Bộ câu hỏi phỏng vấn Android thường gặp [ kèm đáp án trả lời ]
Câu hỏi phỏng vấn Android luôn được các lập trình viên Android tìm kiếm mỗi khi tìm việc. Hiện nay hệ điều hành này đang có nhu cầu tuyển dụng khá nhiều những chuyên viên phần mềm mang đến rất nhiều cơ hội việc làm cho ứng viên. Nhưng yêu cầu của các nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên phải có những kiến thức và kỹ năng về lập trình Android. Và một trong những khó khăn lớn nhất mà ứng viên gặp phải đó chính là vượt qua vòng phỏng vấn. Nội dung bài viết sau đây sẽ bạn có thêm thông tin về bộ câu hỏi phỏng vấn Android giúp bạn ghi điểm trong những buổi phỏng vấn Android.
1. Những câu hỏi phỏng vấn Android thường gặp
Sẽ có hai dạng câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sử dụng để phỏng vấn ứng viên đó chính là dạng câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn và một dạng câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng ứng xử, những vấn đề liên quan đến cuộc sống của ứng viên. Bạn có thể tham khảo top những câu phỏng vấn sau đây để có thêm nhiều kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn.
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình?
Trong tất cả các buổi phỏng vấn nói chung và phỏng vấn Android nói riêng thì luôn có câu hỏi về giới thiệu đôi chút về bản thân. Mục đích câu hỏi này để nhà tuyển dụng biết bạn là ai, thông qua việc giới thiệu bản thân nhà tuyển dụng sẽ biết thêm được những thông tin cơ bản nhất về bạn. Với dạng câu hỏi này bạn có thể trả lời như sau.
Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này ứng viên cần khái quát một số thông tin cơ bản về bản thân mình như: Họ tên, tốt nghiệp trường nào, học chuyên khoa nào, có kết quả học tập ra sao, điểm mạnh điểm yếu như thế nào. Đưa ra mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Mong muốn đạt được gì khi ứng tuyển và làm việc ở vị trí này. Bạn nên dựa vào những thế mạnh của bạn thân, những điểm nổi bất phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang cần để đưa thông tin cần thiết vào. Hãy tạo ấn tượng tốt ngay từ câu trả lời đâu tiên, bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu 2: Lý do gì bạn lựa chọn công việc Android?
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết được định hướng nghề nghiệp của ứng viên ra sao. Ứng viên có thật sự yêu thích công việc này hay không. Đây là dạng câu hỏi không có mô típ trả lời sẵn mà nó phù thuộc vào từng ứng viên. Tuy nhiên bạn cũng có thể hướng câu trả lời dưới dạng sau.
Gợi ý câu trả lời: Em rất yêu thích công việc Android vì ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường khi sử dụng các thiết bị điện thoại thông minh của hệ điều hành Android em đã rất hứng thú với những ứng dụng trên phần mềm này. Và mong muốn được khám phá và mở rộng kiến thức trong lĩnh vực này chính vì vậy mà em đã theo học ngành công nghệ thông tin để có đủ kiến thức và năng lực đáp ứng công việc Android. Nếu bạn không thích câu trả lời trên thì bạn cũng có thể lựa chọn một số câu trả lời khác những trong câu trả lời phải thể hiện được sự đam mê và nhiệt huyết với công việc này.
Câu 3: Bạn hãy cho chúng tôi biết bạn có những tố chất, kỹ năng gì phù hợp với công việc Android?
Mục đích câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết được bạn bạn có những tố chất kỹ năng nào phù hợp với vị trí công việc Android. Với dạng câu hỏi này bạn nên lựa chọn những tố chất và kỹ năng phù hợp với công việc Android, không nên trả lời dài dòng, những kỹ năng tố chất không liên quan đến công việc. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn phù hợp. Bạn có thể trả lời theo hướng sau đây.
Gợi ý trả lời: Công việc Android cần những người có khả năng sáng tạo, thông minh, chịu được áp lực công công việc cao, chính vì vậy mà người làm ở vị trí này cũng cần có những tố chất và kỹ năng đó. Bản thân em thấy mình là người có nhiều sáng kiến trong quá trình làm việc, có thể đảm nhận nhiều yêu cầu công việc và làm việc trong áp lực cao. Bên cạnh đó còn có rất nhiều kỹ năng như kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính, giỏi tiếng anh và em cũng đang từng đảm nhận những vị trí công việc này. Chình vì vậy cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Em nghĩ rằng mình phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đăng tuyển.
Bộ câu hỏi phỏng vấn Front End
Câu 4: Bạn hiểu gì về Android?
Hầu hết các cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng sau khi đặt một vài câu hỏi tuyển dụng làm quen sau đó sẽ hỏi những câu hỏi liên quan đến vị trí công việc. Câu hỏi Bạn hiểu gì về Android có lẽ là câu hỏi cơ bản nhất. Khi trả lời câu hỏi này nhà tuyển dụng biết được khối lượng kiến thức về của bạn ra sao. Bạn hiểu về Android như thế nào. Bạn có thể tham khảo cách trả lời sau đây.
Gợi ý câu trả lời: Theo em thì Android là một hệ điều hành được sử dụng trên các thiết bị di động thông minh. Đây là một thiết bị được khá nhiều người ưa chuộng và sử dụng, hệ điều hành này được thiết kế để sử dụng chủ yếu trên các màn hình cảm ứng. Có rất nhiều điều thú vị ở Android mà em rất mong muốn được khám phá và trải nghiệm.
Câu 5: Ưu điểm của hệ thống Android là gì?
Đây cũng là một câu hỏi được sử dụng thường xuyên khi phỏng vấn Android. Mục đích câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã từng trải nghiệm hệ điều hành này chưa, đưa ra những đánh giá chủ quan về hệ thống Android.
Gợi ý câu trả lời: Đây là câu trả lời mang tính chủ quán, kiêm tra bạn giữa kiến thức lý thuyết và thực hành trải nghiệm của bạn ra sao. Nó không có đúng hoặc sai. Mà ở phần này ghi điểm ở cách lập luận. Dù bạn chọn như thế nào mà bạn có một lập luận thuyết phục thì bạn vẫn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Câu 6: Trong thời gian trước đây bạn đã từng làm việc ở đâu?
Câu hỏi này mục đích nhà tuyển dụng muốn biết kinh nghiệm của ứng viên. Xem ứng viên đã từng làm ở đâu. Một lưu ý dành cho ứng viên đó chính là không nên kể ra quá nhiều những công ty, doanh nghiệp bạn đã từng làm. Kể như vậy bạn chỉ mất điểm của nhà tuyển dụng mà thôi. Với dạng câu hỏi này bạn có thể trả lời như sau.
Gợi ý trả lời: Trước đây tôi đã từng tham gia làm việc công việc Android ở công ty B với khoảng thời gian là 1 năm. Ở công ty đó tôi đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng để tôi có thể tự tin hoàn thành tốt công việc ở vị trí công việc Android mà công ty đang tuyển dụng.
2. Những câu hỏi thường được Nhà tuyển dụng hỏi thêm khi phỏng vấn Android
Ngoài những câu hỏi trong thì khi phỏng vấn câu Android nhà tuyển dụng cần đặt ra rất nhiều những câu hỏi khác. Chủ yếu là những câu hỏi về chuyên ngành. Đòi hỏi ứng viên cần phải có kiến thức, có hiểu biết thì mới có được những câu trả lời thuyết phục. Dưới đây là một số câu hỏi khác bạn có thể tham khảo.
Câu 7: Nơi lưu trữ GUI của Android được gọi là gì?
Câu 8: Liệt kê bốn lớp cảm biến java?
Câu 9: Sử dụng adapter để làm gì?
Câu 10: Contentprovider có nhiệm vụ gì?
Câu 11: Bytecode mà Android sử dụng là gì?
Câu 12: Cơ sở dữ liệu tốt nhất cho các Android là gì?
Câu 13: Các thành phần cốt lõi của hệ thống Android là gì?
Câu 14: Hai phương pháp lưu trữ dữ liệu chính trong Android là gì?
Câu 15: Application là gì?
Câu 16: Định nghĩa implicit và explicit như thế nào?
Câu 17: Sử dụng intent như thế nào?
Câu 18: Quá trình build một ứng dụng trong Android?
Câu 19. Sự khác nhau giữa margin và padding?
Đây là những câu hỏi thuộc về kiến thức chuyên ngành thường được nhà tuyển dụng đưa vào phỏng vấn ứng viên của mình. Bạn nên chuẩn bị trưởng những câu trả lời cho bộ câu hỏi phỏng vấn Android ở trên. Khi có sự chuẩn bị trước bạn sẽ tự tin hơn trong câu trả lời và tất nhiên sẽ ghi được điểm cao đối với nhà tuyển dụng. Để buổi tuyển dụng diễn ra không bị căng thẳng và có sự tương tác giữa nhà tuyển dụng và ứng viên thì ứng viên cũng nên đặt ra những câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng. Vừa tạo được sự tương tác giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ứng viên lại có thêm những câu trả lời cho thắc mắc của mình. Đôi khi những câu hỏi hay lại giúp ứng viên được tuyển thẳng vào vòng trong. Dưới đây là một số mẹo đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng bạn có thể tham khảo.
Việc làm it phần mềm tại Hà Nội
3. Bộ câu hỏi ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng lập trình Android
Bạn có thể đặt một số câu hỏi để nhà tuyển dụng giải đáp những thắc mắc cho bạn và cũng giúp bạn hiểu hơn về vị trí công việc của mình đang ứng tuyển về công ty. Một số câu hỏi có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng đó là?
Câu 1: Nhà tuyển dụng có thể mô tả chi tiết hơn về vị trí công việc mà công ty bên mình đang cần tuyển không ạ?
Câu 2: Với vị trí đang tuyển dụng thì công ty có định hướng phát triển như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp ở vị trí này ra sao?
Câu 3: Khó khăn thường gặp ở vị trí Android là gì? Tôi cần chuẩn bị những gì khi đảm nhận vị trí công việc này?
Câu 4: Môi trường làm việc, văn hóa công ty ra sao?
Câu 5: Những nhiệm vụ bên lề của Android là gì?
Câu 6: Tôi học được gì khi ứng tuyển và làm việc ở vị trí này?
Và rất nhiều câu hỏi khác bạn có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng để tạo ra sự tương tác và quan trọng là khi bạn đặt ra câu hỏi như vậy bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc của bản thân. Những thắc mắc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về công ty, hiểu hơn về vị trí làm việc. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị một số yếu tố sau đây để có kết quả tốt cho buổi phỏng vấn.
4. Những lưu ý khi đi phỏng vấn Android để bách chiến bách thắng
Để có một buổi phỏng vấn có kết quả phỏng vấn tốt thì ngoài việc chuẩn bị cho mình những câu trả lời tốt cho buổi phỏng vấn mà quên đi những yếu tố sau đây thì chắc hẳn kết quả phỏng vấn của bạn cũng không được đánh giá cao. Vậy nên để ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng bạn cần lưu ý một số yếu tố sau đây.
4.1. Trang phục đi phỏng vấn
Cần chuẩn bị một bộ trang phục thoải mái, phù hợp với vị trí công việc mình đang phỏng vấn. Cái nhìn đầu tiên có thiện cảm cũng mang lại một điểm cộng cho bạn. Chình vì vậy mà trước buổi phỏng vấn nên chuẩn bị cho mình một bộ trang phục phù hợp.
4.2. CV xin việc
Hãy chuẩn bị một bộ CV xin việc với nội dung đầy đủ, chi tiết nhất gửi đến nhà tuyển dụng. Đây được xem là sản phẩm chào hàng mà bạn gửi đến nhà tuyển dụng. Với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể sử dụng các mẫu CV xin việc trên work247.vn tải về sử dụng. Đây đều là những mẫu CV xin việc được các chuyên gia thiết kế. Bạn có thể tải về để sử dụng. Một CV xin việc hoàn hảo sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
4.3. Thái độ phỏng vấn
Thái độ là một trong những yếu tố được nhà tuyển dụng đánh giá và là căn cứ để lựa chọn ứng viên. Chắc chắn một người ứng viên có thái độ tốt sẽ được nhà tuyển dụng ưu tiên hơn người có thái độ không tốt.
Vậy nên trong quá trình phỏng vấn cần giữ thái độ tôn trọng, lễ phép. Hãy tương tác với nhà tuyển dụng thật nhiều để buổi phỏng vấn của bạn bớt căng thẳng. cùng với đó là hãy đến trước cuộc phỏng vấn từ 10 đến 15 phút để chuẩn bị những thứ cần thiết.
4.4. Sự tự tin
Có thể nói sự tự tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi trả lời phỏng vấn. Bạn phải tự tin với bản thân mình thì nhà tuyển dụng mới có thể tin tưởng được bạn. Chình vì vậy mà sự tự tin cực kỳ quan trọng khi phỏng vấn. Tư tin thể hiện câu trả lời, tự tin trao đổi những vấn đề thắc mắc với nhà tuyển dụng và đặc biệt tự tin thể hiện bạn có đủ năng lực và kỹ năng để có thể hoàn thành công việc của mình.
Hy vọng với bộ câu hỏi phỏng vấn Android ở trên cùng với câu trả lời sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để có kết quả tốt trong các buổi phỏng vấn Android. Chúc các bạn thành công và ghi điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng.
2562 0