Top 15 câu hỏi phỏng vấn Business Analyst chuẩn nhất
Business Analyst là một vị trí công việc tuyển dụng rất nhiều tại các doanh nghiệp hiện nay. Vậy làm thế nào để vượt qua buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng một cách dễ dàng. Hãy đọc ngay chia sẻ trọn bộ 15 câu hỏi phỏng vấn Business Analyst mới nhất và chuẩn nhất tại bài viết này để có sự chuẩn bị tốt nhất “đối đầu” với nhà tuyển dụng.
1. Những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst thường gặp
Khi tham gia phỏng vấn vị trí Business Analyst trong các doanh nghiệp hiện này, bạn sẽ không khỏi việc gặp phải các câu hỏi phỏng vấn đưa nhà tuyển dụng đưa ra. Chuẩn bị và trang bị tốt nhất bộ câu hỏi chuẩn sẽ giúp bạn biết mình nên làm gì và trả lời như thế nào để vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng. Hãy để work247.vn bất mí cho bạn về bộ câu hỏi phỏng vấn Business Analyst thường gặp kèm hướng dẫn trả lời và câu trả lời dưới đây:
1.1. Một Business Analyst cần có điểm mạnh gì?
Business Analyst là một nghề đa dạng, mỗi công ty khác nhau chuyên viên phân tích kinh doanh lại cần phải có đặc điểm khác nhau. Chính điều này đã khiến nhà tuyển dụng dành câu hỏi này cho ứng viên trong buổi phỏng vấn, câu trả lời của bạn chính là những kỹ năng phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng tại công ty họ.
Gợi ý câu trả lời:
“Một Business Analyst cần có những điểm mạnh về kỹ năng như kỹ năng về kỹ thuật sử dụng công cụ cần thiết phục vụ công việc, kỹ năng về phân tích vấn đề, kỹ năng quản lý và kinh doanh. Khi thành thạo và làm tốt được những kỹ năng này, chắc chắn công việc của một chuyên viên phân tích kinh doanh rất hiệu quả, mang lại những chiến lược mới cho sự phát triển vững mạnh của công ty.”
1.2. Trong quá khứ bạn từng dùng cách tiếp cận dự án điển hình nào?
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này để xác định kỹ năng trong việc lập kế hoạch phân tích kinh doanh cho một dự án mà bạn đã tham gia, điều này giúp họ viết được bạn có nghiệp vụ và chuyên môn tổng quát đáp ứng công việc Business Analyst như thế nào.
Gợi ý câu trả lời:
“Trong quá khứ tôi từng dùng cách quản lý các yêu cầu hiệu quả đến tiếp cập dự án điển hình mà mình tham gia. Thông qua việc quản lý các yêu cầu giúp tôi tiếp cận có hệ thống để tìm kiếm, tổ chức, tài liệu hóa, truy vết về sự thay đổi các yêu cầu trong một hệ thống của dự án điển hình.”
1.3. Trong tình huống khó khăn bạn sẽ xử lý với các bên liên quan thế nào?
Đây là câu hỏi để đánh giá về kỹ năng mềm của ứng viên trong giao tiếp với các bên liên quan trong dự án, cách bạn xử lý tình huống khéo léo như thế nào và ra sao. Để trả lời câu hỏi này, bạn nên đưa ra tình huống khó khăn trong công việc mà bạn đã gặp phải, chia sẻ về cách bạn xử lý như thế nào sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng được tốt nhất.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi đã từng gặp tình các bên tham gia dự án không thống nhất được quan điểm của các đối tượng tham gia vào dự án. Việc tôi đã xử lý khó khăn này đó là ngồi lại, lắng nghe toàn bộ quan điểm của các bên và cho một quan điểm thống nhất để các bạn cũng đồng ý và có lợi nhất với dự án phân tích kinh doanh được thực hiện để đem lại hiệu quả tốt nhất.”
1.4. Bạn đã từng làm việc với những công cụ, hệ thống nào?
Với câu hỏi này để thuyết phục nhà tuyển dụng được tốt nhất bạn nên dùng dẫn chứng cụ thể cho các công vụ và hệ thống mà bạn đã sử dụng.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi đã từng dùng những công cụ để phân tích kinh doanh như mô hình Swot, mô hình Pest, mô hình 7S. Mỗi mô hình mà tôi sử dụng để có những ưu điểm khác nhau. Tuy nhiên theo quan điểm cá nhân tôi thích sử dụng mô hình Swot trong phân tích kinh doanh bởi nó có lợi thế về nguồn lực, kỹ năng, vốn, mạng lướt, thương hiệu,.. điều này khiến khách hàng chọn bạn mà không phải đối thủ của bạn.”
1.5. Business Analyst sử dụng phổ biến nhất với những loại Diagram nào?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được chính xác bạn có những kỹ năng phù hợp với vị trí công việc hay không. Bạn có thể tìm kiếm câu trả lời trên mạng internet rất nhiều.
Gợi ý câu trả lời:
“Các loại Diagram thường được các chuyên viên phân tích kinh doanh phổ biến hiện nay gồm có: Activity Diagram, Context Diagram, State Transition Diagram.”
1.6. Trong dự án, với sự thay đổi của yêu cầu thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Câu hỏi này dùng để đánh giá về tư duy logic và kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề. Điều này chứng mình được phần nào đó năng lực làm việc của ứng viên.
Gợi ý câu trả lời:
“Trong dự án khi khách hàng có những thay đổi trong yêu cầu thì một Business Analyst chuyên nghiệp cần biết cách xử lý vấn đề này như sau: tìm hiểu kỹ về các yêu cầu và xem xét yêu cầu thay đổi đó như thế nào để giúp khách hàng có được những giải pháp, lời giải cho những bài toán khó mà khách hàng đang gặp phải. Lắng nghe và hiểu các thay đổi của khách hàng để đưa ra được các giải pháp đáp ứng được điều mà khách hàng muốn là công việc và trách nhiệm của một Business Analyst cần thực hiện.”
1.7. Bạn hãy cho biết Flowchart quan trọng như thế nào?
Một câu hỏi không hẳn để đánh giá về chuyên môn của bạn mà còn dùng để giao tiếp và tìm kiếm sự tự tin của ứng viên trong câu trả lời của mình. Một câu trả lời chuẩn đó là ngắn gọn, tự tin vào những nội dung mà mình sẽ trả lời.
Gợi ý câu trả lời:
“Flowchart đóng vai trò giúp giải thích chi tiết và đầy đủ chó các khái niệm, các quy trình phức tạp với đội ngũ kỹ thuật và các bên liên quan khi độc dự án. Thông quá đó các bên liên quan, kỹ thuật hoặc những người đọc có được cái nhìn tổng quan và hiểu chính xác nhất vấn đề được đưa ra. Như vậy Flowchart rất quan trọng trong một dự án và đặc biệt là kỹ năng cần thiết của Flowchart phải có.”
1.8. Bạn làm gì để quản lý hiệu quả thời gian của bản thân?
Để biết được ứng viên có đạt hiệu quả công việc tốt nhất và hoàn thành công việc được giao như thế nào thì câu hỏi này được đặt ra. Việc sắp xếp công việc khoa học và hợp lý cũng chính là thể hiện được tác phong làm việc chuyên nghiệp của các Business Analyst.
Gợi ý câu trả lời:
“Biết cách quản lý thời gian hiệu quả chính là một trong những vấn đề tạo điều kiện để bạn thành công và luôn hoàn thành tốt nhất với công việc được giao. Sắp xếp hợp lý thời gian để dành cho các công việc quan trọng, sử dụng vốn thời gian mà bản thân có để xử lý toàn bộ công việc trong ngày, tránh trường hợp để việc làm tồn đọng sang những ngày tiếp theo. Sắp xếp thời gian để xử lý công việc quan trọng và cần thiết trước để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các vấn đề và các bộ phận khác trong công ty.”
1.9. Công việc yêu cầu nghiệp vụ mới gọi là hoàn thành khi nào?
Gợi ý câu trả lời:
“Khi công việc của bạn được tập hợp đầy đủ kết quả theo yêu cầu nghiệp vụ đầu ra phù hợp với nhu cầu về kinh tế, rõ ràng và được phê duyệt bơi cấp trên của bạn trong công ty thì được gọi là hoàn thành.”
1.10. Bạn biết những kỹ năng cần có của một Business Analyst là gì?
Một câu hỏi được đặt ra để biết được ứng viên của mình có thực sự hiểu câu hỏi và công việc của mình đang ứng tuyển là gì hay không. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong nghề và hiểu rõ về vị trí này trước khi ứng tuyển thì bản thân bạn sẽ có được đáp án về kỹ năng cần thiết của một Business Analyst hiện nay.
Gợi ý câu trả lời:
“Một Business Analyst trong doanh nghiệp hiện nay nhất định cần phải có những kỹ năng như:
+ Các kỹ năng cứng liên quan về chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết của chuyên viên phân tích kinh doanh.
+ Tiếp đó là cần một số các kỹ năng mềm trong công tác quản lý công việc, giao tiếp, xử lý vấn đề,..”
2. Một số câu hỏi phỏng vấn Business Analyst khác
2.1. Bạn hiểu thế nào về PaaS và SaaS?
Đây là một câu hỏi rất đơn giản nhằm khai thác mức độ hiểu chuyên môn trong nghề như thế nào. Bạn chỉ cần trả lời đơn giản, diễn giải theo ý hiểu của bản thân là sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Gợi ý câu trả lời:
“PaaS là một dạng thuộc điện toán đám mây, nó cung cấp môi trường và nền tảng cho các nhà phân tích kinh doanh phát triển ứng dụng và dịch vụ qua mạng internet. Thông qua qua mọi dữ liệu được lưu dữ trên đám mây khiến người dùng dễ dàng trong việc truy cập vào.
SaaS là một mô hình về phân phối phần mềm cho các nhà cung cấp bên thứ 3 thông qua đó có thẻ lưu trữ dữ ứng dụng và cho phép khách hàng truy cập qua internet.”
2.2. Mô tả theo ý hiểu của bạn về Personas?
Gợi ý câu trả lời:
“Personas giúp các nhà phát triển và nhóm phương pháp thực hiện công bằng trong hành vi của người dùng với các tình huống khác nhau. Personas có vai trò xã hội cơ bản, và đầy thuật ngữ để chỉ đến một nhóm đối tượng khách hàng hoặc người dùng cuối cùng.”
2.3. Vai trò và trách nhiệm của một Business Analyst trong dự án là gì?
Một câu hỏi mang tính chất đánh giá ứng viên về vai trò trách nhiệm trong công việc khi làm một Business Analyst. Để có câu trả lời chính xác và phù hợp nhất với vị trí bạn tuyển dụng thì hãy tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí bạn ứng tuyển.
Gợi ý câu trả lời:
“Trách nhiệm cũng như vai trò của một Business Analyst trong dự án như sau:
+ Giải quyết tất cả các thắc vắn và câu hỏi truy vấn về kỹ thuật từ phía khách hàng, các bên.
+ Thực hiện việc phân tích tài liệu, khoảng các, đánh giá, yêu cầu của dự án hoặc chuẩn bị các tài liệu khi được yêu cầu.
+ Đưa ra các yêu cầu liên quan đến truy vấn trù nhóm dự án trong thử nghiệm và phát triển.
+ Tiến hành sửa đối các yêu cầu khi có yêu cầu của khách hàng, thực hiện việc quản lý đối với dự án.”
2.4. Theo bạn một Business Analyst giỏi cần có những phẩm chất nào?
Gợi ý câu trả lời:
“Để trở thành một Business Analyst giỏi bạn cần có những phẩm chất như:
+ Hiểu vấn đề mình làm là gì để biết cách có những hướng đi và thực hiện công việc được hiệu quả.
+ Đưa ra được các giải pháp phù hợp từ việc kết hợp với các thành viên, các phòng ban có liên quan để mang đến một giải pháp tốt nhất làm hài lòng khách hàng.
+ Có kỹ năng trong giao tiếp là một phẩm chất quan trọng để đưa Business Analyst thành công trong công việc và phát triển xa với nghề.”
2.5. Trong phát triển kinh doanh có những giai đoạn quan trọng nào?
Nếu là người trong nghề và có kiến thức chuyên môn câu hỏi này cực dễ với các bạn.
Gợi ý câu trả lời:
“Trong phát triển kinh doanh có 4 giai đoạn rất quan trọng đó là:
+ Forming – định hướng
+ Storming – lập ý tưởng
+ Norming – đánh giá
+ Performing – thực hiện.”
3. Một số câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng
Ngoài những câu hỏi bạn nhận được từ nhà tuyển dụng ra, thì bạn còn có thể hỏi lại một số vấn đề với nhà tuyển dụng. Một buổi phỏng vấn không căng thẳng và thẳng thắn giữa hai bên bạn cần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, câu hỏi này không chỉ giúp bán giải đáp được thắc mắc mà còn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn có thể đặt ra một số các câu hỏi như:
Câu 1: Công ty có định hướng phát triển trong tương lai như thế nào?
Câu hỏi này giúp bạn biết được hướng đi và hương phát triển của bản thân khi làm việc và trở thành nhân viên của công ty.
Câu 2: Chính sách phát triển của công ty dành cho vị trí Business Analyst như thế nào?
Với câu hỏi này bạn sẽ biết được chính sách mà doanh nghiệp cụ thể dành cho vị trí Business Analyst tuyển dụng này ra sao, những chính sách này có hấp dẫn và phù hợp với mong muốn của bạn hay không.
Câu 3: Mức thu nhập chính xác cho vị trí Business Analyst như thế nào?
Thướng thông tin đăng tải chỉ để mức lượng ở khoảng và không rõ ràng, bạn cần hỏi thật kỹ vấn đề nào và bản thân có thể offer được một mức lương phù hợp cho bản thân mình.
Câu 4: Bao giờ tôi có thể đi làm tại công ty?
Trường hợp bạn đặt câu hỏi này cần xem xét tình hình thực tế để đánh giá được mức độ trúng tuyển của bạn cao hay thấp trước khi đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng.
4. Một số lưu ý để vượt qua câu hỏi phỏng vấn Business Analyst dễ dàng
Để có thể vượt qua được các câu hỏi phỏng vấn Business Analyst của nhà tuyển dụng cần có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Thứ nhất, bạn lên chuẩn bị sẵn sàng các câu hỏi có thể gặp phải trong buổi phỏng vấn qua những chia sẻ ở phần trên của bài viết này. Bên cạnh đó hãy đọc những câu trả lời trước để biết cách trả lời và chuẩn bị trước.
Thứ hai, không quá gấp gáp để trả lời câu hỏi dù khó hay dễ, cần có vào giây để chuẩn bị và suy nghĩ trước khi trả lời để có câu hỏi chính xác và thuyết phục nhất.
Thứ ba, trả lời với âm độ phù hợp, đặc biệt đủ nghe để đảm bảo nhà tuyển dụng nghe được chính xác đáp án mà bạn đưa ra.
Thứ tư, dùng giọng điệu nghiêm túc trong câu trả lời để đáp lại nhà phỏng vấn.
Thứ năm, có thể thoải mái sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giúp bạn thân tư tin và thuyết phục nhà tuyển dụng được tốt nhất.
5. Mẹo chuẩn bị tốt nhất với work247.vn trước khi tham gia phỏng vấn
Vậy ngoài việc thành công với các lưu ý trong buổi phỏng vấn thì các bạn còn cần phải có một sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến gặp nhà tuyển dụng với một số bí quyết được work247.vn bất mí như sau:
Thứ nhất, chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi tuyển dụng Business Analyst chuẩn cho mình kèm với đáp án.
Thứ hai, lựa chọn trang phục đơn giản, nhã nhặn và lịch sự để gặp nhà tuyển dụng.
Thứ ba, chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và có tải về để sử dụng các mẫu CV xin việc, đơn xin việc trên work247.vn.
Thứ tư, đặt hẹn giờ và chuẩn bị trước các tình huống có thể xảy ra trên đường di chuyển để đảm bảo không đến trễ thời gian phỏng vấn.
Thứ năm, hít thật sâu trước khi bước vào đối diện với nhà tuyển dụng để có tinh thần tốt nhất cho bản thân.
Hy vọng với những thông tin được work247.vn chia sẻ trong bài viết top 15 câu hỏi phỏng vấn Business Analyst chuẩn nhất này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị và tự tin nhất để vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng.
9598 0