[Mẹo] Giúp bạn trúng tuyển ngay từ lần đầu đi phỏng vấn xin việc
Sau những năm dài của chặng đường “văn thư toàn tập” của bản thân, chân ướt chân ráo với tấm bằng bước vào đời. Cứ ngỡ rằng đến đó đã rũ bỏ được mọi sự vùi đầu học tập, sự quay cuồng chuẩn bị cho những bài kiểm tra và mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng thực tế lại làm “vỡ mộng tưởng” mọi sự khó khăn lại bắt đầu và nó còn khó hơn gấp trăm lần trước đó. Sự khó khăn đó được thể hiện trong chính buổi phỏng vấn xin việc lần đầu tiên.
1. Sự trải nghiệm về lần đầu đi phỏng vấn xin việc ra sao?
Tất nhiên, đối với rất nhiều người sẽ nghĩ rằng ai ra trường rồi cũng sẽ trải qua nhiều cuộc phỏng vấn mới lựa chọn được cho bản thân một công việc như sự mong muốn. Thất bại sẽ luôn là điều dĩ nhiên xảy ra và bình thản đón nhận điều đó một cách kiên nhẫn là điều đương nhiên. Nhưng đó chỉ là một suy nghĩ trong ý thức, còn về thực tế khi trải nghiệm thì đó lại là một cái nhìn khác biệt và bạn sẽ nhận ra một điều rằng sự thất bại luôn đi kèm lý do.
Nói về lần đầu đi phỏng vấn xin việc thì có lẽ bạn cũng đã tham khảo rất nhiều tin tuyển dụng và lựa chọn được vị trí phù hợp rồi mới ứng tuyển. Cùng đó là sự chuẩn bị rất nhiều, mọi thứ đầy đủ từ CV xin việc, đơn xin việc hay các giấy tờ được cho là cần thiết cho ứng tuyển và tiến tới quá trình phỏng vấn. Sau đó là sự chờ đợi về việc đợi nhà tuyển dụng phản hồi và đưa ra một lời hẹn phỏng vấn.
Khi bạn nhận được lời hẹn thì chắc chắn bạn cũng sẽ biết về cảm giác trước khi phỏng vấn đúng không nào? Hơn nữa đó lại là lần buổi phỏng vấn đầu tiên của bản thân sau khi mới ra trường bước vào môi trường mới rộng lớn hơn, sự lo lắng, hồi hộp tạo cho bạn một cảm giác khó tả. Bạn sẽ bắt đầu lên mang search tất cả những gì liên quan tới công việc, đọc về những điều chia sẻ kinh nghiệm về buổi đầu phỏng vấn hay còn ty dự tuyển để chuẩn bị cho bản thân. Đôi khi là sự lo lắng đó làm chính bạn bị mất ngủ dù rằng đã trấn an đi ngủ sớm để có một động lực tốt hơn vào buổi phỏng vấn,...Tất cả điều đó thật sự dễ nhận thấy ở bất kỳ ứng viên nào, và chính tôi cũng là một người đã từng trải qua cảm giác đó.
Tất nhiên cũng chính đó là điều trải nghiệm mà bạn sẽ cần có rất nhiều cần quan tâm tới, chú tâm hơn về điều sẽ gặp phải là gì, tìm hiểu đâu sẽ là cách tốt hơn để trình bày trong buổi phỏng vấn, các lưu ý cần thiết ra sao,...Thử tìm hiểu xem về những điều đó tại phần tiếp theo để có thể giúp ích cho bản thân nha.
2. Những sai lầm dễ mắc phải trong lần đầu phỏng vấn xin việc
2.1. Hồ sơ không chuẩn bị kỹ càng
Một điều dễ nhận thấy của bất kỳ ứng viên nào khi tham gia buổi phỏng vấn xin việc đầu tiên về việc chuẩn bị hồ sơ chưa kỹ càng vì kinh nghiệm là chưa có. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không châm trước hay phủ nhận cho bạn qua về bất kỳ một lý do nào, bởi nếu bạn quan tâm tới công việc thì bạn đã tìm hiểu về điều đó trước rất nhiều lần.
Bởi vậy đầu tiên là việc bạn cần có một sự chuẩn bị thật chỉnh chu về hồ sơ xin việc sự chuyên nghiệp như ứng viên có kỹ năng có thể sẽ được đánh giá thấp hơn. Vì hồ sơ xin việc là một cầu nối quan trọng của bạn với nhà tuyển dụng, họ đánh giá về bạn ra sao qua yếu tố này. Do đó hãy đảm bảo rằng hồ sơ có sự đầy đủ về thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn,...
Cạnh đó nếu bạn thật sự chuẩn bị cho hồ sơ xin việc thì khi đi phỏng vấn lần đầu cũng nên in thành nhiều bản để phòng trừ sự xuất hiện nhà tuyển dụng nhiều hơn. Chính sự chuẩn bị tốt của bạn sẽ được đánh giá về sự cẩn thận, cách thức làm việc khoa học và là một ứng viên sáng giá.
2.2. Đi trễ giờ trong lần đầu phỏng vấn
Có thể bạn đi trễ một vào phút hay đi sát quá giờ phỏng vấn đó vẫn luôn là điều không nên để nhà tuyển dụng nhìn thấy ngay từ lần đầu. Kinh nghiệm từ chính những người đi trước vấn khuyên bạn rằng nên có mặt sớm hơn 15 - 20 phút để chuẩn bị mọi thứ tốt hơn hoặc đó là cách mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có tính kỷ luật cao. Từ đây điểm đỏ được ghi nhận rằng bạn sẽ là người đảm nhận tốt công việc với sự cẩn thận nhất.
2.3. Sự chuẩn bị kiến thức hời hợt
Tạo sao lại là sự chuẩn bị kiến thức hời hợt? Điều mà nhiều ứng viên lần đầu phỏng vấn còn sự mông nung chỉ vì chăm chăm rằng buổi phỏng vấn đó sẽ ra sao, câu hỏi được đặt ra và cách mình trả lời thế nào. Chính đó mà quên đi rằng để hoàn thành tốt thì cần tìm hiểu nhiều kiến thức hơn, kiến thức cơ bản về chính công ty dự tuyển và kinh nghiệm của bản thân phù hợp với vị trí dự tuyển.
Dù rằng một buổi phỏng vấn không quá lâu chỉ kéo dài 20 - 30 phút nhưng nếu bạn trả lời được nhiều câu hỏi, khai thác được nhiều thông tin thì bạn không chỉ được nhận mà còn có sự đàm phán tốt cho bản thân.
Ví dụ về câu hỏi: “Bạn có biết giám đốc công ty hiện là ai? Công việc kinh doanh chủ yếu của công ty là gì?”
Chỉ là một điều đơn giản nếu như bạn thật sự tìm hiểu trước đó về toàn bộ thông tin công ty và sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận được sự hài lòng. Nếu bạn chưa tìm hiểu và cố đưa ra sự giải thích tranh luận phủ biện thì sẽ khiến nhà tuyển dụng không hài lòng tạo nên cảm giác về việc bạn “coi thường” buổi phỏng vấn. Do đó hãy thật cẩn trọng đừng vì sự nông nổi mới của mình, hãy trung thực thừa nhận và chấp nhận sửa chữa.
2.4. Đàm phán về mức lương thái quá
Tất nhiên dù là ứng viên lần đầu tham gia phỏng vấn hay là ứng viên phỏng vấn quá nhiều lần thì vẫn luôn quan tâm về chế độ lương nhận được của chính mình khi làm việc tại công ty. Chỉ là đừng quá chú tâm nhiều và đặt câu hỏi về vấn đề này nhiều lần mà không đan xen các câu hỏi khác từ đó sẽ gây nên sự khó chịu và buổi phỏng vấn của bạn có thể bị ngừng lại ngay tại đó.
Hoặc nếu bạn nhận thấy về nhà tuyển dụng có thái độ không hài lòng khi đề cập quá nhiều về mức lương bạn cũng có thể sử dụng tới sự khéo léo của mình. Ví dụ: “Có thể tôi đã đề cập về chế độ lương quá sớm nhưng thực chất tôi có niềm đam mê rất lớn với công việc và công ty. Hy vọng của tôi sẽ là sớm trở thành một nhân viên chính thức để cống hiến sức mình cho công ty.” Bằng chín sự khéo léo này bạn có thể để lại thiện cảm tốt hơn và nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy được bạn thật sự yêu thích công việc ra sao cùng phản ứng nhanh nhạy của bạn như thế nào.
2.5. Thể hiện thái độ chưa nghiêm túc
Thái độ chưa nghiêm túc được thể hiện trong buổi phỏng vấn lần đầu tiên đó chính là các ăn mặc luộm thuộm hay quá diêm dúa khiến cho nhà tuyển dụng không mấy hài lòng, nghĩ bạn cũng là một người làm việc theo phong cách của mình. Do đó, trong buổi đầu phỏng vấn hãy lựa chọn cho bản thân một bộ trang phục lịch sự hơn để gây được ấn tượng tốt.
Nếu cho dù bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm chưa rõ về điều mà công ty cần mà vẫn có tỏ ra hiểu biết đó là sai lầm lớn dành cho bạn trong buổi phỏng vấn. Các trường hợp này nhà tuyển dụng có thể thẳng tay loại bỏ bạn đó vậy nên hãy thật sự chú ý vì khi bạn tự tin và có ý chí học hỏi dù không có nhiều kinh nghiệm nhà tuyển dụng cũng sẽ lựa chọn bạn.
Hay như đôi khi về một số câu trả lời đáp trả nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý tránh về việc bạn thể hiện thiếu sự nghiêm túc cho buổi ứng tuyển. Điển hình nhất như “Tôi đọc được tin tức trên mạng và thử đi phỏng vấn”, “Em thấy bạn em ứng tuyển em qua phỏng vấn cùng cho vui,...
3. Yếu tố quan trọng với lần đầu đi phỏng vấn xin việc
3.1. Kinh nghiệm tạo nên sự quyết định
Kinh nghiệm của bạn sẽ được trình bày một cách cụ thể trong buổi phỏng vấn xin việc ngay sau khi hồ sơ của bạn được nhà tuyển dụng chấp nhận với các câu hỏi được để ra để trao đổi trực tiếp. Trong cuộc trao đổi này bạn sẽ nhận những câu hỏi chuyên môn từ nhà tuyển dụng và bạn sẽ đặt ngược lại câu hỏi với các nhà tuyển dụng để giải quyết sự thắc mắc. Bởi chính quá trình trao đổi này nếu hai bên thật sự chấp thuận được yêu cầu thì bạn sẽ được nhận vào làm nhân viên thử việc hoặc là nhân viên làm việc chính thức.
Bạn cần biết rằng với buổi phỏng vấn lần đầu này có vai trò rất lớn giúp bạn có thể trở thành một ứng viên tiềm năng mà nhà tuyển dụng cần tới, đáp ứng đủ về cá tính, đạo đức phù hợp. Do đó mới nói rằng CV xin việc cùng giấy tờ liên quan họ sẽ luôn đánh giá về năng lực của bản còn buổi phỏng vấn sẽ đánh giá nhân cách.
Hơn nữa, lần đầu phỏng vấn xin việc này còn là để bạn và sếp, quản lý tương lai có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ nhiều hơn về nhau. Từ đó không chỉ là đánh giá về ngoại hình gương mặt, lời nói thái độ hay trang phục mà còn là sự tài năng, thông minh nhanh nhẹn của bạn…
Ngoài ra chính bạn cũng hiểu được đầy đủ các thông tin liên quan tới công ty về phòng ban bao gồm là gì, điều kiện tham gia làm việc ra sao, các chế độ được nhận và nguyên tắc dành cho chế độ đó để ứng viên gỡ bỏ được sự băn khoăn. Vậy nên, nếu bạn thật sự nắm bắt được những kinh nghiệm trước đó, thể hiện được chính bản thân thì bạn đã thật sự thành công.
3.2. Câu hỏi phỏng vấn bạn có thể gặp
Điều đương nhiên về lần đầu đi phỏng vấn xin việc bạn cũng có sự bối rối về việc nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho bạn những câu hỏi ra sao hay cách để trả lời như nào là đúng. Tuy nhiên sự bối rối sẽ chỉ làm tăng thêm sự lo lắng cho bạn mà thôi vì vậy hãy rèn luyện thật nhiều để tạo nên sự tự tin hơn cho bản thân.
Một vài câu hỏi dễ nhận thấy bạn gặp phải lần đầu đi phỏng vấn xin việc:
Câu 1: Câu hỏi về việc bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?
Câu 2: Tại sao chúng tôi nên lựa chọn bạn trúng tuyển?
Câu 3: Không có kinh nghiệm bạn làm gì để bù đắp điều đó?
Câu 4: Bạn có sự mong muốn về mức lương là bao nhiêu?
Câu 5: Điều gì giúp bạn thấy hứng thú với vị trí công việc này?
Câu 6: Mục tiêu được đặt ra bạn làm sao để đạt được điều đó?
Câu 7: Về một nhà quản lý bạn mong chờ họ sẽ như thế nào?
Câu 8: Bạn có sẵn sàng bị giảm mức lương?
Câu 9: Hãy kể cho tôi biết về một người chủ “tồi tệ” của bạn được không?
Câu 10: Bạn nghĩ rằng sau 5 năm nữa bạn sẽ làm được gì?
…
Có thể việc đặt ra các câu hỏi và nhận được sự trả lời sẽ giúp buổi phỏng vấn trở nên tốt hơn. Chỉ là không có gì tồi tệ hơn khi bạn nhận được những câu hỏi khó trả lời và điều đó sẽ làm bạn mất đi sự tự tin vì sợ rằng câu trả lời đưa ra để lại đánh giá không tốt từ phía nhà tuyển dụng. Nhưng dù hoàn cảnh là trớ trêu bạn vẫn sẽ có những cách được cho là đưa ra được sự gợi ý tốt nhất để khéo léo trả lời được mọi câu hỏi. Điều này bạn có thể dễ dàng tìm kiếm về tất cả kiến thức liên quan tại work247.vn, từ kinh nghiệm phỏng vấn, bí quyết giúp bạn thành công, trọn bộ cau hỏi cùng gợi ý lấy lòng nhà tuyển dụng,...Bạn chỉ cần search và cùng tìm hiểu ngay tại đó với website để giúp bản thân thành công hơn.
4. Bỏ túi cách lựa chọn công việc tốt nhất cho lần đầu đi phỏng vấn xin việc
Có thể thấy được đối với lần đầu phỏng vấn xin việc đôi khi sẽ đem lại cho bản thân nhiều trải nghiệm mới, nắm bắt được cơ hội việc làm nhanh nhưng có lúc đó cũng là sự thất bại khiến bạn đánh mất cơ hội việc làm. Bởi vậy mà để chắc chắn hơn về cơ hội cho chính mình thì có lẽ bạn nên đưa ra sự chọn lựa tốt hơn ngay từ ban đầu, chọn lựa về một công việc phù hợp một nhà tuyển dụng vừa ý.
Tất cả những điều đó bạn có thể tìm kiếm tại đâu? Tìm kiếm ngay tại website work247.vn, một nơi đem lại bạn nguồn tri thức lớn về việc làm và nắm bắt cơ hội việc làm nhanh. Để tham gia mạng lưới việc làm rộng lớn đó để đưa cho bản thân nhiều cơ hội hơn hay tạo cho chính mình một hồ sơ ngay bây giờ nhé. Chỉ vài bước đơn giản cùng hướng dẫn chi tiết là bạn đã đánh gục được nhà tuyển dụng dù là khó tính.
Mọi thông tin trên đây chính là đưa ra cho bạn hiểu hơn về việc lần đầu phỏng vấn xin việc sẽ ra sao cũng như qua việc lựa chọn work247.vn sẽ giúp bạn có cơ hội việc làm theo đúng trình độ của bản thân.
5736 0