thư xin việc thẩm định - giám định

Thẩm định - giám định được biết đến là một ngành khá phổ biến hiện nay. Đây là ngành đem đến khá nhiều cơ hội phát triển cũng như có sự ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực. Và tất nhiên, để ứng tuyển vào vị trí này thì một lá thư xin việc thẩm định - giám định là điều rất cần thiết với mỗi ứng viên. Vậy, viết thư xin việc thẩm định - giám định ra sao? Điều gì để giúp thư xin việc trở nên ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng? Cùng đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

thẩm dịnh giám định 07

Miễn phí

thẩm dịnh giám định 05

Miễn phí

thẩm dịnh giám định 04

Miễn phí

thẩm dịnh giám định 03

Miễn phí

thẩm dịnh giám định 08

Miễn phí

thẩm dịnh giám định 06

Miễn phí

thẩm dịnh giám định 02

Miễn phí

thẩm dịnh giám định 01

Miễn phí

Tìm kiếm việc làm

1. Những thông tin cơ bản về thư xin việc thẩm định - giám định

Trước khi nói về thư xin việc thẩm định - giám định thì việc làm thẩm định - giám định cần có những yêu cầu ra sao để bạn có thể dựa vào đó để đưa ra những ưu điểm nổi trội của mình trong thư xin việc là điều cần thiết. Thẩm định - giám định là công việc dựa trên các thông tin, căn cứ về thị trường, thành phần, tính chất để đưa ra những nhận định cụ thể về sản phẩm, về giá cả,... Đây được biết đến là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay.

Thư xin việc thẩm định - giám định
Thư xin việc thẩm định - giám định

Với sự quan trọng của vị trí này thì việc tuyển dụng việc làm thẩm định - giám định cũng sẽ có những yêu cầu riêng biệt. Vì thế, đầu tư cho một thư xin việc thẩm định - giám định hoàn hảo là điều rất cần thiết.

Thực tế thì CV thẩm định - giám định sẽ luôn là yếu tố được coi trọng hơn trong quá trình ứng tuyển của mỗi ứng viên hiện nay. Tuy nhiên, với việc xuất hiện một lá thư xin việc thẩm định - giám định kèm theo bản CV thì có lẽ sức tấn công của bạn sẽ được tăng lên gấp đôi. Tất nhiên điều này sẽ đạt được hiệu quả đó nếu như lá thư xin việc của bạn tạo được hiệu ứng tích cực.

Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ cần CV thể hiện được những điểm nổi bật là bạn đã có thể đảm bảo được cơ hội trúng tuyển rồi nhưng điều này thực tế lại không như vậy. Hiện nay, bản CV sẽ chiếm khoảng 80% quyết định của ứng viên và thư xin việc thẩm định - giám định sẽ chiếm 20%. Mặc dù ít hơn nhưng không có nghĩa là không quan trọng.

Nếu như CV thẩm định - giám định thể hiện thông tin của bạn cũng như các trình độ liên quan một cách khô khan, rời rạc thì thư xin việc thẩm định - giám định lại được ví như một lời thủ thỉ, tâm tình mà ứng viên gửi tới nhà tuyển dụng. 

Có ý nghĩa ra sao?
Có ý nghĩa ra sao?

Với thư xin việc, mặc dù không thể hiện quá nhiều thông tin thế nhưng vẫn đảm bảo việc cung cấp được những thông tin chính và quan trọng mà ứng viên muốn gửi gắm cũng như nhà tuyển dụng có cơ sở để đưa ra đánh giá. Ngoài ra, thư xin việc thẩm định - giám định còn giúp ứng viên truyền tải được mong muốn và sự nghiêm túc với việc ứng tuyển và vị trí việc làm thẩm định - giám định này. 

Hơn hết, với sự xuất hiện của thư xin việc thẩm định - giám định sẽ giúp cho bộ hồ sơ xin việc của bạn trở nên hoàn chỉnh hơn, đầy đủ hơn, cũng như đúng theo quy định hơn. Đây cũng được coi là một yếu tố đánh giá cho một sự chuẩn bị một cách đầy đủ. 

Thư xin việc hay

2. Viết thư xin việc thẩm định - giám định như thế nào để ấn tượng?

Với việc làm thẩm định - giám định, đặc biệt là thẩm định giá cả, chất lượng thì bạn cần có một sự đánh giá chính xác dựa trên các yếu tố về thị trường, nhu cầu, sự quan sát thực tế về sản phẩm, dịch vụ,... Thư xin việc thẩm định - giám định cũng vậy. Các phần nội dung bên trong cũng cần được “thẩm định” một cách chính xác để đảm bảo đem lại hiệu quả cần có thông qua tư xin việc thẩm định - giám định.

Thư xin việc thẩm định - giám định cũng sẽ có bố cục các phần gồm 3 nội dung chính là phần mở đầu, phần nội dung chi tiết và phần kết thư. Mỗi phần xuất hiện trong thư xin việc sẽ có cách viết cũng như dung lượng khác nhau. Vì vậy, các phần thông tin được đưa ra cần có sự phù hợp tương ứng. 

Cách viết như thế nào?
Cách viết như thế nào?

2.1. Phần mở đầu thư xin việc - lời chào không thể thiếu

Mở đầu của thư xin việc sẽ là phần xuất hiện đầu tiên và chính vì vậy, bạn cần cho nhà tuyển dụng biết được bạn là ai và họ đang đọc bức thư xin việc của ứng viên nào bằng cách cung cấp các thông tin cá nhân của bản thân mình. 

Những thông tin cần đưa ra bao gồm: Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Địa chỉ thường trú, số điện thoại và email. Tốt nhất, với thư xin việc thẩm định - đánh giá thì bạn hãy đưa những nội dung này lên trên đầu, sau đó đến tên thư xin việc thẩm định - đánh giá.

Các thông tin cá nhân cần được ghi một cách chính xác, điều này nhằm đảm bảo việc nhà tuyển dụng có thể liên hệ được với bạn nếu như bạn là người được chọn.

Sau khi đã cho nhà tuyển dụng biết được bạn là ai thì lời thưa gửi cũng như lời chào đầu tiên sẽ là điều tiếp theo bạn cần chú ý đến. với phần này bạn có thể mở đầu bằng Kính gửi và tiếp đến là tên của người sẽ đọc thư của bạn - Chức danh - tên công ty và cuối cùng là địa chỉ công ty. Nếu không biết rõ tên thì bạn có thể ghi bằng tên của cả bộ phận chịu trách nhiệm tuyển dụng đó.

Phần mở đầu
Phần mở đầu

Ở phần mở đầu này, để gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng thì bạn hãy nêu ra lý do cũng như nguồn thông tin mà bạn biết đến việc tuyển dụng này. Đây cũng sẽ là thông tin để nhà tuyển dụng biết được đâu sẽ là nguồn cung cấp ứng viên đảm bảo chất lượng cho họ. Đồng thời bạn hãy chia sẻ đôi chút về việc khiến bạn quyết định viết lá thư xin việc thẩm định - giám định này. 

Cách viết phần mở đầu có thể được thể hiện như sau:

“Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A

                  Giám đốc nhân sự Công ty TNHH XYZ

                  Tòa nhà Golden Palace, 112 Nguyễn XX, Hà Nội

Tôi là Nguyễn Xuân Thương, sinh ngày 02/02/1997. Hiện tại, tôi vừa tốt nghiệp trường Học viện tài chính, chuyên ngành kinh tế với xếp loại giỏi. Thông qua trang web Timviec365.com, tôi thấy quý công ty có nhu cầu tuyển dụng việc làm thẩm định - giám định. Với những khả năng và tố chất của mình, tôi nhận thấy mình có sự phù hợp với vị trí tuyển dụng mà quý công ty cần. Do vậy, tôi quyết định viết lá thư xin việc thẩm định - giám định này để quý công ty có thể nhận thấy được tiềm năng của mình trong vị trí đó.”

Việc mở đầu ngắn gọn, không lan man, dài dòng nhưng vẫn đầy đủ những thông tin cơ bản này là điều mà bạn cần hướng đến. 

Lời chào dầu tiên tới nhà tuyển dụng
Lời chào đầu tiên tới nhà tuyển dụng

Việc làm thẩm định

2.2. Phần nội dung chi tiết của thư xin việc

Nội dung chi tiết được coi là phần nội dung chính trong thư xin việc thẩm định - giám định. Đây là phần mà các nhà tuyển dụng sẽ xem xét kỹ để có thể thu thập được những thông tin cần thiết như kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển trong ngành thẩm định - giám định. 

Với kinh nghiệm, tốt nhất hãy chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm thực sự tiêu biểu của bạn và có sự phù hợp với việc làm thẩm định - giám định mà thôi. Bởi việc đưa ra quá nhiều kinh nghiệm cũng như nội dung không liên quan sẽ dẫn đến thư xin việc của bạn không đạt được hiệu quả như mong muốn. Thêm vào đó, hãy nhớ đưa ra các kết quả hay thành tích mà bạn đạt được với những kinh nghiệm liên quan mà bạn đã thực hiện đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng chú ý hơn và ghi nhớ được bạn lâu hơn. 

Kỹ năng cũng sẽ được viết tương tự như với phần kinh nghiệm. Các kỹ năng được đưa ra nên là những kỹ năng mà bạn có, bạn vận dụng tốt cũng như đáp ứng được yêu cầu việc làm thẩm định - giám định. 

Ngoài ra, ở phần này, bạn cũng nên bày tỏ mong muốn được làm việc và được đảm nhận vị trí công việc này với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ tạo ra một hiệu ứng tích cực hơn cho lá thư xin việc thẩm định - giám định của bạn.

Phần nội dung chi tiết
Phần nội dung chi tiết

Ví dụ về cách viết phần nội dung chính như sau:

“Thẩm định - giám định có lẽ là ngành mà không phải bất kỳ ứng viên nào cũng cảm thấy hứng thú. Nhưng với tôi, đây là một ngành thực sự rất ý nghĩa và đem đến cho tôi những trải nghiệm hấp dẫn. Vì thế, với việc theo đuổi chuyên ngành kinh tế, một chuyên ngành phù hợp với vị trí tuyển dụng này nên tôi hoàn toàn tự tin với khả năng làm việc của mình.

Trong quá trình còn đi học, tôi đã từng là nhân viên thu ngân tại AZ Pet Store trong 2 năm. Tiếp đó, tôi có cơ hội được thực tập tại Công ty Thẩm định giá XAC với vị trí thực tập sinh thẩm định. Công việc của tôi tại đây chủ yếu là quan sát, theo dõi các báo cáo để đưa ra các ý kiến đóng góp trong việc thẩm định - giám định giá cả các sản phẩm. Chính vì thế tôi đã có kinh nghiệm trong việc xem xét, đánh giá hồ sơ cũng như có sự am hiểu về các luật liên quan. 

Với kinh nghiệm làm việc của mình, tôi đã rèn luyện và có được những kỹ năng cần thiết để đảm bảo khả năng làm việc thẩm định - giám định một cách tốt nhất. Các kỹ năng mà tôi sở hữu có thể kể đến như kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng về tư duy, tính toán logic, kỹ năng giao tiếp,....

Dựa trên những lợi thế của mình, tôi rất mong quý công ty có thể trao cho tôi cơ hội để chứng minh bản thân cũng như góp phần sức mình vào sự phát triển chung của công ty.

Kinh nghiệm và kỹ năng
Kinh nghiệm và kỹ năng

2.3. Phần kết thư - Không quên gửi lời cảm ơn 

Là phần cuối cùng trong thư xin việc, trong phần kết thư này các bạn cần nhấn mạnh lại một lần nữa về mong muốn của bản thân với việc ứng tuyển này. Đồng thời, ghi lại các thông tin cá nhân liên quan để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc với bạn. Tất nhiên, đừng quên gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian để đọc lá thư xin việc thẩm định - đánh giá của bạn. 

Các bạn có thể viết theo cách sau đây:

“Để quý công ty có thể hiểu rõ và nắm được các thông tin cụ thể của tôi thì tôi có đính kèm CV thẩm định - giám định bên dưới. Hy vọng rằng tôi sẽ có cơ hội trở thành một phần của quý công ty để có thể phát huy được những thế mạnh của mình vào việc phát triển của công ty. Rất mong nhận được sự phản hồi của quý công ty trong thời gian sớm nhất. Thông tin liên hệ tôi có để lại ở bên dưới đây.

Xin chân thành cảm ơn!

Xuân Thương,

SĐT: 0987xxxxxx

Email:.........”

Phần kết thư
Phần kết thư

Để bức thư xin việc thẩm định - giám định hoàn chỉnh nhất thì bạn hãy ký và ghi rõ họ tên của mình vào phần người viết thư ở góc bên phải thư xin việc.

Có thể nhận thấy việc viết thư xin việc thẩm định - giám định không quá khó. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thì bạn cần tùy chỉnh nội dung sao cho có thể đáp ứng được các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. Điều này sẽ giúp bạn có thể tạo được điểm nhấn, đồng thời tăng khả năng trúng tuyển lên cao hơn.

Tìm việc làm chuyên viên thẩm định

3. Những yếu tố không nên đưa vào thư xin việc thẩm định - giám định

Với thư xin việc thẩm định - giám định thì việc tạo sự khác biệt giữa bạn với những ứng viên khác chính là việc bạn  gửi tới nhà tuyển dụng một lá thư xin việc như thế nào. Nếu như cách viết ai cũng biết và việc sở hữu vốn kinh nghiệm “giàu có” lại khá nhiều ứng viên có thì một thư xin việc chuẩn chỉnh nội dung và hình thức là điều bạn cần đạt được.

Những điều dưới đây sẽ là những điều không nên làm để giúp bạn có được một sự hoàn hảo cần thiết với thư xin việc thẩm định - giám định.

- Không nên đưa tất cả nội dung trong CV vào thư xin việc

Thực tế, thông tin trong CV rất nhiều và chi tiết. Còn thư xin việc thẩm định - giám định lại chỉ gói gọn trong 1 trang với tất cả nội dung. Vì vậy, bạn chỉ nên chắt lọc những thông tin thực sự nổi bật của kinh nghiệm và kỹ năng để đưa vào trong thư xin việc mà thôi.

Những điều cần lưu ý
Những điều cần lưu ý

- Mắc các lỗi chính tả ở trong thư xin việc

Lỗi chính tả là lỗi cơ bản nhưng lại thường dễ mắc phải. Nếu bạn để lỗi chính tả trong thư xin việc của mình thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người thiếu cẩn thận và không chuyên nghiệp. Hơn hết, sự cẩn thận lại là một yếu tố mà một nhân viên thẩm định - đánh giá cần có.

- Cóp nhặt nội dung để ghép vào thư xin việc thẩm định - đánh giá

 Điều này là không nên bởi sự cóp nhặt này sẽ dẫn đến việc thư xin việc của bạn bị lủng củng, chưa kể trường hợp “đầu voi đuôi chuột”. Vì vậy, hãy tự viết cho mình một bức thư xin việc thẩm định - đánh giá hoàn chỉnh và đúng nhất nhé.

Việc viết thư xin việc thẩm định - giám định hiệu quả sẽ dựa trên việc bạn đưa ra những sự phù hợp ngay từ những chi tiết nhỏ nhất. Mong rằng, qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn cũng như nắm bắt được cách viết thư xin việc thẩm định - giám định hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.

Thu gọn

Thông báo

Liên hệ qua SĐT