Với xu hướng công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì nhu cầu người tiêu dùng cũng tăng vọt nhưng lại muốn không phải di chuyển đi lại, nhờ đó mà ngành nhân viên giao nhận phát triển mạnh hơn. Để nắm rõ hơn các quy trình thì mời bạn tham khảo bản mô tả công việc nhân viên giao nhận đầy đủ nhất hiện nay.
1. Nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên giao nhận hiện nay
Công việc nhân viên giao nhận mặc dù đã có từ rất lâu đời nhưng cho tới những năm gần đây, khi mà công nghệ phát triển kèm theo sự đa dạng về nhu cầu, thị hiếu và thu nhập tăng cao thì ngành nhân viên giao nhận phát triển vô cùng mạnh mẽ. Phần lớn các nhân viên giao nhận hiện nay đều là những lao động phổ thông, sinh viên, và một số đối tượng khác vì công việc này không yêu cầu trình độ chuyên môn, bằng cấp cũng như kinh nghiệm. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng ứng tuyển vào được. Mặt khác, ngành nhân viên giao nhận lại là công việc có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn.
Trên thị trường hàng hóa và lao động hiện nay, hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực đều bổ sung thêm các dịch vụ liên quan đến giao và nhận như: ngành kinh doanh thực phẩm, kinh doanh bán lẻ, xuất nhập khẩu, kinh doanh điện tử, công nghệ số, giao thông vận tải,… Sự mọc lên của rất nhiều các hãng công nghệ số nổi lên về dịch vụ giao nhận hàng hóa đã mang đến vô số cơ hội việc làm cho toàn bộ lao động.
Chính vì vậy, để có thể ứng tuyển vào vị trí công việc nhân viên giao nhận, các bạn không cần trang bị quá nhiều, chỉ cần sắm cho mình một hành trang bao gồm các yếu tố sau:
- Phương tiện đi lại
- Bằng lái xe phù hợp
- Sự chăm chỉ, thái độ làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm, hoàn thành đầy đủ chỉ tiêu, nghiêm túc và niềm nở với khách hàng
Tùy theo tính chất công việc, có một số vị trí nhân viên giao nhận làm việc tại kho hoặc phân xưởng thì họ sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ chính là phân hàng, nhận hàng và xuất hàng tại kho. Những vị trí này tuy yêu cầu không di chuyển quá nhiều nhưng cũng yêu cầu có một chút kinh nghiệm và kỹ năng cũng như sự tỉ mỉ, cẩn thận với hàng hóa.
Việc làm lao động phổ thông tại Hà Nội
2. Các nhiệm vụ và công việc chính của nhân viên giao nhận
2.1. Nhận hàng hóa
Nhận hàng hóa là nhiệm vụ và là bước đầu tiên trong quy trình giao nhận hàng hóa của nhân viên giao nhận. Nhìn chung, các bạn có thể tưởng tượng quy trình giao nhận hàng hóa đó là các nhân viên giao nhận sẽ nhận hàng và chuyển đến tay người mua, gọi là bên trung gian giữa người bán và người mua. Vì vậy, khi người bán gửi hàng đi tới cho bên trung tâm trung gian thì các công ty trung gian sẽ điều phối các nhân viên giao nhận tới nhận hàng hóa và bắt đầu vận chuyển đi.
Địa điểm mà các nhân viên giao nhận đó là tại các kho, phân xưởng lưu trữ hàng hóa của các công ty trung gian vận chuyển. Thông thường, tùy khoảng cách địa lí mà quy trình vận chuyển và lấy hàng tại các kho có thể diễn ra đến 3-4 lần vì có rất nhiều kho hàng và bên trung gian.
2.2. Kiểm tra hàng hóa
Sau quá trình nhận hàng hóa theo phân công của các công ty về trách nhiệm giao hàng, các nhân viên giao nhận sẽ có nhiệm vụ chính là kiểm tra lại hàng hóa, kiểm tra số lượng đơn hàng mình đã nhận và được phân công, cũng như có sự hỏng hóc gì về các bao bì của đơn hàng do quá trình đóng gói hay không.
Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, các nhân viên giao nhận cần phải chú ý tới các điều sau:
- Hàng có hỏng hóc hay bao bì đóng gói đã chặt hay chưa?
- Số lượng hàng hóa được bàn giao theo ca đã đầy đủ hay chưa?
- Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu có liên quan kèm theo hàng hóa
2.3. Ghi đầy đủ thông tin về hàng hóa
Kế tiếp, các nhân viên giao nhận cần phải ghi đầy đủ thông tin về hàng hóa vào sổ giao nhận theo ca làm việc của mình để tránh bảo đảm hàng hóa không bị thất lạc cũng như kiểm soát được các đơn hàng cho bên nhận và bên bán. Vì vậy, các nhân viên giao nhận cần phải lưu ý thông tin về hàng hóa bao gồm:
- Tên của hàng hóa (được chú thích chi tiết)
- Số lượng đơn hàng
- Nơi giao hàng
- Nơi nhận hàng
- Thời hạn giao hàng
Việc ghi thông tin hàng hóa khai báo đầy đủ là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các nhân viên giao nhận, để tránh trường hợp xảy ra mất mát hay bị thất lạc hàng hóa sẽ quy trách nhiệm về người phụ trách.
2.4. Lưu trữ, vận chuyển hàng hóa
Công việc, nhiệm vụ tiếp theo của các nhân viên giao nhận đó chính bước lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Đây là giai đoạn di chuyển, đi lại của các nhân viên giao nhận bằng phương tiện giao thông như xe máy, ô tô,… Vì vậy, việc vận chuyển hàng hóa phải được đảm bảo vô cùng an toàn bởi các nhân viên giao nhận. Cụ thể, nhân viên giao nhận sẽ đảm nhận trách nhiệm vận chuyển các đơn hàng được ghi thông tin nơi giao hàng cho đúng địa chỉ của người nhận, cũng như nhận tiền thanh toán từ người mua. Trong trường khách hàng chưa nhận được hàng vì một vài lí do xuất phát từ người mua thì bên vận chuyển – đó là các nhân viên giao nhận, sẽ có trách nhiệm chở hàng về kho và thực hiện quá trình lưu kho cho các ca sau.
Giai đoạn này, các nhân viên giao nhận cực kỳ phải chú tới việc vận chuyển làm sao để bảo đảm hàng hóa không bị hỏng hóc, đặc biệt là các đồ dễ vỡ. Vì nếu hàng hóa bị hư hỏng trong khoảng thời gian thì trách nhiệm sẽ quy về người chuyên chở hay nhân viên giao nhận.
2.5. Giao hàng cho người nhận
Giao hàng cho người nhận là một trong những bước quan trọng nhất khi mà hàng hóa đến được tay người mua cũng như thực hiện giao dịch thanh toán hoàn tất xong. Tuy nhiên, có rất nhiều khách hàng hiện nay lấy các lí do không chính đáng chỉ để “bom hàng”, tức là đặt rồi mà không lấy hàng, gây ra sự thiệt thòi cho các nhân viên giao nhận khi vừa phải mất công di chuyển, vừa mất khoản tiền ứng trước.
Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ mà một nhân viên giao nhận cần phải có, các bạn cũng cần phải tìm kiếm tới đúng địa chỉ người mua mà giao đúng nhé, thực hiện giao hàng với thái độ niềm nở, nhiệt tình và thân thiện với khách hàng vì rất có thể sau đó, họ sẽ có sự phản hồi lại đối với bên vận chuyển phụ trách công việc của bạn đó. Kế đó, các nhân viên giao nhận cần phải ký xác nhận, chụp ảnh làm minh chứng vào sổ giao nhận của mình.
2.6. Thông tin lại cho các bộ phận liên quan
Sau khi hoàn tất công việc, các nhân viên giao nhận phải có trách nhiệm báo lại với các bên liên quan phụ trách như kho quản lý hàng hóa, bên dịch vụ trực tuyến, chăm sóc khách hàng, kinh doanh,… để có thể ghi nhận sự phản hồi tốt nhất của khách hàng.
Các thủ tục và thao tác này khá đơn giản vì hiện nay, mọi thứ đều có thể kết nối thông qua các ứng dụng, phần mềm thông minh và hiện đại.
2.7. Lập sổ giao nhận
Nhiệm vụ cuối cùng chính là các nhân viên giao nhận phải lập sổ giao nhận bao gồm các thông tin: ngày giao nhận, hàng hóa, chứng từ, nơi giao, nơi nhận, thời hạn giao nhận, chữ ký xác nhận của các bên liên quan và có thẩm quyền, các phát sinh, ý kiến giải quyết.
Nhìn chung, dù nhân viên giao nhận đang ở giai đoạn này hay làm nhiệm vụ công việc gì thì cũng đều có trách nhiệm với các công việc đó. Chính vì vậy, sự nghiêm túc và tỉ mỉ với thái độ làm việc chuyên nghiệp sẽ được các doanh nghiệp đề cao hơn bao giờ hết.
Mô tả công việc nhân viên bốc xếp
3. Mức lương và quyền lợi của nhân viên giao nhận
Mức lương dành cho các nhân viên giao nhận được đánh giá là trung bình cao vì đây là công việc đòi hỏi sự cần cù lao động, chịu thương chịu khó rất nhiều. Do đó, công sức thường đi liền với tiền bạc xứng đáng. Tuy nhiên, mức lương này không cố định cho mọi cá nhân làm nhân viên giao nhận. Những nhân viên giao nhận chăm chỉ, hoàn thành chỉ số KPI bị áp lên và có được phản hồi tốt từ khách hàng sẽ có được mức lương cao hơn, dao động từ 7-20 triệu/tháng. Còn những nhân viên giao nhận lười biếng thì chỉ đánh mất cơ hội kiếm tiền của chính mình mà thôi. Sự cạnh tranh trong ngành nhân viên giao nhận này cũng tương đối là cao.
Bên cạnh đó, các nhân viên giao nhận cũng được hưởng các quyền lợi như là: chế độ ưu đãi về bảo hiểm được đóng đầy đủ, được trải nghiệm trong môi trường làm việc năng động, tự do và chuyên nghiệp, giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như các kĩ năng mềm khác.
4. Điều kiện ứng tuyển dành cho ứng viên nhân viên giao nhận
Đối với các nhân viên giao nhận, điều kiện ứng tuyển tuy không gắt gao và quá hà khắc, song vẫn cần phải tuân thủ theo các tiêu chí dưới đây:
- Trình độ chuyên môn: các nhân viên giao nhận phải tốt nghiệp hết cấp ba, tức là có bằng tương đương 12/12 trở lên
- Kỹ năng: kỹ năng giao tiếp tốt là lợi thế, biết thêm ngoại ngữ , khả năng viết sạch, đẹp, rõ ràng
- Có bằng lái xe phù hợp
- Kinh nghiệm: có ít nhất từ 1 năm trở lên ở vị trí nhân viên giao nhận (đối với các công ty có quy mô lớn)
- Thái độ nhanh nhẹn, cẩn thận và trung thực, nghiêm túc trong công việc, có sức khỏe tốt
Việc nắm bắt được bản mô tả công việc nhân viên giao nhận sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình tìm việc và ứng tuyển của bạn. Ngoài những thông tin đã chia sẻ trên, các bạn có thể tham khảo bản mô tả mẫu dưới đây.
Công việc này có khả năng đem lại thu nhập ổn định cho các bạn lao động phổ thông. Cho nên sau khi đọc phần mô tả trên mà các bạn cảm thấy mình phù hợp với công việc có thể tìm kiếm công việc trên work247.vn. Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan tới ngành nghề nhân viên giao nhận đang chiếm lĩnh trên thị trường hiện nay. Nếu các bạn chưa tìm thấy công việc ưng ý có thể thử sức với công việc nhân viên giao nhận nhé! Chúc các bạn thành công!