[Gợi ý] Thư xin việc sản xuất - Vận hành, sản xuất chuẩn

Sản xuất – vận hành, sản xuất là một trong những vị trí không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng vị trí này cũng ngày một nhiều hơn, cạnh tranh giữa các ứng viên cũng tăng lên không ngừng. Để ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần phải chuẩn bị một tài liệu quan trọng đó là thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất chuẩn. Hãy theo dõi nhanh bài viết dưới đây để có mẫu thư chuẩn nhé!

Vận hành sản xuất 08

Miễn phí

Vận hành sản xuất 07

Miễn phí

Vận hành sản xuất 06

Miễn phí

Vận hành sản xuất 05

Miễn phí

Vận hành sản xuất 04

Miễn phí

Vận hành sản xuất 03

Miễn phí

Vận hành sản xuất 02

Miễn phí

Vận hành sản xuất 01

Miễn phí

Việc làm

1. Thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất đem lại cơ hội việc làm tốt

Thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất đem lại cơ hội việc làm tốt
Thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất đem lại cơ hội việc làm tốt

Đối với thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất sẽ có một vai trò vô cùng quan trọng đối với chính ứng viên và nhà tuyển dụng. Bởi thông qua những nội dung, cách trình bày của bạn trong thư có thể làm nổi bật hơn, càng khẳng định khả năng của mình đối với vị trí sản xuất – vận hành, sản xuất đó. Trước thư xin việc, ứng viên đã phải gửi CV tới nhà tuyển dụng. Thế nhưng trong CV lại chỉ khái quát được những khả năng, sự PR tổng quát nhất trong công việc. Còn riêng đối với thư, bạn có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình tại vị trí đó đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn.

Không những thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất có thể giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng mà còn giúp cho bạn bổ sung thêm khả năng, năng lực của bản thân mình với công việc đó.

Còn đối với nhà tuyển dụng thì họ cũng sẽ tìm được ứng viên phù hợp cả về năng lực chuyên môn và văn hóa làm việc. Thông qua thư, họ có thể đánh giá được sự chuyên nghiệp và tâm huyết của ứng viên.

Có thể nói, thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất là một công cụ tốt, một “tài liệu” quan trọng giúp cho bạn có được cơ hội việc làm trong các công ty lớn. Hãy tận dụng điều đó nhé!

Mẫu thư xin việc

2. Một vài lưu ý trước khi viết thư sản xuất – vận hành, sản xuất

2.1. Nội dung không quá dài

Nội dung không quá dài
Nội dung không quá dài

Đầu tiên bạn cần phải thể hiện trong thư xin việc không quá dài. Hãy rút gọn tất cả ở trong một trang giấy A4 thôi nhé. Đây là thư xin việc, vì thế mà tính chất của thư cũng khác hơn so với các bức thư thông thường khác. Bạn chỉ nên trình bày những nội dung phù hợp và có liên quan đến công việc, khả năng. Trong thư tuyệt đối không kể về quá trình học tập hay những vấn đề khác không liên quan. Khi viết quá dài sẽ khiến cho người đọc không còn tập trung vào nội dung chính nữa. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng không có quá nhiều thời gian để đọc thư xin việc dài đâu nhé. Chính vì thế mà bạn chỉ nên tập trung toàn bộ sức lực, tâm huyết của mình trong một trang giấy thôi nhé.

2.2. Không sai chính tả, các lỗi hiển thị

Không sai chính tả, các lỗi hiển thị
Không sai chính tả, các lỗi hiển thị

Lưu ý tiếp theo chính là không sai lỗi chính tả, các lỗi hiển thị. Đối với thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất sẽ không quá khó để bạn có thể nhìn ra được một lỗi hiển thị đâu nhé. Ví dụ như lỗi không thống nhất về font chữ, cỡ chữ, gạch đầu dòng,… những lỗi như vậy chỉ cần nhìn sơ qua là có thể phát hiện ra ngay.

Bên cạnh đó tuyệt đối không mắc lỗi sai về chính tả nhé, như vậy trông sẽ rất thiếu chuyên nghiệp. Chính vì thế mà bạn cần phải kiểm tra lại thư xin việc của mình trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

2.3. Sử dụng từ ngữ phù hợp trong thư

 Sử dụng từ ngữ phù hợp trong thư
 Sử dụng từ ngữ phù hợp trong thư

Có khá nhiều ứng viên sử dụng từ ngữ không phù hợp trong thư. Bạn nên biết rằng trong thư xin việc thì không sử dụng từ ngữ mang tính chất quá tình cảm, sướt mướt. Như vậy sẽ làm mất đi tính trang trọng của thư xin việc. Điều này cũng khiến người đọc đánh giá bạn chưa chuyên nghiệp và chưa biết cách thể hiện trong thư xin việc.

Cách tốt nhất là lồng ghép những từ ngữ chuyên ngành sản xuất – vận hành trong thư của mình. Như vậy vừa phù hợp mà lại vừa  nâng tầm giá trị bản thân hơn.

2.4. Thư không được nhàu nát, rách hay tẩy xóa

Thư không được nhàu nát, rách hay tẩy xóa
Thư không được nhàu nát, rách hay tẩy xóa

Đối với thư xin việc thì bạn không được tẩy xóa bất kỳ một dấu vết nào trong thư, tuyệt đối không làm rách hoặc nhăn thư xin việc nếu như bạn gửi trực tiếp cùng bộ hồ sơ. Thư xin việc cũng giống như bộ mặt riêng của từng ứng viên vậy, nếu như bị rách hoặc tẩy xóa quá nhiều thì chắc chắn sẽ chẳng có ai chú ý đến bạn mà muốn tuyển dụng bạn. Hình thức của thư cũng thể hiện tôn trọng đối với nhà tuyển dụng và công việc. Timviec365.com tin chắc rằng sẽ không có một nơi nào tuyển dụng bạn trong khi bạn không tôn trọng họ và công việc của họ đâu.

Đó chính là một vài lưu ý trong quá trình viết thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất được hoàn hảo nhất. Thế nhưng bạn cũng đừng bỏ lỡ những nội dung sau đây, chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bạn.

Việc làm sản xuất

3. Hướng dẫn cách viết thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất

Có thể sẽ có khá nhiều ứng viên chưa biết cách viết thư xin việc vận hành sản xuất sao cho chuẩn và đúng nhất. Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết nhất từng phần của thư xin việc sản xuất- vận hành, sản xuất.

3.1. Phần nội dung mở đầu

 Phần nội dung mở đầu
 Phần nội dung mở đầu

Đối với phần mở đầu của thư cũng giống như một lời chào, một lời giới thiệu mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Đương nhiên nếu như muốn mọi chuyện được suôn sẻ nhất thì đầu xuôi đuôi mới lọt. Chính vì thế mà bạn cũng phải trình bày các nội dung thông tin trong phần mở đầu này một cách đầy đủ nhất.

- Đầu tiên là cần phải có thông tin cá nhân của ứng viên như một lời giới thiệu bạn là ai và bạn đến từ đâu? Các thông tin bao gồm: tên, ngày sinh, giới tính, email, số điện thoại và địa chỉ.

- Sau đó là ngày tháng và tiêu đề của thư xin việc: Tiêu đề thư cần phải viết in hoa, bôi đậm để nhà tuyển dụng dễ dàng phân biệt bạn với những ứng viên ở vị trí khác.(Ví dụ: THƯ XIN VIỆC ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ CÔNG NHÂN VẬN HÀNH MÁY).

- Tiếp theo chính là phần thưa gửi đến nhà tuyển dụng: Phần này khá quan trọng, chỉ cần sai tên người cần gửi là coi như công sức của bạn đều đổ bể hết nhé. Trong phần này, bạn nên tìm hiểu trước tên của người nhận thư là gì. Trong trường hợp mà không biết tên hoặc không thấy thông tin của họ thì bạn có thể ghi tên công ty hoặc ghi giám đốc công ty gì đó.

Ví dụ:

“Kính gửi: Ông Hoàng Tuấn Ngọc

Tổng giám đốc Công ty bbb

Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội”

- Sau cùng trong phần mở đầu này bạn sẽ phải đưa ra lý do ứng tuyển vào vị trí sản xuất – vận hành, sản xuất đó là gì? Kèm theo từ đâu bạn biết đến thông tin tuyển dụng của công ty để ứng tuyển. Đoạn này được tách riêng để người đọc dễ nhìn nhất, chứ bạn không nên viết liền từ Kính thưa…. Tuy nhiên độ dài cũng nên chỉ từ 3 – 4 dòng thôi nhé.

Ví dụ:

“ Kính thưa ông Ngọc

Tôi biết đến thông tin tuyển dụng ngay trên website chính của công ty mình có đang tuyển dụng vị trí công nhân vận hành máy sản xuất. Sau khi tìm hiểu về công việc này cũng như văn hóa làm việc của công ty. Tôi cảm thấy bản thân mình phù hợp với vị trí này và đã quyết định viết thư xin việc này. Rất mong ông có thể xem xét và tạo điều kiện cho tôi được đồng hành cùng công ty trong thời gian tới.”

Đây chính là toàn bộ những thông tin trong phần mở đầu mà bạn cần phải trình bày để nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn là ai? bạn đến từ đâu? Và mục đích của bạn là gì?

3.2. Phần nội dung chính

Phần nội dung chính
Phần nội dung chính

- Sau khi nhà tuyển dụng đã biết mục đích chính của bạn chính là đến xin việc và ứng tuyển. Đến bước tiếp theo bạn cần phải thuyết phục được họ lựa chọn bạn vào làm việc. Giữa hàng ngàn thư xin việc, hồ sơ xin việc ở vị trí này, để họ lựa chọn và ấn tượng với bạn quả thật rất khó. Dường như cái gì khó thì mới thử thách được người tài, chính vì thế mà bạn lại càng phải khẳng định mình hơn trong phần này.

- Điều quan trọng nhất chính là đưa ra những lý lẽ, những luận điểm cùng luận cứ chặt chẽ để thuyết phục họ. Bạn chỉ cần hiểu theo một cách đơn giản đó là đưa ra những tài năng, trình độ, kinh nghiệm của mình. Giống như việc cần phải phô diễn tài năng vậy, khi tài năng càng nhiều, họ sẽ càng nghĩ bạn là ứng viên tiềm năng và có thể khai thác được. Tuy nhiên đối với những bạn sinh viên mới ra trường, những người làm trái ngành sẽ không có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn phù hợp. Vậy cần phải làm thế nào trong phần này.

 Bạn không cần quá lo lắng, hãy đưa ra khả năng thích nghi công việc, có thể học hỏi, có tinh thần cầu tiến đối với công việc là được. Hãy thể hiện sự khéo léo của mình mặc dù là một người xin việc trái ngành nhé.

Ví dụ:

“Tôi đã tốt nghiệp loại giỏi của một trường đại học ABCDE tại Hà Nội với khoa…. Không những có kiến thức nền tảng về sản xuất – vận hành, sản xuất mà tôi còn có kinh nghiệm 2 năm làm việc ở vị trí sản xuất – vận hành của công ty…với vị trí đó là quản lý sản xuất – vận hành, sản xuất. Với kiến thức và khối kinh nghiệm tích lũy của mình trong 2 năm vừa rồi, tôi biết điều kiện cần và đủ để ứng tuyển vào vị trí này là gì? Chính vì thế mà tôi tự tin ứng tuyển vị trí này.

Ngay sau khi tốt nghiệp, bằng sự năng động và may mắn của mình, tôi đã được làm việc tại một công ty về thực phẩm. Công việc lúc đó của tôi chính là đứng máy, vận hành sản xuất. Sau đó tôi được làm quản lý của dây chuyền đó, nhiệm vụ chính lúc này là quản lý quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chính vị trí này khiến cho tôi có điều kiện để rèn luyện thêm về kỹ năng quản lý thời gian và nhân viên.

Ngoài ra, tôi còn là một người khá khó tính trong công việc, đối với tôi, mọi thứ cần phải đảm bảo tuân theo đúng quy trình để có chất lượng hoàn hảo nhất. Chính vì thế mà tôi được đồng nghiệp và cấp trên tin tưởng.”

Đây là một ví dụ khá điển hình và cụ thể khi đưa ra những điểm nổi bật của cá nhân khiến người đọc phải chú ý nhiều. Thế nhưng cách viết này đang tập trung vào kinh nghiệm khá nhiều. Nếu như bạn không phải là ứng viên có kinh nghiệm thì hãy lựa chọn lối đi khác, có thể là trình độ học vấn, giải thưởng và chứng chỉ chuyên môn.

3.3. Phần nội dung kết thúc

Tiếp theo sẽ là lời chào kết của thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất.  Trong phần kết thúc này bạn cần phải khẳng định lại một lần nữa cùng với mong muốn được làm việc ở vị trí sản xuất – vận hành, sản xuất đó.

Kết thúc thư cần phải cô đọng, súc tích chứ không dài chải nội dung và các ý như trong nội dung thư đâu nhé.

Phần nội dung kết thúc
Phần nội dung kết thúc

Ví dụ:

“Với những yếu tố trên đây, tôi tin chắc mình có thể đảm nhận và hoàn thành tốt được công việc mà công giao phó. Tôi sẽ cố gắng để hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Thật hy vọng nhận được phản hồi sớm của quý công ty.

Tôi xin chân thành cảm ơn ông đã đọc hết thư xin việc của tôi

Trân trọng

Ký tên”

Tìm việc làm trợ lý sản xuất

4. Làm nổi bật với hình thức của thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất

 Làm nổi bật với hình thức của thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất
 Làm nổi bật với hình thức của thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất

Để thật sự nổi bật thư của mình hơn so với những ứng viên khác thì bạn cũng nên đầu tư thêm vào hình thức bên ngoài thư. Có thể là viết tay hoặc đánh máy tùy ý. Tuy nhiên, hiện nay bạn có thể làm nổi bật hơn khi sử dụng mẫu thư thiết kế của timviec365.com. Với những thiết kế hài hòa, nhã nhặn kèm nội dung đã được hướng dẫn trước, quả thật sẽ giúp bạn tỏa sáng với thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất đó.

Thư xin việc sản xuất – vận hành, sản xuất cũng không quá khó để làm nổi bật, thông qua những lưu ý, cách viết trên đây thì bạn cũng đã hiểu hơn phần nào. Hãy chinh phục nhà tuyển dụng bằng chính thư xin việc của mình nhé!

Thu gọn

Thông báo

Liên hệ qua SĐT