Các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên và gợi ý trả lời
Tình nguyện viên là một trong những phong trào được tổ chức thường xuyên, thông thường tham gia các chương trình tình nguyện đều là những bạn trẻ, có niêm đam mê với màu xanh tình nguyện. Sắp tới bạn chuẩn bị tham gia phỏng vấn để đi tình nguyện, vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên nhé. Chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn!
1. Các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên kèm gợi ý trả lời ấn tượng
Nhiều bạn cho rằng phỏng vấn tình nguyện viên chỉ là hình thức cho có, còn ai muốn tham gia đều sẽ được. Thế nhưng, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả phỏng vấn việc làm. Bởi tình nguyện là một chương trình, một phong trào bắt đầu từ tình yêu thương con người với nhau. Chính vì thế mà đôi khi họ cần phải tìm ra những người thật sự phù hợp.
Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp các câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn tình nguyện viên nhiều nhất, kèm theo đó là gợi ý trả lời giúp bạn thật sự tạo được ấn tượng tốt.
Câu 1: Tại sao bạn lại quyết định tham gia chiến dịch tình nguyện này?
Câu hỏi này dường như không còn xa lạ một chút nào, nó dần trở thành một câu hỏi quốc dân trong mỗi buổi phỏng vấn tình nguyện. Thế nhưng cũng rất nhiều tình nguyện viên rớt ngay từ câu hỏi này đó nhé. Tại sao lại như vậy?
Như chúng tôi đã nói ở trên, tình nguyện phải xuất phát từ chính trái tim, từ sự yêu thương con người với nhau. Nhiều bạn thật thà trả lời rằng vì điểm số, vì thành thích hay vì một lợi ích cá nhân nào đó… những câu trả lời này được cho là không phù hợp với chiến dịch tình nguyện.
Gợi ý trả lời: Tuổi trẻ chẳng bao giờ thắm lại lần hai, quãng đời sinh viên mà chưa trải qua tình nguyện, mặc trên mình màu áo xanh tuổi trẻ thì sẽ chẳng bao giờ học hỏi được những điều tốt đẹp từ những chuyến tình nguyện. Em tham gia chiến dịch tình nguyện lần này là do được truyền cảm hứng từ những anh chị đi trước, em biết được trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương.
Câu 2: Nếu như đi tình nguyện mà không giống với những gì bạn nghĩ thì bạn sẽ làm gì?
Câu hỏi này ban tổ chức đặt ra cho bạn chỉ nhằm mục đích muốn xem bạn sẽ xử lý như thế nào nếu như tình nguyện trong mơ và đời thực không hề giống nhau. Họ muốn xem phản ứng của bạn ra sao và sau này bạn có tham gia những chương trình như thế này nữa hay không. Đối với lần đi tình nguyện mà nói, vất vả thôi là chưa đủ mà nó là cực kỳ vất vả. Người đặt câu hỏi muốn rò hỏi xem bạn có nhận thức đúng về tình nguyện lần này hay không.
Gợi ý trả lời: Em biết, một chương trình tình nguyện sẽ không có nhàn dỗi, cũng không giống chuyến du lịch. Mình sẽ phải làm rất nhiều thứ, kể cả những việc mà mình chưa bao giờ phải làm. Tuy nhiên nếu như thật sự tình nguyện lần này không giống như em mong muốn thì cũng không sao cả, bởi thực tế thì luôn khắc nghiệt mà.
Câu 3: Bạn đã biết gì về chương trình tình nguyện lần này?
Với hai câu hỏi trước là những câu hỏi mở, bạn có thể trả lời theo suy nghĩ và mong muốn của bạn. Thế nhưng đến với câu hỏi này, thật sự đó không còn là câu hỏi tự do nữa. Người hỏi muốn biết xem bạn đã có những tìm hiểu nào về chương trình này về nhà đầu tư, nhà tổ chức hay chưa. Đối với những tình nguyện viên đã có tìm hiểu thì chắc chắn gây được ấn tượng mạnh.
Tuy nhiên nếu như bạn chưa rõ về chương trình này hay vô tình quên chưa tìm hiểu thì không nên trả lời thiếu trung thực, mà có thể trả lời như sau: “em quên chưa tìm hiểu về chương trình thế nhưng em thật sự mong muốn được tham gia. Sau khi về nhà em sẽ tìm hiểu lại”
Đó chính là cách gỡ rối cho bạn khi trả lời câu hỏi này, tuy nhiên khuyên bạn một điều, nếu như đã muốn trở thành tình nguyện viên, tốt nhất hãy tìm hiểu về chương trình đó trước đi nhé.
Câu 4: Gia đình có ủng hộ bạn tham gia chương trình tình nguyện này không?
Với câu này, họ đang muốn biết xem bạn đi tình nguyện có nhận được sự ủng hộ từ gia đình hay không? Thông thường những chuyến tình nguyện sẽ kéo dài từ 3 – 10 ngày thậm chí còn kéo dài hơn, đặc biệt là sẽ có những vất vả của nó. Bởi vì thế mà họ muốn biết xem gia đình có ủng hộ hay không?
Với câu hỏi này bạn nên thành thật trả lời, nếu như gia đình chưa đồng ý hoặc bạn chưa xin ý kiến từ gia đình để họ có những cách giải quyết và xử lý. Cùng có thể nếu như bạn xin ý kiến gia đình và đồng ý thì họ sẽ liên lạc lại với bạn.
Câu 5: Nếu như tham gia chương trình tình nguyện xảy ra xích mích với người khác bạn sẽ xử lý như thế nào?
Về văn hóa ứng xử và cách làm việc nhóm rất quan trọng. Với một chương trình tình nguyện lớn sẽ tập trung được rất nhiều tình nguyện viên khác nhau, làm việc nhóm là điều cần thiết bạn phải làm. Ở câu hỏi này, họ chỉ muốn biết bạn có đang thật sự biết cách làm việc nhóm hay biết cách ứng xử hay không thôi.
Gợi ý trả lời: Với một chuyến đi tình nguyện như vậy, khi làm việc nhóm, sinh hoạt tập thể và có những xích mích là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng trong trường hợp đó em sẽ tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn, cùng bạn đó giải quyết. Trong trường hợp không thể thống nhất và giải quyết với nhau thì em sẽ nhờ người đội trưởng hoặc người quản lý đứng ra giải quyết.
Câu 6: Nếu như tham gia chương trình tình nguyện xong bạn không được giấy chứng nhận, bạn sẽ cảm thấy sao?
Rất nhiều người khi tham gia các chương trình tình nguyện xong họ muốn có giấy chứng nhận để phục vụ cho mục đích cá nhân nào đó. Dựa vào câu trả lời của từng tình nguyện viên họ sẽ thấy được phần nào mục đích của bạn.
Gợi ý trả lời: Nếu như sau một chương trình tình nguyện mà em không nhận được giấy chứng nhận thì điều đầu tiên là em sẽ cảm thấy khá buồn. Tuy nhiên em sẽ nghĩ rằng chắc mình chưa làm tốt, chưa tuân thủ đúng quy định của tình nguyện nên sẽ không được. Tuy nhiên sau những lần tình nguyện như vậy em nhận được nhiều hơn là một giấy chứng nhận. Cho nên em cũng sẽ không buồn.
Câu 7: Bạn nghĩ sao về câu nói “đi tình nguyện vui là chính?”
Thật ra câu này sẽ có rất nhiều cách trả lời khác nhau, sau khi bạn đồng tình hoặc không đồng tình sẽ phải đưa ra được những điểm chứng minh cho điều đó. Chỉ cần trả lời làm sao cho thật thuyết phục ban tổ chức là được.
Gợi ý trả lời: Em đồng tình với nhận định này, với những người tình nguyện viên, những công việc họ phải làm sẽ có phần vất vả và cực nhọc. Cũng chính bởi vì vất vả nên họ cần phải đưa những niềm vui, sở thích của mình vào trong mỗi việc làm. Để việc tình nguyện trở lên ý nghĩa hơn và mọi người gắn kết với nhau hơn.
Hoặc bạn cũng có thể trả lời như sau: Em chưa đồng tình với quan điểm này. Bởi thật sự có khá nhiều bạn trẻ đi tình nguyện chỉ là hình thức bên ngoài, họ ỉ lại vào công việc nhóm đã có người làm, chỉ đam mê chụp ảnh khoe lên mạng xã hội. Những người như vậy thường đi với quan điểm vui là chính, vì thế mà em không đồng tình.q
Những câu hỏi phỏng vấn ban đối ngoại hay hỏi nhất
2. Một số câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên khác
Ngoài những câu hỏi phỏng vấn trên ra thì còn một số những câu hỏi khác mà bạn cũng cần phải lưu ý và tham khảo.
Câu 8: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Câu 9: Bạn biết đến chương trình tình nguyện lần này thông qua phương tiện nào?
Câu 10: Theo bạn, trách nhiệm của một người tình nguyện viên là gì?
Câu 11: Nếu như chỉ có 100.000 đồng tiền đi chợ, mà khi đó có người cần bồi bổ vì ốm, bạn có sẵn sàng bỏ thêm tiền túi ra không?
Câu 12: Trong trường hợp bạn được dân làng quý mến, ngày nào họ cũng rủ bạn đến nhà nhậu thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Câu 13: Nếu như vào buổi tối mà mỗi người ngồi một góc ôm điện thoại, bạn sẽ làm gì?
Câu 14: Nếu như người mà bạn ghét tình nguyện chung với bạn, bạn sẽ xử lý ra sao?
Câu 15: Bạn có muốn làm người lãnh đạo không? và bạn sẽ lãnh đạo nhóm của mình như thế nào?
…
3. Trong buổi phóng vấn, bạn có nên đặt ngược câu hỏi hay không?
Có rất nhiều câu hỏi rằng trong cuộc phỏng vấn tình nguyện bạn có nhất thiết phải hỏi lại hay đặt câu hỏi cho ban tổ chức hay không?
Nếu như bạn đang rất muốn tham gia chương trình lần này, bạn cũng đang muốn tạo được ấn tượng tốt với ban tổ chức thì hãy đặt câu hỏi cho họ để tạo sự tương tác. Thông qua những câu hỏi mà bạn đặt ra thì họ sẽ biết được bạn đang thật sự quan tâm đến chương trình lần này và mong muốn được tham gia.
Tuy nhiên bạn cũng cần phải trách quá nhiều câu hỏi liên quan đến lợi ích cá nhân, điều đó sẽ thể hiện bạn là một người ích kỷ đó nhé.
Tình nguyện, một việc làm vô cùng ý nghĩa góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn và truyền cảm hứng đến nhiều người hơn. Hy vọng với các câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên và gợi ý trả lời ấn tượng sẽ giúp cho bạn hoàn thành tốt buổi phỏng vấn sắp tới.
4. Mách bạn cách ghi điểm tuyệt đối khi phỏng vấn tình nguyện viên
4.1. Chuẩn bị trang phục gần gũi, có thái độ chân thành
Điều đầu tiên để tạo được ấn tượng tốt với ban tổ chức, đặc biệt là với người đang phỏng vấn bạn thì bạn phải cần phải chuẩn bị trang phục phỏng vần, tạo sự gần gũi, thân thiện với mọi người. Bởi khi đi tình nguyện, trở thành tình nguyện viên bạn sẽ phải hòa đồng với tất cả mọi người. Trang phục thân thiện sẽ tạo được một ấn tượng tốt với người đối diện, khi bạn bắt đầu trả lời phỏng vấn cũng sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt cò phải chuẩn bị một thái độ thật chân thành để bạn được nhận là tình nguyện viên nhé.
4.2. Thật tự tin và cởi mở trước mọi người
Tâm lý chung của nhiều người chính là không tự tin và họ bắt đầu “SỢ” những cuộc phỏng vấn. Điều này luôn luôn khiến cho bạn mất điểm trong mắt người phỏng vấn. Sự không tự tin khiến cho bạn trả lời phỏng vấn chưa thật sự tốt. Cởi mở cũng là yếu tố quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ đó nhé. Bởi đó là cách tốt nhất để bạn thể hiện sự thân thiện, hòa đồng.
4.3. Tìm hiểu về thông tin chương trình tình nguyện đó
Tìm hiểu về thông tin của chương trình đó xem tình nguyện ở đâu, yêu cầu như thế nào, ban tổ chức ra sao… Đây là điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải biết trước khi tham gia phỏng vấn. Đầu tiên chính là để xem bạn có phù hợp với những tiêu chí và yêu cầu của ban tổ chức đưa ra hay không, sau đó mới quyết định tham gia. Tiếp theo là để bạn trả lời phỏng vấn tốt hơn, bởi trong bộ câu hỏi phỏng vấn tình nguyện viên có câu “ Bạn đã biết gì về chương trình tình nguyện lần này?”. Khi tìm hiểu kỹ càng bạn cũng tự nhiên trả lời lưu loát được câu này. Việc tìm hiểu sẽ không mất quá nhiều thời gian, bạn chỉ cần dành ra 10 – 20 phút để đọc các thông tin là được.
4.4. Chuẩn bị một năng khiếu, sở trường riêng
Tuổi trẻ khi đi tình nguyện họ thường giao lưu với nhau bằng những sở trưởng, tài lẻ ca, múa, nhạc, đàn,…nếu như bạn không có tài lẻ và sở trường cũng đừng vội trả lời không có nhé. Hãy nói với họ rằng, sở trường của bạn chính là sức chịu đựng hoặc làm việc nhóm.
4.5. Tuổi trẻ – là bản lĩnh trả lời phỏng vấn
Bản lĩnh trả lời phỏng vấn dường như rất quan trọng, bạn cần phải gạt đi cái gọi là “Sợ” đó và tự tin khẳng định chính bản thân mình. Nếu như với những cuộc phỏng vấn tình nguyện mà bạn không tự tin và không có bản lĩnh thì chắc chắn rằng có tham gia và trở thành tình nguyện viên bạn cũng không để lại được ấn tượng sâu sắc.
Chúc bạn có một chuyến đi tình nguyện thật ý nghĩa!
37168 0