Giảng viên là gì? Một số thông tin về nghề giảng viên
Theo dõi work247 tạiChắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã nghe thấy cụm từ “giảng viên”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất sâu bên trong của cụm từ này. Bài viết dưới đây sẽ một phần nào hiểu thêm về ngành nghề giảng viên.
Việc Làm Giáo Dục
1. Giảng viên là gì?
Theo Wikipedia: “Giảng viên là công chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Giảng viên chính là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng.”
2. Các hạng giảng viên
Giảng viên ở đại học công lập được chia làm 3 hạng chính:
- Giảng viên hạng I:
+ Là những người có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí làm việc , có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên hạng I
+ Có bằng cấp chứng chỉ ngoại ngữ : có 1 trong 6 ngoại ngữ Anh,Nga, Pháp,Đức, Trung, Nhật
Đối với giảng viên ngoại ngữ thì năng lực ngoại ngữ phải đạt trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
+ Có bằng tín chỉ tin học. Có kinh nghiệm ít nhất một năm sử dụng thành thạo tin học chuyên ngành phục vụ hoạt động chuyên môn.
+ Biên soạn ít nhất 2 giáo trình môn học và được sử dụng trong giảng dạy, được công bố ít nhất 15 bài báo, báo cáo khoa học chuyên ngành tại các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
- Giảng viên hạng II
+ Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên II theo chương trình của Bộ GD và ĐT quy định.
+ Có thể sử dụng 1 trong 6 ngoại ngữ : Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật trong trao đổi chuyên môn, tra cứu tài liệu
Đối với những giảng viên ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ phải đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
+ Cố vấn ít nhất cho 5 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc ít nhất 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
+ Chủ biên ít nhất 1 giáo trình môn học hoặc tham gia biên soạn ít nhất 2 giáo trình được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo. Có ít 6 bài báo, báo cáo khoa học tại hội nghị quốc gia hay quốc tế.
- Giảng viên hạng III
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và chứng chỉ bồi dương nghiệp vụ sư phạm giảng viên
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên hạng III theo chương trình của Bộ GD và ĐT quy định.
Đối với giảng viên ngoại ngữ : thì giảng viên phải sử dụng được 1 ngôn ngữ để đọc tài liệu chuyên môn và giao tiếp cơ bản. Năng lực ngoại ngữ thứ 2 phải đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
+ Có bằng tin học cơ bản, sủ dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng
+ Hiểu biết trong việc biên soạn giáo án, tập hợp tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên soạn sách hướng dẫn, thực hành, thí nghiệm.
+ Tham gia nghiên cứu khoa học với các tập thể giảng viên, sinh viên ; đề tài khóa luận, tốt nghiệp,…
3. Điều kiện để trở thành giảng viên đại học
3.1. Trình độ học vấn
- Phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành học phải phù hợp với chuyên ngành giảng dạy
- Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên
- Có bằng chứng nhận trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn.
- Ngoài những tiêu chuẩn về bằng cấp, để trở thành giảng viên cá nhân còn phải đáp ứng về trình độ kiến thức, kinh nghiệm , ví dụ như phải có kiến thức tổng quát về các môn học có liên quan đến môn chuyên ngành đảm nhiệm
Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung , chương trình giảng dạy được phân công.
Biết được cách biên soạn giáo án một cách khoa học, hướng dẫn thực sinh viên thực hành, thí nghiệp,… các công việc có liên quan.
Có khả năng cố vấn học tập cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên viết luận án, khóa luận, tham gia công tác chấm điểm khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ các sinh viên.
Luôn cập nhập phương pháp giảng dạy mới đẻ thay đổi sao cho phù hợp
3.2. Kỹ năng mềm
- Đạo đức tốt
Đầu tiên, đức tính mà bất kể một giảng viên nào cũng cần đó là có đạo đức: giảng viên là người truyền đạt lại kiến thức giảng viên vì vậy họ cần có đạo đức tốt để truyền đạt lại cho các bạn sinh viên những điều hay.
- Nghiêm trang
Một người giảng viên cần duy trì sự nghiêm túc nhất định để điều chỉnh, quản lý sinh viên trong giờ học.
- Tinh thần trách nhiệm
Bất kể làm một công việc gì, ngành nghề gì thì bạn vẫn cần có sự trách nhiệm đối với công việc của mình, Việc có trách nhiệm với những công việc được giao, trách nhiệm với sinh viên của mình sẽ là yêu tố giúp bạn trở thành một giảng viên tốt.
- Tính nguyên tắc, kiên trì
Một người có nguyên tắc là một người luôn hoàn thành công việc được giao. Họ luôn đặt ra quy tắc cho bản thân, từ đó nhìn và làm theo. Vì một người giảng viên luôn gương mẫu cho sinh viên và tránh bị mắc sai lầm.
- Tính kỷ luật
Mỗi nơi làm việc sẽ có một nội quy dành cho nhân viên khác nhau. Việc tuân thủ theo kỷ luật của công ty, nhà trường đề ra sẽ thể hiện bạn là một người giảng viên chuyên nghiệp. Đồng thời cũng thể hiện được sự trang nghiêm của công ty.
- Luôn học hỏi những kiến thức, phương thức giảng dạy mới để thay đổi kịp thời cho sinh viên.
- Có tình yêu thương học trò của mình
Tất nhiên rồi, một người giảng viên nào cũng cần có tình yêu thương học trò của mình. Vì giảng viên không những là người truyền kiến thức sinh viên mà còn là người truyền đạt những kinh nghiệm của chính bản thân để dạy sinh viên của mình bao điều tốt đẹp, giúp sinh viên trưởng thành, có cái nhìn cái nhìn rõ hơn về cuộc đời, từ đó các bạn sẽ trang bị đủ hành trang để bước ra xã hội. Dù trong bất kỳ ngành nghề chuyên môn nào, như ngành kỹ thuật hay kinh tế, người giảng viên hết lòng vì sinh viên luôn được các trò nhớ đến và tôn trọng.
Việc làm giáo dục tại hà nội
4. Điều kiện để thăng thứ hạng của giảng viên.
Theo Thông tư 08/2024/ TT-BG-DĐT mới ban hành đã nêu rõ những quy định về điều kiện, nội dung và hình thức thăng tiến chức danh giảng viên giảng dạy tại các trường công lập.
Giảng viên sẽ được xét thăng hạng từ giảng viên hạng 3 lên giảng viên chính thức hạng 2 và từ hạng 2 lên giảng viên hạng 1 khi các giảng viên đáp ứng được các điều kiện sau:
- Cơ sở giảng viên đang công tác có nhu cầu đồng thời được cấp có thẩm quyền được đi dự xét.
- Trong vong 3 năm, hoàn thành xuất sắc, khi được kiểm tra có đủ chất lượng và đạo đức nghề nghiệp.
- Có đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp được đăng kỹ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2024/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2024
- Đăng ký xét tuyển cấp hạng, từ giảng viên III lên giảng viên II, từ giảng viên II lên giảng viên I
Việc xét duyệt cấp hạng của giảng viên thông qua việc xét duyệt hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề với hạng giữ và thẩm định, quy đổi điểm công trình khoa học.
Được xét duyệt thông qua hình thức quy đổi điểm công trình khoa học đối với viên chức dự xét tuyển thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Xét duyệt thông qua công trinh khoa học.
+ Công trình khoa học bao gồm : bài báo khoa học , kết quả nghiên cứu , ứng dụng khoa học, công nghệ đã đang ký và được cấp bằng độc quyền sang chế; giải pháp khoa học, công nghệ hữu ích; sách phục vụ đào tạo ; báo cáo khoa học được công bố toàn văn trong kỷ yếu của hội khoa học quốc gia, quốc tế; tác phẩm nghệ thuật, chương trình biểu diễn, thành tích thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia quốc tế;
+ Nội dung của công trình quy đổi khoa học phải phù hợp với chuyên ngành của giảng viên
+ Các bài đăng báo, bản tóm tắt kết quả nghiên cứu, đánh giá, nhận xét ,…không được xem là công trình khoa học quy đổi
+ Các công trình khoa học có nhiều người tham gia , thì tác giác chính sẽ được hưởng 1/3 số điểm của công trình (số điểm còn lại chia cho những người đóng góp còn lại )
Có nên chọn nghề giảng viên?
Chắc hẳn đối với nhiều bạn đang chuẩn bị thi lên đại học ,sẽ rất đau đầu không biết nên chọn nghề gì cho phù hợp với bản thân, đặc biệt đối với những bạn có ý định muốn làm ngành nghề giảng viên nhưng vẫn đang băn khoăn thì đây là một số lý do bạn nên chọn nghề giảng viên:
- Nghề cao quý
Thật ra thì nghề nào cũng cao quý, tuy nhiên nghề giảng viên luôn được nhiều người kính trọng , đặc biệt là sinh viên và phụ huynh. Bởi giảng viên là người giúp cho những bạn trẻ trưởng thành, trang bị kiến thức, kĩ năng để các ban sinh viên bước ra ngoài xã hội.
Nghề giảng viên đã góp một phần giúp cho tương lại của lớp thế hệ trẻ. Vì vậy , nghề giảng viên xứng đáng được sinh viên và mọi người kính trọng.
- Sự đam mê
Nếu bạn là người đam mê được truyền kiến thức cho người khác, nếu bạn là người yêu thích được đứng trên bục giảng thì đây là nghề bạn nên chọn.
- Muốn tinh thần trẻ trung
Nghề giảng viên là nghề mà các giảng viên luôn luôn được tiếp xúc với các bạn sinh viên. Những cử chỉ, lời nói trẻ trung, tinh nghịch, hồn nhiên của các bạn sinh viên sẽ giúp cho giảng viên một phần nào cũng cải thiện tâm hồn tuổi tác của mình.
- Được mọi người quan tâm
Giảng viên là một nghề cao quý mà nhận được sự kính trọng của mọi người. Những thế hệ học trò luôn mang trong mình lòng biết ơn đối với giảng viên của mình
Để tỏ lòng biết ơn đối với những người đã giảng dạy, yêu thương mình, giúp đỡ mình, vào ngày mùng 20/11 hằng năm, các cô cậu sinh viên, hay những người học trò cũ,…sẽ gửi thiệp, bó hoa đến các giảng viên của mình
Điều này sẽ khiến cho các giảng viên cảm thấy ấm áp, niềm vui tăng lên và nỗi lo âu, mệt nhọc cũng đó mà tan biến. Điều này sẽ khiến những người giảng viên cảm thấy yêu nghề hơn và muốn gắn bó lâu dài với nghề.
- Được học tập mãi mãi, bổ sung kiến thức.
Kiến thức là vô hạn, dù bất kể là ai, làm ngành nghề , độ tuổi gì thì không bao giờ kiến thức là đủ. Vì vậy, ai trong chúng ta cũng có nhu cầu bổ sung kiến thức. Ngành nghề giảng viên là ngành bên cạnh bạn phải truyền đạt kiến thức cho sinh viên, bạn cũng phải bổ sung kiến thức, cập nhật những kiến thức mới. Chính vì vậy, nghề giảng viên luôn được học hỏi, bổ sung kiến thức
- Rèn luyện được nhiều đức tính tốt
Bất kể là ai thì cũng có những đức tính xấu, tính tốt. Tuy nhiên việc cố gắng rèn luyện để trơ nên tốt hơn mỗi ngày sẽ giúp ta hoàn thiện bản thân hơn
Đối với nghề giảng viên, bạn là người luôn được các bạn sinh viên xem như thần tượng, là một người mẫu mực trong lòng họ. Chính vì vậy mọi hành động, cử chỉ, lời nói của bạn luôn được các bạn sinh viên học tập theo
Cũng chính vì vậy là một nghười giảng viên, bạn phải luôn rèn luyện đức tính tốt, bỏ đi những đức tính không tốt như là tính nóng giận, cáu gắt, cọc cằn, khó gần,…
- Làm chủ công việc
Nghề giảng viên cũng có những áp lực, tuy nhiên tính chất của công việc này lại mang tính chất cá nhân. Mọi việc bạn làm như giảng bài, soạn bài, giao bài tập, cách bạn quản lý lớp,… đều do bạn tự quyết định và không theo một nguyên tắc nào cả. Bằng những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cũng như tình yêu thương đối với sinh viên mà mỗi người có một người có phương thức giảng dạy, quản lý sinh viên của mình riêng
Nghề giảng viên là một nghề đang được rất nhiều người quan tâm và được các bạn chọn để theo học. Tuy nhiên , có rất nhiều bạn chưa hiểu rõ về ngành nghề này như thế nào. Mong qua bài viết “Giảng viên là gì? Một số thông tin về nghề giảng viên” sẽ giúp các hiểu rõ hơn về nghề này giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc bấy lâu nay và có có thể đưa ra quyết định đúng đắn về vấn đề chọn trường.
4532 0