Cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng giúp nâng tầm ứng viên

Nguyễn Minh Tâm tác giả Work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm clock blog03-08-2020

Khi đi phỏng vấn, nhiều ứng viên nghĩ rằng chỉ cần trả lời được chính xác và tự tin các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra là được. Tuy nhiên cái “được” ở đây chỉ trong hoàn cảnh nó đáp ứng được điều kiện của nhà tuyển dụng, chứ không hoàn toàn “được” với mong muốn của ứng viên. Giống như một cuộc thương lương, phỏng vấn xin việc cũng vậy, ứng viên sẽ tìm cách để nâng giá trị của mình lên, giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn và đem lại cho bạn những quyền lợi hấp dẫn hơn. Và cách thức ở đây chính là việc bạn đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. 

1. Vai trò của việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn 

Vai trò của việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn
Vai trò của việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn 

Như đã nói ở trên, việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng có một vai trò rất lớn đối với cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Nó không chỉ đơn thuần chỉ cách một ứng viên thể hiện được năng lực, sự tự tin của mình mà nó còn là phương thức để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về ứng viên đó, từ có có sự đánh giá khách quan nhất. 

1.1. Đối với nhà tuyển dụng

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến nhà tuyển dụng song việc ứng viên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng vẫn thể hiện được một phần nào đó vai trò của nó đối với bên công ty. Thứ nhất đó là nhà tuyển dụng có thể thông qua những câu hỏi này để biết được ứng viên có một thái độ hay mong muốn làm việc như thế nào. Thông thường những câu hỏi mà ứng viên đặt ra sẽ là những vấn đề mà ứng viên đó quan tâm nhất khi ứng tuyển vào một vị trí. Ví dụ như ứng viên hỏi về lương, nghĩa là họ quan tâm nhiều nhất về số tiền mà họ nhận được. Hay ứng viên hỏi về môi trường làm việc nghĩa là họ đang cần một nơi làm việc có điều kiện tốt, thoải mái. 

Không những thế, khi ứng viên đặt ra những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đáp trả lại câu trả lời nó cũng là cơ hội để nhà tuyển dụng thể hiện được quy mô cũng như ưu điểm của doanh nghiệp mình. Những điều đó nó đáp ứng được mong muốn của ứng viên bên trên, nhưng cũng đồng thời bày tỏ được thái độ của nhà tuyển dụng đối với ứng viên đó nếu như họ không hài lòng. Rất nhiều người cho rằng việc một bên chủ động đặt câu hỏi có thể gây áp lực với bên kia, song trong trường hợp này, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể biến đó thành thời cơ để “thị oai” trước mặt ứng viên. Vậy nên suy cho cùng, việc ứng viên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng vẫn đem lại những lợi ích hay ho cho công ty tuyển dụng đó. 

1.2. Đối với ứng viên 

Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng vẫn thể hiện được nhiều vai trò và tầm quan trọng đối với ứng viên
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng vẫn thể hiện được nhiều vai trò và tầm quan trọng đối với ứng viên

Đương nhiên, việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng vẫn thể hiện được nhiều vai trò và tầm quan trọng đối với ứng viên nhiều hơn. Ở đây nó thể hiện ở 3 khía cạnh chính:

Thứ nhất, chúng ta phải thừa nhận rằng chỉ những ứng viên tự tin vào bản thân mới dám đặt ra những câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng. Vì thế mà nó giúp cho các ứng viên có thể ý thức được năng lực của mình đồng thời là giá trị lao động trước nhà tuyển dụng. Điều này cũng ngầm khẳng định với công ty đó là “Tôi hoàn toàn phù hợp với vị trí này”. Từ đó tạo độ tin tưởng hơn của nhà tuyển dụng dành cho bạn.

Thứ hai, các câu hỏi của ứng viên khi đặt ra sẽ xoay quanh về vị trí tuyển dụng cũng như công ty đó nói chung. Vậy nên bạn cũng có thể thể hiện được sự quan tâm của mình đối với vị trí tuyển dụng đó, là sự tôn trọng cơ hội việc làm của bạn ở doanh nghiệp này. Nó cũng cho thấy mức độ chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn, đó là điều ít ứng viên làm việc. Chính vì điều này mà nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm hơn với bạn, ít nhất là từ thái độ của bạn. 

Thứ ba, đôi khi việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng có thể xem xét và nâng mức lương của bạn lên so với dự định ban đầu hoặc thỏa thuận của bạn. Bởi lẽ bạn hoàn toàn có khả năng chứng minh được những gì mình có thể làm cho doanh nghiệp đó tốt hơn với những ứng viên khác như nào chỉ thông qua việc đặt câu hỏi. Đương nhiên, lúc đó bản thân nhà tuyển dụng cũng cảm thấy “đắn đo” về việc nếu đưa ra một mức lương quá thấp có thể đánh mất ứng viên tiềm năng đó. 

Câu hỏi mà ứng viên đưa ra đánh đúng tâm lý của nhà tuyển dụng
Câu hỏi mà ứng viên đưa ra đánh đúng tâm lý của nhà tuyển dụng

Thứ tư, nếu những câu hỏi mà ứng viên đưa ra đánh đúng tâm lý của nhà tuyển dụng thì nó còn có vai trò trong việc thay đổi quan điểm tiêu cực trước đó của nhà tuyển dụng đối với bạn. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp ứng viên tự làm mất điểm của mình khi trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Cho nên khi nhà tuyển dụng cho phép bạn đặt câu hỏi cho họ chính là cách để bạn gỡ gạc được điều mà mình đã thể hiện không tốt. Từ đó xoay chuyển được những đánh giá chủ quan về bạn.

2. Các câu hỏi nên đặt cho nhà tuyển dụng 

Mặc dù đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng mang lại nhiều lợi ích đến như vậy thế nhưng không phải câu hỏi nào cũng nên hỏi. Ứng viên phải cực tinh tế và thông minh nếu không những câu hỏi mà bạn đặt có thể là “kẻ thù” chống lại bạn, khiến bạn thất bại hoàn toàn trong buổi phỏng vấn đó. Dưới đây là top 4 các câu hỏi có giá trị mà bạn nên dành cho nhà tuyển dụng. 

2.1. Tại sao công ty lại thiếu vị trí này?

Việc đặt câu hỏi này không đơn thuần chỉ để bạn biết lý do đó rồi thôi, mà ứng viên có thể thông qua việc nhà tuyển dụng trả lời để đánh giá về áp lực công việc, những khó khăn hay những mong muốn của nhà tuyển dụng. Bạn có thể biết được rằng đây là vị trí tuyển dụng mới hay là vị trí công việc cũ nhưng nhân viên cũ không đủ năng lực hoặc nhân viên cũ đó tự nghĩ. Nếu đó là một vị trí tuyển dụng mới thì chắc chắn bạn sẽ có những cơ hội để phát triển và sáng tạo theo ý tưởng của mình, mặc dù kèm theo đó là KPI vất vả hơn. Còn nếu là một trí tuyển dụng cũ thì bạn chắc chắn sẽ gặp phải áp lực nhiều hơn do bị so sánh với những thành tựu của người cũ. Vì vậy bạn cũng có thể lường trước được mọi vấn đề trước khi nhận công việc này. 

Tại sao công ty lại thiếu vị trí này?
Tại sao công ty lại thiếu vị trí này?

2.2. Điều khó khăn nhất khi làm việc ở vị trí này?

Stress và áp lực công việc luôn là thứ buộc các nhân viên phải vượt lên thì mới mong có thành quả cuối cùng. Và nếu như bạn biết trước những khó khăn, áp lực đó, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn và vượt qua nó dễ dàng hơn. Cho nên đặt dạng câu hỏi này cho nhà tuyển dụng là một cách để bạn “chuẩn bị trước tinh thần”. Bạn có thể biết được rằng khó khăn của công việc là ở yêu cầu phía khách hàng, hay ở độ khó của công việc hoặc cũng có thể là do vấn đề nhân lực. Cũng thông qua câu trả lời của nhà tuyển dụng ấy, bạn có thể lường trước được và xác định những phẩm chất, kỹ năng hay công cụ để phục vụ cho công việc đó được thực hiện trôi chảy hơn. Đồng thời các bạn cũng xác định được khả năng mình có vượt qua được khó khăn đó hay không trước khi nhận việc.

2.3. Hiệu quả công việc mong đợi ở vị trí này sau 6 tháng nhận việc

Với câu hỏi thứ ba này, ứng viên sẽ nắm được một lộ trình cũng như mục tiêu của phát triển của nhà tuyển dụng đối với lĩnh vực công việc mà bạn đảm nhận. Đó sẽ là một bức tranh toàn cảnh nhất về từng bước, từng nấc thang mà doanh nghiệp đặt ra với hiệu quả công việc từ nhân viên ngồi ở vị trí này. Mốc thời gian 6 tháng là thời gian vừa đủ để một nhân viên mới có thể làm quen với môi trường làm việc cũng như quy trình làm việc ở đây, vậy nên nó có thể đánh giá được năng lực của ứng viên. Thậm chí bạn cũng biết rằng các tầm quan trọng của vị trí mà bạn ứng tuyển nó nằm ở đâu trong toàn bộ quy trình làm việc của doanh nghiệp. Thông qua những câu trả lời đó, ứng viên có thể so sánh với năng lực, trình độ của bản thân mình có đủ đáp ứng điều đó hay không. 

Hiệu quả công việc mong đợi ở vị trí này sau 6 tháng nhận việc
Hiệu quả công việc mong đợi ở vị trí này sau 6 tháng nhận việc

2.4. Cơ cấu tổ chức của công ty như thế nào?

Câu hỏi thứ tư này sẽ hoàn toàn khác biệt với 3 câu hỏi trên vì nó nhắm chung đến doanh nghiệp chứ không chỉ xoay quanh vị trí chuyên môn ấy nữa. Hỏi về cơ cấu tổ chức công ty sẽ là cách giúp bạn biết được bạn sẽ làm việc ở phòng ban nào, người lãnh đạo và quản lý của mình là ai, quy trình và môi trường làm việc ở đó ra sao. Tuy nhiên thì trước khi đặt câu hỏi này, bản thân bạn phải có sự tìm hiểu trước đó về bộ máy hoạt động cũng như quy định hay điều kiện làm việc của doanh nghiệp. Có như vậy các bạn mới biết được câu trả lời của nhà tuyển dụng có chính xác hay không, hay chỉ là sự “nói dóc”. Đồng thời cơ cấu tổ chức ấy có phù hợp với tính cách của bạn hay không cũng giúp bạn xác định được khả năng gắn kết của mình với doanh nghiệp. Từ đó tránh làm mất thời gian giữa hai bên. 

2.5. Lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, ứng viên cần chú ý những lưu ý sau để không mắc phải những sai lầm, gây “tiêu cực” với cảm quan của nhà tuyển dụng. Thứ nhất là các bạn cần xác định thời điểm hợp lý để đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Tối kỵ nhất cho bạn đó là đặt câu hỏi chen ngang khi nhà tuyển dụng đang phỏng vấn mình, nó thể hiện sự bất lịch sự và thiếu tôn trọng người phỏng vấn. Thứ hai, sau khi đã hỏi những câu hỏi mà nhà tuyển dụng cần muốn nghe, thì họ sẽ bắt đầu cho phép bạn đặt câu hỏi ngược lại cho họ. Tuy nhiên, trước đó hãy gửi một lời cảm ơn cũng như nhắc lại câu hỏi trong câu trả lời của mình để bày tỏ sự kính ngữ. 

Lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Trên đây là tất cả những thông tin giúp cho bạn đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng thất thông minh, sáng tạo và có được sự “đắt giá” trong mắt doanh nghiệp thông qua những lời văn trong buổi phỏng vấn căng thẳng.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5348 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT