Tìm việc làm

Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế

Thỏa thuận

 

Luôn có nhu cầu tuyển dụng lớn, lương đặc biệt cao so với trung bình hiện nay, luôn trong tình trạng thiếu lao động - không ngành nào khác chính là ngành hàng hải. Từ xưa tới nay vẫn luôn có một vị trí tối quan trọng trong kinh tế nước nhà, những đóng góp của ngành đối với tổng sản phẩm quốc nội cùng với vấn đề chủ quyền biển đảo là không thể chối cãi. Dù có những thử thách, chông gai trước mắt, nhưng đây cũng là một ngành đáng để dấn thân và trải nghiệm, nếu là một con người yêu biển. Hãy cùng Work247.vn tìm hiểu thêm về công việc ngành hàng hải nhé!

1. “Hàng hải” được định nghĩa như thế nào?

1.1. Phân tích theo nghĩa đen của “Hàng hải”

Ý trên mặt chữ, “hàng” và “hải” có thể hiểu rất đơn giản là: “hàng” có nghĩa là “hàng hóa”, “hải” mang ý nghĩa là “biển”. Suy ra ngành hàng hải là tập trung vào vận chuyển hàng hóa ở trên biển, để giao thương với các nước trên thế giới hay chăng? Nếu công việc chỉ vỏn vẹn tới vậy, sao lại có KPI từ các Chuyên gia ở Viện Giáo dục Việt Nam phát biểu rằng, ngành hàng hải Việt Nam cần phải đào tạo ít nhất 15.000 người? Sự thật gì đứng đằng sau con số hay công việc bí hiểm này đây? Các bạn cùng theo dõi ở phần tiếp theo nhé.

Công việc hàng hải hot nhất 2021

1.2. Công việc hàng hải xoay quanh những nhiệm vụ chính gì?

Từ trước tới nay công việc hàng hải luôn được nhấn mạnh về vị trí không thể phủ nhận của mình trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển nền kinh tế Việt Nam. Khái niệm “hàng hải” chuyên nghiệp được biết đến với cái tên quốc tế “Maritime”, là một chuyên ngành rất rộng, bao hàm những công tác phục vụ kinh tế diễn ra ở trên môi trường biển, ví dụ như tất cả những hoạt động trao đổi buôn bán, giao lưu thương mại, vận chuyển hàng hóa và quản lý hàng hóa với những đối tác trên biển…. cũng là hàng hải. Ngành học để cung cấp những thuyền viên, kỹ sư tàu thuyền, cũng là hàng hải. Có thể nói rằng, toàn bộ những hoạt động kinh doanh và giao thương được diễn ra trên biển, đều được gọi là hàng hải.

Hàng hải là gì?

1.3. Công việc hàng hải này dành cho những người như thế nào?

Thực chất mà nói, “nghề chọn người” nhưng người hoàn toàn có thể chủ động chọn nghề. Trước nhất, nghề hàng hải yêu cầu có một sức khỏe về thể lực và tâm lý vững vàng. Môi trường làm việc hoạt động ở đây là trên biển, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa tới tính mạng và sự an toàn của bản thân và những đồng nghiệp, nên cần phải có nền tảng về sức khỏe thể lực và tâm lý cực kỳ ổn định. Bên cạnh đó, không khí làm việc ở trên tàu thuyền có sự chật chội bức bối nhất định, đồng thời thường có những hiện tượng như nhớ nhung gia đình người thân, nên đảm bảo được về mặt tâm lý rồi hãy lựa chọn xem xét nghề hàng hải. Ngoài ra, những cá nhân lựa chọn nghề hàng hải thường rất giỏi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh - ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Sự thực thì những người đăng ký vào hàng hải làm lao động, có một số không sõi được ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhờ tinh thần quyết tâm cố gắng và cầu tiến của họ thì kỹ năng tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành sẽ nhanh chóng tiến bộ hơn từng ngày. Một người làm hàng hải xuất sắc cũng cần trang bị cho mình thêm 1 thứ tiếng nữa (ngoài tiếng Anh), kết hợp với chuyên môn tốt về kinh tế, ngoại thương, quản lý kinh tế,... để có thể giải quyết những vấn đề được đặt ra khi làm việc với các đối tác trên biển. Chung quy lại thì công việc hàng hải này phù hợp với những người có thể trạng tốt, tâm lý vững vàng ổn định, có chuyên môn cao và có tinh thần cầu tiến.

Tìm hiểu về công việc hàng hải

2. Chi tiết về công việc hàng hải và mức lương dự tính

2.1. Chi tiết công việc hàng hải được mô tả như thế nào?

Để công việc hàng hải được diễn ra một cách trơn tru trên môi trường biển, không thể thiếu vai trò của kỹ sư tàu thủy. Đây là một công việc khó nhằn, đòi hỏi chuyên môn cực kỳ cao, có sức khỏe thể chất và dày dặn kinh nghiệm thì mới có thể tham khảo được. Những công việc chính của họ cơ bản bao gồm (hoặc có những sự khác biệt nhất định thì tham khảo các bên đang tuyển dụng): lập kế hoạch, phác thảo bản kế hoạch các projects tàu thuyền, tàu thủy; kết hợp thiết kế tàu thủy theo đặc trưng công việc và đặc điểm tình hình kinh tế, địa lý hiện nay; giải quyết những vấn đề về công nghệ, kỹ thuật xảy ra trên tàu biển; cuối cùng là vạch ra những ý tưởng ban đầu cho ngành công nghiệp đóng tàu bao gồm quản lý, giám sát quá trình khởi công, thẩm định các dự án và phân tích những dự án đó trước khi được triển khai. Công việc này có thể bao gồm cả quản lý, khởi công và kiểm tra giám sát những hoạt động liên quan tới kỹ thuật tàu biển.

Ngoài ra ở trên tàu còn có những vị trí như thuyền viên, hoa tiêu. Để trở thành thuyền viên chính thức, các bạn cần phải tham gia khóa đào tạo training dành cho các thuyền viên ở Việt Nam, hoặc có những chức danh thấp hơn (tùy tàu) như thủy thủ, tàu máy,... Thông thường những công việc của thuyền viên chỉ đơn thuần là đối nội trên tàu. 

Đối với các thủy thủ, công việc chính của họ là lái tàu theo sự chỉ dẫn và kiểm soát của thuyền trưởng, có những hoạt động neo đậu theo đúng quy trình của cấp trên gửi xuống. Về công việc tàu máy (hay còn được gọi là thợ máy tàu) thì làm việc ở dưới hầm, nơi những máy móc của tàu vận hành hoạt động cho tàu, nhiệm vụ là giám sát quản lý và giải quyết những vấn đề bất ngờ xảy ra trong quá trình vận hành.

 Bên cạnh đó, vị trí hoa tiêu trên tàu cũng quan trọng. Hoa tiêu tàu thủy có nhiệm vụ điều động hành trình của tàu thuyền qua những tình huống, vùng nước nguy hiểm. Hoa tiêu cần phải có kiến thức sâu rộng và nâng cao về những thiết bị hàng hải và các vấn đề địa lý ở biển từ đó có những quyết định sáng suốt nhất.

Trên đây là những chức danh hay được bên tuyển dụng đề xuất khi các thành viên có nhu cầu tìm hiểu về công việc hàng hải.

Tham khảo công việc hàng hải

2.2. Mức lương dự tính của các công việc hàng hải có cao không?

Sự thật thì mức lương của các công việc hàng hải tùy thuộc vào các vị trí mà họ lựa chọn. Ví dụ như nếu bạn lựa chọn vào vị trí thủy thủ hoặc thợ máy full-time hoặc chia theo ca (mỗi ca trực trên tàu là 8 tiếng), thì mức lương sẽ rơi vào khoảng 10 - 15 triệu đồng. Mức lương này chưa tính tới viện trợ bảo hiểm cho thủy thủ (lên tới 30 triệu đồng), tuy nhiên nếu so sánh với các chủ tàu nước ngoài thì đây là con số trung bình, không cao cũng không thấp, khối lượng công việc khá nặng. 

Đối với công việc sĩ quan vận hành, thì mức lương có thể lên tới 800 USD mức thử việc, và có khả năng tăng cao tới 1600 USD (37 triệu đồng) khi sở hữu hơn 3 năm kinh nghiệm. Tương tự với kỹ sư tàu thủy, mức lương cũng khá cao, từ 25 triệu đồng trở lên cho những kỹ sư có kinh nghiệm và giá cả có thể thương lượng tùy theo khối lượng công việc của họ.

Chung quy lại, ngành hàng hải là ngành có lương cao, được đóng bảo hiểm xã hội, dù có những nguy cơ nhất định nhưng mức lương vẫn sẽ được trả công xứng đáng và có cơ hội thăng tiến rất cao trong sự nghiệp nếu làm việc chăm chỉ.

2.3. Học trường đại học gì để sau này làm việc hàng hải?

Thực tế khá buồn rằng hơn 80 - 90% sinh viên theo học ở các ngành hàng hải Việt Nam đều ra trường đi làm trái nghề, không liên quan tới nghề dù nhu cầu tuyển dụng của ngành luôn cao và có những offer xứng đáng. Công việc hàng hải có nhiều yếu tố thú vị, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế này có thể được học sơ qua những kiến thức cơ bản qua những trường Đại học như Đại học Hàng hải Việt Nam, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Hải quân Việt Nam, Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Chất lượng giảng dạy ở những địa điểm này được đảm bảo tốt, và có nhiều cơ hội cho sinh viên được đi thực tập sớm.

Hàng hải làm việc ở đâu

Trên đây là những kiến thức cơ bản về ngành hàng hải mà những ai có nhu cầu tìm hiểu có thể tham khảo. Work247.vn cảm ơn bạn vì đã đọc hết bài viết này!