Thư xin việc nội thất

Nội thất là một trong những ngành có sự ảnh hưởng trực tiếp đến chính cuộc sống của con người. Ngày nay người ta không chỉ cần đến một ngôi nhà vững chãi, bền, đẹp mà sự tiện nghi trong ngôi nhà cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm cho đời sống sinh hoạt trở nên thoải mái hơn. Chính vì vậy cơ hội việc làm đối với ngành nội thất là không bao giờ giới hạn. Để bắt đầu cho bất kỳ vị trí nào trong ngành nội thất thì có lẽ một bức thư xin việc nội thất sẽ là hành trang đầu tiên dành cho bạn.

Nội thất 08

Miễn phí

Nội thất 07

Miễn phí

Nội thất 06

Miễn phí

Nội thất 05

Miễn phí

Nội thất 04

Miễn phí

Nội thất 03

Miễn phí

Nội thất 02

Miễn phí

Nội thất 01

Miễn phí

Việc làm

Thực tế cho thấy ngành nội thất có rất nhiều các vị trí làm việc khác nhau, cùng trong ngành nội thất nhưng bạn có thể làm việc tại vị trí như thiết kế nội thất, kinh doanh nội thất, tư vấn nội thất,...và còn rất nhiều các vị trí khác nhau khác. Chính vì vậy hãy nắm bắt lấy cơ hội này để có được một vị trí công việc tốt trong ngành nội thất các bạn nhé.

 Bố cục trình bày của thư xin việc nội thất
 Bố cục trình bày của thư xin việc nội thất

Thư xin việc cũng là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu được trong bộ hồ sơ xin việc. Nếu bạn chưa biết cách trình bày thư xin việc nội thất như thế nào thì hãy cùng theo dõi phần nội dung hướng dẫn về cách viết thư xin việc nội thất đầy đủ nhất ngay sau đây nhé. 

Một bức thư xin việc hay thì cần đảm bảo được hai yếu tố chính đó chính là cách trình bày cả về mặt nội dung và hình thức trong thư xin việc nội thất. Xuyên suốt quá trình trình bày phần nội dung các bạn có thể bám theo phần khung nội dung chính trong đơn xin việc nội thất bao gồm các thông tin như sau: 

- Lời chào đầu thư -> Kính thư 

- Lý do bạn viết thư xin việc nội thất này là gì? Bạn đã đọc được thông tin tuyển dụng của một trong các vị trí công việc có liên quan đến ngành nội thất này ở đâu? Đưa ra một lời khẳng định rằng bạn phù hợp với công việc này. 

-Quá trình học tập và các thành tích đạt nổi bật trong quá trình học tập. 

-  Kinh nghiệm và kỹ năng làm việc tại vị trí tương đương hoặc các kỹ năng làm việc đối với các vị trí có liên quan. Mô tả ngắn gọn các công việc ứng với các vị trí công việc chính đó. 

Bố cục trình bày của thư xin việc nội thất
Bố cục trình bày của thư xin việc nội thất

- Kết thư: Cảm ơn nhà tuyển dụng đã quan tâm đến thư xin việc và bày tỏ mong muốn của bạn đối với vị trí mà bạn mong muốn được làm việc, mong muốn được cống hiến và làm việc hết mình cho công ty nếu được chọn. 

- Lời chào cuối thư ký và ghi rõ họ tên 

Đó là các nội dung chính trong một bức thư nói chung và thư xin việc nội thất nói riêng mà bạn có thể tham khảo để có thể áp dụng cho chính thư xin việc của bạn. Nội dung chính trong một bức thư xin việc đã có việc bạn cần giờ đó chính là làm sao để thêm thắt các ý vào sao cho bức thư xin việc trở nên cuốn hút và chất lượng hơn. 

Mẫu thư xin việc

Bên cạnh việc gửi thư đính kèm thì thư xin việc cũng là một thành phần không thể thiếu được trong bộ hồ sơ xin việc của bạn(tùy từng nhà tuyển dụng sẽ có sự yêu cầu khác nhau về các loại giấy tờ cần có trong một bộ hồ sơ xin việc)

Thông thường phần mở đầu của một bức thư xin việc nội thất bạn cần trình bày những thông tin khái quát nhất rằng bạn là ai? qua các thông tin cá nhân được trình bày phía bên phải của thư xin việc cụ thể đó là: 

- Đặt tên cho thư xin việc = tên bạn -> có thể sử dụng cỡ chữ 18, căn giữa và chọn màu sắc phù hợp với cách mà bạn trình bày thư xin việc 

- Ngày tháng năm viết thư xin việc được trình bày phía bên tay phải của đơn xin việc

- Thông tin cá nhân và liên hệ bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại và địa chỉ hòm thư điện tử của bạn để nhà tuyển dụng tiện liên lạc khi trúng tuyển hay có bất kỳ thông báo gì

Cách trình bày thông tin phần mở đầu trong thư xin việc nội thất
Cách trình bày thông tin phần mở đầu trong thư xin việc nội thất

Không chỉ thông tin cá nhân mà thông tin về công ty mà bạn muốn làm việc cũng cần được trình bày rõ. Đây cũng chính là cách để thể hiện rằng bạn quan tâm và đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về địa chỉ, vị trí,...cùng các thông tin khác về công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển vào. 

Phần nội dung này sẽ được trình bày ở phía bên tay trái thư xin việc nội thất, cụ thể các thông tin mà bạn cần trình bày đó là: 

- Tên người mà bạn cần gửi thư ứng tuyển và là người phụ trách tuyển dụng: Trình bày rõ họ và tên đầy đủ hoặc nếu bạn không biết tên đầy đủ thì có thể ghi chung chung là ban giám đông công ty ABC, ban tuyển dụng hoặc là phòng nhân sự công ty ABC. Và ghi rõ tên bộ, phận, phòng ban vị trí làm việc của người mà bạn muốn gửi thư xin việc nội thất đến. 

- Tên công ty cần được ghi đầy đủ và chính xác nhất 

- Địa chỉ công ty nội thất - nơi mà bạn muốn làm việc

Sau khi đã hoàn thành được công đoạn trình bày đầy đủ và rõ ràng các thông tin cá nhân, thông tin về công ty tuyển dụng rồi, giờ là lúc bạn cần trình bày lời chào đầu thư như sau: 

Cách trình bày thông tin phần mở đầu trong thư xin việc nội thất
Cách trình bày thông tin phần mở đầu trong thư xin việc nội thất

Kính gửi: Chị Phạm Hồng X, ban tuyển dụng phòng nhân sự công ty cổ phần nội thất ABC 

Bạn nên tìm hiểu kỹ về người phụ trách tuyển dụng để có cách xưng hô sao cho phù hợp nhất, đặc biệt hãy chú trọng đến việc sử dụng kính ngữ trong thư. Cho dù người tuyển dụng ít hay nhiều tuổi hơn bạn thì việc sử dụng kính ngữ thể hiện sự tôn trọng và lịch sự, trang trọng cho một bức thư xin việc là điều mà bạn nên làm. 

Việc làm thiết kế nội thất

Phần thân với các nội dung chính nhằm đưa ra những dẫn chứng cụ thể đối với lời khẳng định trong phần mở đầu của thư xin việc nội thất rằng: Bạn phù hợp với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang cần đến, có thể là các vị trí như thiết kế nội thất, kinh doanh, tư vấn viên, telesale, kế toán viên, nhân viên marketing,...làm việc tại các công ty nội thất. 

Phần thân - nội dung chính trong thư xin việc nội thất trình bày như thế nào?
Phần thân - nội dung chính trong thư xin việc nội thất trình bày như thế nào?

Đoạn mở đầu trả lời cho câu hỏi tại sao bạn lại viết thư xin việc nội thất này? Ví dụ: Tôi rất vui mừng khi đọc được tin tuyển dụng về vị trí nhân viên thiết kế nội thất của công ty cổ phần nội thất ABC trên trang web timviec365.com, và tôi nhận thấy mình rất phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu công việc tại vị trí nên tôi viết thư này rất mong muốn có cơ hội được làm việc và cống hiến cho công ty. 

Bạn có thể trình bày đoạn mở đầu trong phần thân của thư xin việc nội thất theo những gợi ý trong ví dụ trên. Hoặc bạn cũng có thể dùng chính lời văn của mình để thể hiện theo một cách khác nhưng hãy đảm bảo đầy đủ các ý chính cho thư xin việc như trên. 

Đoạn thứ 2 - Quá trình học tập và các thành tích đạt được: Dựa vào tin tuyển dụng hãy đọc các yêu cầu về kiến thức đối với vị trí công việc trong ngành nội thất mà bạn muốn ứng tuyển xem họ yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn cần có đối với các ứng viên trong phần này đó là gì? 

Nếu bạn muốn làm việc tại vị trí nhân viên thiết kế nội thất thì yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn đó là tốt nghiệp từ Cao đẳng, Đại Học trở nên với các chuyên ngành như thiết kế nội thất, kỹ thuật và có kiến thức về các phần mềm thiết kế. 

Hoặc nếu bạn muốn làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh nội thất thì yêu cầu về kiến thức lại là tốt nghiệp các trường với các chuyên ngành đào tạo như quản trị kinh doanh, marketing, kiến trúc,...và các chuyên ngành khác có liên quan. 

Như vậy, phần thông tin về quá trình học tập sẽ tùy thuộc vào việc bạn chọn để ứng tuyển vào vị trí nào trong ngành nội thất? Bạn học trường gì? Ngành nào? Và nếu đã từng được các giải thưởng thì cũng đừng ngần ngại trình bày ra các bạn nhé. 

Phần thân - nội dung chính trong thư xin việc nội thất trình bày như thế nào?
Phần thân - nội dung chính trong thư xin việc nội thất trình bày như thế nào?

Tiếp đến phần thông tin về kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong ngành thiết kế nội thất: Lựa chọn một công việc mà bạn đã từng gắn bó lâu nhất trong ngành nội thất, làm việc tại một công ty lớn nhất trong số các công ty mà bạn đã từng làm. Bạn cần chỉ ra các công việc mà bạn đã từng đảm nhiệm + số năm kinh nghiệm làm việc, đồng thời lồng ghép các kỹ năng có được trong quá trình làm việc tại vị trí làm việc trong công ty đó. 

Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm làm việc đối với công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển hoặc làm các công việc khác có liên quan đến nội thất thì kỹ năng làm việc lại được ưu tiên hơn. Rất có thể khi nhìn vào các kỹ năng làm việc của bạn nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hài lòng và ưng ý vì những kỹ năng mà bạn có được rất phù hợp và có thể áp dụng được cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. 

Tìm việc làm giám sát nội thất

Phần kết: Với kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng làm việc như trên tôi rất hy vọng được cống hiến hết mình cho công việc tại vị trí(tên vị trí công việc) tại công ty (tên công ty). Bạn cần đảm bảo điền đầy đủ các thông tin về lời cảm ơn đối với người tuyển dụng đã quan tâm và đọc thư xin việc bạn gửi đồng thời nhắc lại mong muốn cảu bạn về việc được cống hiến sức lao động của bạn tại công ty. 

Phần kết trong thư xin việc nội thất gồm những phần thông tin gì?
Phần kết trong thư xin việc nội thất gồm những phần thông tin gì?

Rất mong sớm nhận được phản hồi sớm từ phía công ty.

Trân Trọng!

ký và ghi rõ họ tên của bạn vào đây

Tìm việc làm trưởng phòng kinh doanh nội thất

Thư xin việc nội thất không cần trình bày nội dung quá chi tiết và dài dòng. Trong một bộ hồ sơ xin việc phần cần trình bày chi tiết tất các các thông tin về bản thân bạn đã được thể hiện một cách chi tiết thông qua sơ yếu lý lịch. 

Thư xin việc sẽ phục vụ cho việc bạn cần đính kèm các loại giấy tờ có liên quan khi ứng tuyển các vị trí nào đó trong ngành nội thất bằng hình thức trực tuyến. Chính vì vậy bạn không cần trình bày quá chi tiết các phần nội dung, hãy đảm bảo rằng các nội dung đó gây ấn tượng, có sức hút và đủ sức thuyết phục nhà tuyển dụng. 

Dựa vào nội dung có sẵn trong các loại giấy tờ, tài liệu khác như CV xin việc hay đơn xin việc mà bạn đã trình bày trước đó để hoàn thành nội dung trong thư xin việc nội thất. Hãy đảm bảo các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc của bạn có sự liên quan đến nhau. 

Một số lưu ý trong quá trình trình bày thư xin việc nội thất
Một số lưu ý trong quá trình trình bày thư xin việc nội thất

Về mặt hình thức trình bày, sẽ có rất nhiều cách trình bày khác nhau tuy nhiên bạn cần lưu ý đến việc sử dụng các loại font chữ, cỡ chữ, định dạng văn bản, căn lề, và đặc biệt là màu sắc trong thư xin việc nội thất sao cho thật phù hợp, cân đối và hài hòa. 

Toàn bộ thông tin xoay quanh chủ đề thư xin việc nội thất với các thông tin trong bài viết trên có giúp bạn tìm ra lời giải đáp trong việc trình bày thư xin việc nội thất sao cho hợp lý không? Mong rằng với những gợi ý trên bạn sẽ gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng và có thể trở thành nhà thiết kế nội thất, nhân viên tư vấn nội thất,...hay bất kỳ vị trí nào khác thông qua bức thư xin việc nội thất quyền lực này.

Thu gọn

Thông báo

Liên hệ qua SĐT