dài của lá thư xin việc

Khi viết thư xin việc, đặc biệt là lĩnh vực luật – pháp lý – một ngành yêu cầu về sự rõ ràng, chính xác cao thì bạn cần thể hiện điều đó ngay cả trong độ dài của lá thư. Nhà tuyển dụng sẽ không mong muốn nhận được một lá thư xin việc quá dài đến 3 – 4 trang giấy, viết quá lan man mà không đi đúng trọng tâm, không thể hiện được điều mà họ cần. 

Một số doanh nghiệp khi tuyển dụng việc làm luật – pháp lý còn đưa ra mức quy định về độ dài lá thư để đảm bảo ứng viên không quá sa đà vào kể lể, gây mất thời gian mà không cung cấp được thông tin cần thiết. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để họ đánh giá về phong cách làm việc của ứng viên như thế nào, từ đó làm cơ sở để đưa ra quyết định.

1.3. Tránh mắc các lỗi chính tả, dùng từ

Một lỗi tối kỵ trong thư xin việc luật – pháp lý mà các bạn tuyệt đối không được quên đó là không được mắc các lỗi chính tả, lỗi dùng từ. Chỉ cần một chi tiết không rõ ràng trong thư xin việc cũng khiến các bạn bị đánh giá thấp về phong cách làm việc mà đây là điều rất quan trọng đối với ngành luật – pháp lý. Do đó, sau khi viết xong hãy luôn kiểm tra lại thật kỹ lưỡng để không mắc các lỗi chính tả, lỗi về sử dụng từ ngữ và không gạch xóa trong thư xin việc nhé.

Tránh mắc các lỗi chính tả, dùng từ
Tránh mắc các lỗi chính tả, dùng từ

Thư xin việc mẫu

2. Hướng dẫn cách viết thư xin việc luật – pháp lý chuẩn nhất

Để có thể hoàn thiện được một mẫu thư xin việc luật – pháp lý xuất sắc nhất, chinh phục nhà tuyển dụng khó tính thực chất không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu nắm rõ được tips viết thư xin việc luật – pháp lý dưới đây thì cơ hội để có được việc là sẽ vô cùng lớn. 

2.1. Mở đầu thư xin việc luật – pháp lý

Trong phần mở đầu thư xin việc luật – pháp lý, các bạn cần giới thiệu tóm tắt về bản thân bao gồm họ tên, tuổi, trường học, chuyên ngành học, tình trạng tốt nghiệp như thế nào. Đây là thông tin cơ bản để nhà tuyển dụng biết được bạn là ai và chuyên môn của bạn như thế nào, có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?

Tiếp đến, các bạn cũng cần cho nhà tuyển dụng biết lý do tại sao mình lại biết đến thông tin tuyển dụng của họ, thông qua các website hay trang mạng xã hội, người quen,… Phần mở đầu này chỉ cần nêu một cách ngắn gọn từ 1 – 2 câu là đủ.

Mở đầu thư xin việc luật – pháp lý
Mở đầu thư xin việc luật – pháp lý

2.2. Trình bày lý do bạn muốn được làm việc tại công ty

Đây là phần rất quan trọng mà nhà tuyển dụng quan tâm ở ứng viên và muốn biết bạn có thực sự mong muốn được làm việc ở công ty họ hay chỉ vì một số lý do bên ngoài khác. Trong phần này, các bạn cần chú trọng làm nổi bật đam mê của mình đối với công việc cũng như đưa ra sự hiểu biết của mình về công ty. Đó có thể là tên tuổi lớn, môi trường chuyên nghiệp,… để nhà tuyển dụng thấy được bạn có tìm hiểu về công ty của họ và đây chắc chắn là một điểm cộng lớn dành cho bạn.

Trong phần này, bạn không nên đưa ra các lý do như quyền lợi, chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên tốt, mức lương cao,… Hãy tránh đưa ra quá nhiều thông tin mà chỉ liên quan đến lợi ích của riêng mình. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn.

Trình bày lý do bạn muốn được làm việc tại công ty
Trình bày lý do bạn muốn được làm việc tại công ty

Việc làm luật pháp lý

2.3. Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mình là ứng viên phù hợp nhất

Đây là phần chắc chắn không thể thiếu trong thư xin việc luật – pháp lý. Vì thực chất, có rất nhiều ứng viên tham gia vào cuộc tranh tài này, do đó, nếu bạn không có gì nổi bật thì chắc chắn sẽ khó có thể giành được tấm vé đi vào vòng phỏng vấn, nắm chắc cơ hội việc làm. Chính vì vậy, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có năng lực, trình độ và phù hợp với công việc đó.

Cụ thể, hãy làm sao để cho nhà tuyển dụng thấy được các kỹ năng mà bạn có. Đây là điều rất cần thiết đối với nghề về luật – pháp lý và nhà tuyển dụng cũng rất chú trọng đến các thông tin này. Các bạn có thể nêu bật các kỹ năng như sau:

- Kỹ năng giao tiếp – một yếu tố chắc chắn không thể thiếu đối với người làm trong ngành luật – pháp lý. Khả năng truyền đạt, tranh luận, biện luận và thuyết phục chính là điều bắt buộc phải có khi bạn làm luật sư, thẩm phán hay chuyên viên pháp lý. Làm sao để những lý lẽ bạn đưa ra hoàn toàn thuyết phục và chứng minh được bạn có kỹ năng giao tiếp tốt cả ở lời nói lẫn trong văn bản.

Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mình là ứng viên phù hợp nhất
Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mình là ứng viên phù hợp nhất

- Kỹ năng truyền cảm hứng và tạo niềm tin: một người làm trong ngành luật – pháp lý không thể thiếu đi kỹ năng này bởi chỉ có tạo được sự tin tưởng và mang lại cảm hứng, động viên tinh thần của mọi người thì bạn mới có thể thuyết phục được họ nghe theo lời khuyên của mình. Đây là kỹ năng quan trọng đối với các vị luật sư. Do đó, trong thư xin việc, hãy đảm bảo bạn thể hiện được kỹ năng này cho nhà tuyển dụng thấy.

- Một người làm trong ngành luật – pháp lý cần có khả năng nhạy bén, cập nhật các vấn đề nhanh chóng bao gồm cả các thay đổi về luật và các vấn đề liên quan đến thị trường, thương mại, kinh tế. Bởi ngành luật rất đa dạng, bạn có thể làm việc ở rất nhiều các công ty, tổ chức khác nhau. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà các bạn đưa kỹ năng này vào thư xin việc thật hợp ký. Ví dụ bạn ứng tuyển là chuyên gia pháp lý trong các công ty về thương mại thì cần thể hiện khả năng nắm bắt sự biến đổi của thị trường như thế nào, đánh giá được về sự biến đổi đó,…

- Làm trong ngành luật – pháp lý, các bạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc gặp áp lực lớn trong công việc, do đó hãy thể hiện cả kỹ năng này cho nhà tuyển dụng thấy để nắm chắc hơn cơ hội vào vòng phỏng vấn nhé.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể liệt kê thêm một số kỹ năng liên quan khác vào thư xin việc như là sự kiên trì, làm việc nhóm, làm việc độc lập,…

Một điều cần lưu ý đó là đừng chỉ trình bày mang tính chất liệt kê mà hãy chứng minh điều đó thông qua những thành tích mà mình đạt được trong quá trình làm việc trước đó.

Tìm việc làm nhân viên tư vấn luật

2.4. Phần kết thúc thư xin việc luật – pháp lý

Phần kết thúc thư xin việc luật – pháp lý
Phần kết thúc thư xin việc luật – pháp lý

Cuối cùng, hãy kết thúc thư xin việc của bạn một cách chuyên nghiệp nhất bằng việc thể hiện mong muốn, khát khao và sự sẵn sàng bắt đầu cho một công việc mới tại công ty. Trong phần này, bạn không cần trình bày quá nhiều mà chỉ cần làm sao để khẳng định cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp và đang mong chờ có một cuộc gặp gỡ trực tiếp họ trong vòng phỏng vấn.

Điều quan trọng là đừng quên gửi đến lời cảm ơn chân thành nhất đến nhà tuyển dụng cùng chữ ký của bạn ở cuối lá thư xin việc luật – pháp lý để tạo thiện cảm tốt cho nhà tuyển dụng nhé!

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, các bạn đã nắm rõ được cách biết một lá thư xin việc luật – pháp lý chuẩn và chuyên nghiệp nhất, từ đó nắm chắc chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa phỏng vấn và có được cơ hội việc làm tốt nhất.

Thu gọn

Thông báo

Liên hệ qua SĐT