Ghi điểm tuyệt đối với mẫu thư xin việc nhà hàng - khách sạn

Từ trước cho đến nay, lĩnh vực nhà hàng - khách sạn luôn là nhóm ngành nhận được sự quan tâm đông đảo từ ứng viên. Rất nhiều vị trí hấp dẫn với môi trường làm việc dịch vụ chuyên nghiệp, được phát huy sức trẻ, tính sáng tạo và năng động,... Do đó, sở hữu một công việc trong lĩnh vực này luôn là mong mỏi của nhiều người tìm việc. Đừng chần chừ mà hãy chuẩn bị ngay cho mình mẫu thư xin việc nhà hàng - khách sạn để sẵn sàng chinh phục vị trí mà bạn yêu thích nhé!

nhà hàng khách sạn 08

Miễn phí

nhà hàng khách sạn 07

Miễn phí

nhà hàng khách sạn 06

Miễn phí

nhà hàng khách sạn 05

Miễn phí

nhà hàng khách sạn 04

Miễn phí

nhà hàng khách sạn 03

Miễn phí

Nhà hàng - khách sạn 02

Miễn phí

Nhà hàng - khách sạn 01

Miễn phí

Tìm kiếm việc làm

1. Lưu ý những điều sau khi viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn

 Lưu ý những điều sau khi viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn
 Lưu ý những điều sau khi viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn

Cùng với CV xin việc, mẫu thư xin việc nhà hàng - khách sạn là một thủ tục mà mọi ứng viên không nên bỏ qua nếu ứng tuyển vào các vị trí thuộc lĩnh vực này. Chúng được thiết kế chuyên biệt về cả thiết kế, lẫn nội dung. Thư xin việc nhà hàng - khách sạn phải làm sáng tỏ và nổi bật những ưu điểm và thế mạnh có liên quan đến yêu cầu công việc của ứng viên. Do đó, trong quá trình viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn, người viết nên lưu ý đến những điểm quan trọng sau:

- Đọc kỹ mô tả công việc: Lĩnh vực nhà hàng - khách sạn có nhiều vị trí. Do đó, bạn không thể viết mẫu thư xin việc chung chung cho mọi vị trí được. Cách để chuyên biệt hóa nó chính là tham khảo mẫu mô tả công việc. Trong đó, chú trọng tìm hiểu yêu cầu công việc từ tin tuyển dụng, bạn sẽ sớm xác định được những gì nhà tuyển dụng mong muốn ở vai trò này.

- Tìm hiểu về nhà hàng - khách sạn (tức nhà tuyển dụng của bạn): Không chỉ tìm hiểu về vị trí ứng tuyển, tìm hiểu về nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn đề cập đến thông tin người nhận một cách chính xác hơn. Ngoài ra, khi tìm hiểu văn hóa ứng tuyển của công ty, bạn có thể biết cách làm cho thư xin việc của bạn hòa nhập vào văn hóa đó.

- Cập nhật lại CV xin việc, sơ yếu lý lịch và các tài liệu khác: Thư xin việc nhà hàng - khách sạn thường được gửi cùng với CV nhà hàng - khách sạn và những giấy tờ, tài liệu liên quan khác. Do đó, ứng viên nên làm mới hoặc cập nhật các tài liệu này liên tục. Tránh việc nội dung trong thư xin việc nói một đằng, tài liệu khác hay CV xin việc lại nói một nẻo.

 Lưu ý
 Lưu ý

- Sử dụng phông chữ đơn giản, dễ đọc, kích thước văn bản cỡ chuẩn.

- Kể cả khi bạn đánh máy thư xin việc hay viết tay, nên sử dụng tông màu đen cho chữ viết. Tránh những màu sắc rực rỡ, lòe loẹt.

- Khôn nên viết đoạn văn dài: Thư xin việc mặc dù bố cục khá “hàn lâm” về mặt văn học. Nhưng chúng cần được cắt đoạn và phân bổ bố cục hợp lý.

- Không dài dòng, lan man: Thư xin việc nhà hàng - khách sạn nhưng lại nói sang kỹ thuật, công nghệ thông tin hay các khía cạnh về sở thích, quan niệm sống,... là hoàn toàn sai lầm.

- Thông tin liên hệ chính xác: Để nhà tuyển dụng có thể liên hệ thành công với bạn khi cần, các thông tin cập nhật về Email, số điện thoại cần chính xác.

- Đảm bảo không có lỗi chính tả, hành văn: Trước khi thư xin việc nhà hàng - khách sạn được gửi đi, ứng viên cần đảm bảo các lỗi câu cú, chữ viết, đặc biệt là chính tả.

Thư xin việc mẫu

2. Xác định bố cục và hình thức viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn

Để có thư xin việc nhà hàng - khách sạn vừa đúng quy chuẩn, lại vừa phát huy được công dụng. Trước khi viết, ứng viên cần nằm lòng những quy định về bố cục và chủ động xác định hình thức viết cho thư xin việc. Đặc biệt với những ứng viên lần đầu viết thư xin việc.

2.1. Bố cục của thư xin việc nhà hàng - khách sạn

Bố cục của thư xin việc nhà hàng - khách sạn
Bố cục của thư xin việc nhà hàng - khách sạn

Thư xin việc nhà hàng - khách sạn nhìn chung có bố cục cơ bản của một lá thư thông thường. Nghĩa là trong thư cần bao gồm ngày tháng, địa điểm viết thư. Sau đó đến tiêu đề thư xin việc, phần thông tin người nhận thư xin việc. Ở nội dung, thư xin việc nhà hàng - khách sạn tuân thủ bố cục của những thư xin việc thông thường khác.

Thông thường sẽ bao gồm 3 đoạn, trong đó đoạn mở đầu chủ yếu là nội dung nói lên việc ứng tuyển của ứng viên (chẳng hạn như ứng tuyển qua đâu, vị trí nào, công ty nào?). Đoạn tiếp theo là phần giữa thư xin việc, đoạn này có thể được chia thành những đoạn nhỏ khác. Trong đó phải thể hiện được những lý do mà ứng viên cho rằng bản thân phù hợp với một vị trí nhất định trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn. Đoạn cuối thư xin việc, ứng viên phải nói rõ nguyện vọng, mong muốn và lời cam kết của bản thân nếu như được nhà tuyển dụng chấp nhận vào làm việc.

2.2. Hình thức viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn

Hình thức viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn
Hình thức viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn

Nhà hàng - khách sạn là một lĩnh vực trong ngành dịch vụ nói chung. Nhiều đơn vị nhà hàng - khách sạn có quy mô khác nhau, hình thức và môi trường vận hành khác nhau. Do vậy, quy chuẩn và quy định đối với công tác tuyển dụng cũng rất khác. Ứng viên cần tìm hiểu quy định này trong tin tuyển dụng việc làm trước đó. Xem quy định có bao gồm về hình thức của thư xin việc hay không.

Đôi khi, ở một số nhà hàng - khách sạn, ứng viên cần viết tay thư xin việc, nhưng cũng có thể viết nội dung gửi qua Email. Hoặc có nhà hàng - khách sạn ứng viên phải viết thư xin việc bằng tiếng Anh, có nhà hàng - khách sạn lại chỉ dùng tiếng mẹ đẻ. Xác định được hình thức và cách thức tạo ra thư xin việc, không chỉ đảm bảo quá trình ứng tuyển suôn sẻ. Mà còn chứng minh bạn là một ứng viên chuyên nghiệp, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định ứng tuyển mà nhà tuyển dụng đã đưa ra.

Việc làm khách sạn nhà hàng

3. Hướng dẫn xây dựng nội dung ấn tượng cho thư xin việc nhà hàng - khách sạn

Bắt tay vào viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn, cũng là lúc bạn đã trang bị đầy đủ những điều kiện, yếu tố và cơ sở cho một lá thư. Chẳng hạn như thông tin nhà tuyển dụng, thông tin vị trí ứng tuyển, các thế mạnh bạn muốn làm sáng tỏ trong thư xin việc,....

3.1. Quy cách viết thông tin người nhận thư xin việc

Quy cách viết thông tin người nhận thư xin việc
Quy cách viết thông tin người nhận thư xin việc

Thông tin người nhận thư xin việc nghĩa là nhà hàng - khách sạn mà bạn mong muốn ứng tuyển. Đó cũng chính là phần nội dung họ trông thấy đầu tiên. Bạn cần đảm bảo tính cụ thể và chính xác hơn phần thông tin này. Thông tin nhà tuyển dụng càng được cá nhân hóa, sẽ càng nói lên bạn là một ứng viên chịu tìm hiểu kỹ càng và có một sự tôn trọng nhất định với họ.

Bạn có thể bao gồm cả họ tên của cá nhân phụ trách mảng tuyển dụng của nhà hàng - khách sạn (nếu có) trong phần thông tin này. Hoặc nếu không, bạn cũng nên dùng kính ngữ để gửi đến ban giám đốc, phòng hành chính nhân sự của nhà hàng - khách sạn. Nếu bạn gửi thư này qua Email, bạn nên bao gồm tiêu đề thư xin việc + vị trí ứng tuyển ở phần tiêu đề của Email.

3.2. Giới thiệu khái quát trong đoạn mở đầu

Giới thiệu khái quát trong đoạn mở đầu
Giới thiệu khái quát trong đoạn mở đầu

Sau phần thông tin, đoạn mở đầu cũng khá quan trọng. Bởi chúng giúp nhà tuyển dụng xác định và phân biệt được các ứng viên với nhau. Nội dung của đoạn này chỉ trong khoảng từ 1 - 2 câu. 1 - 2 câu này phải vừa đề cập đến kênh tuyển dụng mà ứng viên tiếp cận được việc làm, vị trí công việc ứng tuyển và tên đầy đủ của nhà hàng - khách sạn nơi bạn ứng tuyển.

Ví dụ: “Qua website timviec365.com, tôi được biết đến nhu cầu tìm kiếm nhân sự tại vị trí lễ tân khách sạn của quý khách sạn. Xét thấy những điểm phù hợp từ kinh nghiệm, cho đến kỹ năng, tôi xin được ứng tuyển vào vị trí lễ tân khách sạn tại Khách sạn Luxury.”

Ví dụ tiếng Anh: “Through website timviec365.com, I was known about the need of looking for personnel at the hotel front desk location. Considering the suitable points from experience, to skills, I would like to apply for the position of a hotel receptionist at the Luxury Hotel.”

3.3. Làm sáng tỏ những giá trị phù hợp của ứng viên ở đoạn giữa

Làm sáng tỏ những giá trị phù hợp của ứng viên ở đoạn giữa
Làm sáng tỏ những giá trị phù hợp của ứng viên ở đoạn giữa

Phần này như đã nói, là nội dung chính để ứng viên có thể thuyết phục nhà hàng - khách sạn và thể hiện mình là ứng viên phù hợp, lý tưởng nhất cho vị trí đang ứng tuyển. Một trong những điều cấm kỵ khi viết thư xin việc nhà hàng - khách sạn, đó chính là ứng viên không được sao chép nội dung y nguyên của CV nhà hàng - khách sạn.

Thư xin việc nhà hàng - khách sạn hướng đến mục tiêu nói đến những động cơ ứng tuyển từ ứng viên. Do đó, bạn không nên tổng hợp các thế mạnh của mình như cách trình bày CV xin việc. Hãy cố gắng tối ưu chúng bằng cách nhấn mạnh một kinh nghiệm, một kỹ năng hay bất kỳ khía cạnh khác nào ở bạn. Mà CV nhà hàng - khách sạn không đủ những khoảng trống để bạn diễn giải. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của bạn đã ở trình độ bao nhiêu. Bạn đã từng đạt được những thành tích gì ở kinh nghiệm trước đây?,...

Chia đoạn giữa thành 2 đến 3 đoạn nhỏ, mỗi đoạn nhỏ từ 1 - 2 câu. Cố gắng dựa và bám sát vào yêu cầu công việc của nhà hàng - khách sạn bạn đang ứng tuyển. Khi biết được những mong muốn của họ, hãy cho họ biết bạn đã đáp ứng được mức độ nào?

3.4. Kết thúc thư xin việc bằng một thông điệp hoàn chỉnh

Kết thúc thư xin việc bằng một thông điệp hoàn chỉnh
Kết thúc thư xin việc bằng một thông điệp hoàn chỉnh

Kết thư cũng chính là lúc ứng viên tổng hợp hết tất cả những luận điểm đã trình bày trước đó. Nhấn mạnh một lần nữa sự phù hợp của bạn, cho nhà tuyển dụng thấy nếu bỏ qua bạn, họ đã bỏ qua một tài năng hiếm thấy,... Kết thúc thư nên nêu rõ những nội dung sau:

- Thứ nhất, câu tổng hợp và khẳng định sự phù hợp của bản thân.

- Thứ hai, câu cam đoan về việc chấp hành nghiêm chỉnh những quy định, nhiệm vụ của nhà hàng - khách sạn nếu được nhận vào làm việc.

- Thứ ba, câu thể hiện mong muốn được sắp xếp một buổi phỏng vấn.

- Thứ tư, để lại liên hệ cá nhân và nhắc nhà tuyển dụng nếu muốn biết thêm thông tin.

- Thứ năm, lời cảm ơn chân thành đến nhà hàng - khách sạn.

- Thứ sáu, thông tin về địa chỉ, ngày tháng năm viết thư xin việc và ký đầy đủ họ tên.

Tìm việc làm giám sát nhà hàng

4. Tạo thư xin việc nhà hàng - khách sạn nhanh hơn với timviec365.com

Ngày nay, thư xin việc nhà hàng - khách sạn càng phát huy được công dụng của nó. Bởi cơ chế và yêu cầu ứng tuyển ngày càng khó khăn. Để thể hiện được sự hoàn hảo của bản thân từ A - Z, ứng viên cần hoàn thiện tốt, trọn vẹn những gì cần thể hiện trong quá trình ứng tuyển.

Thư xin việc nhà hàng - khách sạn đã có mặt tại timviec365.com. Và nhận sự giúp đỡ từ các chuyên gia hàng đầu - tại sao không? Chỉ cần một vài phút đăng nhập, bạn sẽ sớm có cơ hội tự tay tạo ra mẫu thư xin việc nhà hàng - khách sạn miễn phí mà vô cùng ấn tượng!

Thu gọn

Thông báo

Liên hệ qua SĐT