[Trọn bộ] TOP 10 Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng - Cùng cách trả lời
Bạn đang muốn ứng tuyển tại vị trí nhân viên bán hàng mà chưa biết nên chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn. Hay chính là sự lo lắng về những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng đến từ nhà tuyển dụng. Đừng bỏ lỡ bài viết sau bởi dưới bài viết sẽ cung cấp cho bạn những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng có thể gặp phải và hướng dẫn bạn về việc trả lời chi tiết tạo điểm nhấn với nhà tuyển dụng.
1. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng mới nhất
Để nhận được sự tin dùng và yêu thích về sản phẩm từ chính khách hàng thì nhân viên bán hàng sẽ cần thật sự tài năng và biết cách thuyết phục. Tuy rằng công việc này không không đòi hỏi về trình độ cao nhưng lại luôn có sự lựa chọn về các ứng viên có kỹ năng nhất định. Vậy để làm sao trở thành một nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm và có sự khéo léo giúp nhà tuyển dụng lựa chọn bạn thì hãy điểm danh về các câu hỏi phỏng vấn chung dưới đây.
Danh sách những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng sẽ gặp phải:
1.1. Bạn có thể nói một chút về bản thân mình được không?
Câu hỏi luôn được cho là cơ hội để bạn có thể chứng tỏ được kỹ năng giao tiếp của mình khi nói về cuộc sống hay công việc một cách hợp lý. Đó chính là cơ hội để bạn có thể chứng tỏ rằng mình có thành tích, có thể đạt được thành công trong công việc bán hàng vì doanh số luôn là “chìa khóa” của nghề bán hàng.
>> Gợi ý nhỏ: Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm về bán hàng nhưng thành tựu đạt được tại các lĩnh vực khác cả từ việc tham gia học tập, các buổi về workshop, event học hỏi kiến thức,...Tất cả trong quá khứ khi được nêu ra đó chính là dự đoán tính trước cho tương lai sau này.
1.2. Lý do gì thúc đẩy bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
Câu hỏi này chính là dụ ý của nhà tuyển dụng khi tìm kiếm một nhân viên bán hàng để thấy được bạn có thật sự có khả năng đàm phán hay không? Đặc biệt về trường hợp các khách hàng khó tính vì nhà tuyển dụng mong muốn ở bạn sự tự trau dồi học hỏi, sẵn sàng chốt sale bất kỳ hoàn cảnh nào nhiều hơn.
>> Gợi ý nhỏ: Vì khi bạn là một nhân viên là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thì câu trả lời chi tiết về doanh nghiệp bạn cũng có thể đưa ra một cách dễ dàng. Bạn nên có sự nhấn mạnh về lý do muốn làm việc là gì, điều gì từ công ty mà bạn nhận thấy sự ấn tượng. Hơn nữa sự nhấn mạnh về việc yêu thích tương tác khách hàng sẽ là một trong những tố chất để nhà tuyển dụng mang lại điểm cho bạn.
Ví dụ dễ hiểu như: Tôi biết đến công ty thông qua tìm kiếm việc làm tại website work247.vn, ngay sau đó tôi nhận thấy sự ấn tượng về môi trường làm việc năng động cùng sản phẩm tạo nên sự ấn tượng. Do đó tôi đã lựa chọn tìm hiểu và “nhắm” tới vị trí nhân viên bán hàng để có thể thỏa mãn việc yêu thích tương tác với khách hàng.
Các câu hỏi phỏng vấn vị trí Sales admin
1.3. Bạn nghĩ thế nào về một dịch vụ khách hàng tốt?
Bạn nghĩ câu trả lời tốt nhất dành cho câu hỏi này là gì? Câu trả lời với sự ấn tượng đó là: “ Dịch vụ khách hàng tốt đầu tiên sẽ là đảm bảo sự phù hợp, đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng đề ra. Ngay sau đó chính là cần tới một nhân viên nỗ lực hết mình để khách hàng cảm nhận được sự chăm sóc và dịch vụ tốt nhất”.
Cùng đó việc các dịch vụ cung cấp tới khách hàng sẽ luôn đảm bảo về sự thân thiện. Tức là lúc họ đến tới khi họ đi thì đều cảm thấy được những điều tốt đẹp với sự tôn trọng.
1.4. Bạn đã biết về đối tượng khách hàng của chúng tôi là ai chưa?
Đây cùng sẽ là một trong các câu hỏi khi phỏng vấn rất dễ gặp phải bởi nhà tuyển dụng coi đó như một bài kiểm tra về việc bạn đã tìm hiểu về công ty hay chưa. Vậy nên, sự an toàn nhất là khi bạn nên tìm hiểu trước về thông tin nơi mình ứng tuyển.
>> Gợi ý nhỏ: Bạn hãy trả lời về tìm hiểu từ chính các mẫu mã, các sản phẩm cung cấp như thế nào, hay đọc về chính các feedback dành cho sản phẩm cung cấp từ khách hàng, sơ bộ về công ty cũng như đội ngũ nhân viên,...Tất cả các thông tin đó là chứng minh cho bạn về việc thực sự quan tâm tới công việc và nghiêm túc tại tương lai tham gia. Hơn nữa chính việc tìm hiểu thông tin đó cũng sẽ là cách để bạn sàng lọc được đây có thật sự là môi trường dành cho bạn hay không? Và tất nhiên nếu không phù hợp thì định hướng của bạn sẽ được dành tới địa điểm khác phù hợp hơn.
1.5. Bạn có biết được hành vi mua hàng của khách hàng là tác động bởi yếu tố nào?
Một câu hỏi được cho là cần tới sự tỉnh táo và cân nhắc để đưa ra câu trả lời. Vì đó thể hiện cho bạn và một người linh hoạt biết nắm bắt và định hướng cho việc gia tăng doanh số.
Bạn có thể trả lời đơn giản như “Tôi nghĩ thái độ và nắm bắt được tâm lý khách hàng sẽ được cho là yếu tố quan trọng tới hành vi mua hàng nhiều hơn so với các yếu tố khác”.
1.6. Bạn đã từng hỗ trợ khách hàng nỗ lực hết mình hay chưa, đưa ra một mô tả cụ thể?
Ứng viên tiềm năng là khi luôn làm việc với tinh thần tràn đầy năng lượng cùng sự nhiệt tình cho quá trình tư vấn và chăm sóc chứ không phải là một sự dập khuôn. Dập khuôn theo cách làm hết chức trách và đáp ứng đủ yêu cầu khách hàng đề ra mà thôi.
>> Gợi ý nhỏ: Trong khi đó nhà tuyển dụng lại mong muốn một nhân tố với sự chăm sóc chu đáo nhất, đem lại sự hoàn hảo nhất hay chính là một “super sale”. Ví dụ: “Ngoài việc chào hỏi và tư vấn thông thường thì một nhân viên bán hàng nên tận dụng thời gian làm các công việc khác như thu lượm quần áo thay, hỏi về khác có muốn thử size khác mẫu khác hay không, chủ động đề cập cho các chương trình mẫu giảm giá khác,...”
Việc là bán hàng tại Hồ Chí Minh
1.7. Tình huống về sự thô lỗ, thái quá từ khách hàng bạn sẽ giải quyết ra sao?
Đối với các tình huống tế nhị như vậy sẽ luôn xảy ra trong việc kinh doanh và nhân viên bán hàng sẽ cần có cách cư xử thật sự là khéo léo, luôn có sự tinh tế và nhã nhặn. Thông qua đó có thể giải tỏa căng thẳng nắm bắt được sự cảm thông từ khách hàng và tạo sự thuyết phục.
Chính bạn luôn cần nhớ rằng, bước đầu cho việc gỡ rối đó là tìm được nguồn gốc tạo thành từ đó mới tiến tới sự bày tỏ cảm thông và đưa ra các giải pháp thuyết phục. Luôn hướng tới sự tích cực thay vì tiêu cực đó mới là kỹ năng mà bạn cần tới.
1.8. Sản phẩm dịch vụ công ty bạn biết gì?
Nghe chừng là câu hỏi rất quen thuộc cũng giống như bạn biết gì về công ty vậy. Tuy nhiên để nhận được sự đánh giá cao thì sự chi tiết sẽ là điều cần thiết để nhận thấy về thái độ quan tâm của bạn ra sao về vị trí làm việc sắp tới. Và tất nhiên việc tìm hiểu về sản phẩm đó cũng là cách để bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, chốt được nhiều đơn hàng hơn.
1.9. Hãy thử nêu về điểm mạnh điểm yếu của bạn khi tiếp xúc với khách hàng?
Câu hỏi nghe tưởng chừng như dễ dàng nhưng đó lại là cách mà nhà tuyển dụng thông qua đó để xác định về kỹ năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng của chính bạn. Bởi khi mà bạn đã tự xác định được điểm yếu và điểm mạnh của mình thì bạn đã khẳng định mình là người phù hợp với vị trí nhân viên bán hàng đó. Cũng như nếu bạn sẵn sàng nêu ra điểm yếu của mình sẽ giúp bạn tạo điểm nhấn về sự thật thà, có thể học tập điểm mạnh để bù đắp. Do đó mà yếu tố đó sẽ giúp ứng viên mở rộng được các mối quan hệ hơn trong quá trình làm việc.
>> Gợi ý nhỏ: Bạn có thể đưa ra việc bản thân chưa thực sự nắm bắt tốt về quy trình bán hàng nhưng tôi sẽ có cách thức riêng của bản thân để đạt được doanh thu. Từ chính câu trả lời đó nhà tuyển dụng nhận thấy được rằng bạn luôn sẵn sàng để nắm bắt các kiến thức mới cho bản thân.
1.10. Bạn nghĩ rằng kỹ năng của một nhân viên bán hàng cần có là gì?
Tất nhiên rằng mỗi một công việc mỗi một vị trí sẽ có các tính chất công việc riêng tuy nhiên để nhắc tới nhân viên bán hàng thì đó là sự đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Nhưng mà kỹ năng được cho là quan trọng nhất thì đó là kỹ năng giao tiếp và việc thuyết phục được khách hàng bởi mục đích hướng tới cuối cùng đều là chốt sale bán được nhiều hàng hóa.
>> Gợi ý nhỏ: Đương nhiên khi bạn là một ứng viên không biết tiếp cận người tiêu dùng không thuyết phục được họ mua hàng tức là bạn đã thất bại. Do đó hãy thật sự khéo léo để có thể nắm bắt được tâm lý chính nhà tuyển dụng như khách hàng để có thể đưa ra được câu trả lời sáng suốt nhất. Bên cạnh đó với hiện nay ngoài các kỹ năng đó bạn cũng nên bổ sung cho mình về các kỹ năng khác từ kiến thức hàng hóa, kỹ năng tiếp thị, kỹ năng xử lý vấn đề, nắm bắt xu hướng,...
2. Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng khác bạn cần “lưu tâm”
Ngoài các câu hỏi thường gặp nhất được lưu ý bên trên các bạn cũng cần chú ý tới một số câu hỏi khác mà đôi khi bạn cũng sẽ được nhà tuyển dụng hỏi về vị trí nhân viên bán hàng đó nha.
Câu 1: Trong bán hàng kỹ năng tính toán đã giúp bạn như thế nào?
Câu 2: Làm sao để bạn có thể nhanh chóng chốt đơn tạo nên một quá trình bán hàng chất lượng?
Câu 3: Mục tiêu nghề nghiệp bạn hướng tới trong tương lai là gì?
Câu 4: Tại công ty cũ bạn đã làm gì để có thể tăng doanh thu và vẫn tối ưu các chi phí, tiết kiệm về thời gian?
Câu 5: Sản phẩm dịch vụ nào bạn đã bán đạt doanh số cao nhất?
Câu 6: Điều gì đã thúc đẩy bạn để trở thành một nhân viên bán hàng ưu tú nhất?
Câu 7: Công việc bán hàng đem lại gì mà bạn lại yêu thích đến vậy?
Câu 8: Hãy thử kể về thách thức mà bạn đã gặp phải? Tại sao nó lại xảy ra và cách bạn đã vượt qua là như thế nào?
Câu 9: Mong muốn về lịch làm việc bán hàng của bạn ra sao?
Câu 10: Tăng ca bạn có thật sự sẵn lòng hay không?
Câu 11: Nếu là gọi điện bán hàng bạn có thấy phiền phức hay không?
Câu 12: Bạn có sẵn lòng về việc thực hiện một cuộc gọi chào hàng ngay tại đây với tôi được hay không?
Câu 13: Bạn đã có sự chuẩn bị như thế nào cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay của mình?
Câu 14: Khi không đạt doanh số bạn sẽ sử dụng lời lẽ ra như thế nào để báo cáo về tình hình?
Câu 15: Bạn thực hiện trau dồi kỹ năng cho mình bằng cách nào?
Câu 16: Hãy kể về một sai lầm bạn gặp phải trong quá trình bán hàng? Điều bạn học được từ sai lầm đó là ì?
Câu 17: Lời nhận xét tồi tệ nhất mà bạn nhận được từ quá trình bán hàng là gì? Sau đó bạn có sự thay đổi ra sao?
Câu 18: Nếu được nhận bạn mong muốn về việc đào tạo những kỹ năng gì?
…
Ngoài ra còn rất nhiều các câu hỏi khác mà bạn có thể gặp phải nhưng biết rõ được một số câu trả lời thường gặp thì đó đã là một lợi thế dành cho bạn rồi.
3. Bạn cũng có thể đặt ngược lại câu trả lời - Tạo nên sự tương tác
Rất nhiều ứng viên vẫn luôn nghĩ rằng chỉ cần thực hiện trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng từ phía nhà tuyển dụng là đã có thể vượt qua vòng phỏng vấn và trở thành nhân viên chính thức. Có thể là đúng nhưng đó chỉ là với các công ty nhỏ, đối với các công ty lớn với sự cạnh tranh cao thì đó lại là sự sai lầm. Vì họ mong muốn một ứng viên có sự chủ động linh hoạt hơn đặc biệt khi bạn đặt ngược lại câu hỏi đó là cách bạn tạo điểm nhấn và đem lại quyền lợi dành cho mình.
Một số câu hỏi đặt ngược bạn có thể tham khảo như:
Câu 1: Liệu có điều gì mà công ty thấy do dự khi tuyển dụng tôi không?
Thông qua câu hỏi này bạn có thể nắm bắt được kết quả phần nào về buổi phỏng vấn của mình cũng như nhà tuyển dụng nhật thấy được bạn thật sự chú tâm về buổi phỏng vấn như thế nào.
Câu 2: Làm việc tại công ty tôi có thể được học những kỹ năng bán hàng nào?
Đôi khi đây được cho là câu hỏi ngược so với điều nhà tuyển dụng cần ở bạn nhưng đó sẽ là điểm tạo nên điểm cộng vì thông qua đó nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là một ứng viên có ý chí tiến thủ, sẵn sàng học hỏi.
Câu 3: Nếu như tôi được nhận thì tôi nên làm gì trước tiên để công việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn?
Đó cũng là một điều cho thấy bạn quan tâm tới công việc ra sao và đôi khi câu hỏi đó cũng sẽ nhận được những lời khuyên đắt giá cho công việc của bạn.
Câu 4: Anh chị có thể cho tôi biết về lý do tại sao vị trí này còn trống?
Một câu hỏi giải quyết về việc lý do tại sao họ cần tới ứng viên cho vị trí này dù là mới hay là việc thay thế bạn cũng có thể nắm bắt được để có thể đưa ra các kỹ năng cần thiết tạo nên sự thu hút.
Tất nhiên vẫn còn rất nhiều các câu hỏi khác mà bạn có thể tham khảo dành cho mình thông qua đó có nắm bắt công việc tốt hơn và tất nhiên rằng nó không quá khó như bạn tưởng tượng.
Xem thêm: Tiết lộ kinh nghiệm bán hàng kinh điển trong thời đại công nghệ mới
4. Một vài lưu ý dành cho bạn khi trả lời về các câu hỏi
Để hoàn tất được buổi phỏng vấn của bản thân thì điều mà bạn cần đó là thực sự nắm bắt được các lưu ý cần thiết dưới đây để không bỏ qua về các công sức chuẩn bị trước đó nhé.
+ Bạn biết rằng là một nhân viên bán hàng thì sự tự tin trong giao tiếp cùng sự trôi chảy sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Điều đó làm tăng hơn về mức chỉ số phần trăm cho thành công và nhà tuyển dụng luôn mong muốn ứng viên nhanh nhạy trong công việc đêm lại được doanh số.
+ Cùng đó ngôn ngữ có thể và biểu cảm trong quá trình làm việc cũng sẽ được đánh giá và nhà tuyển dụng thường coi buổi phỏng vấn như chính quá trình tiếp thì vậy. Nếu bạn thuyết phục được trúng tuyển với vị trí là bạn có thể bán hàng khi tiếp xúc với khách hàng.
+ Đừng quá thụ động và ngồi im như “pho tượng” hãy kết hợp hài hào ngôn ngữ cơ thể để tạo sự thoải mái khiến nhà tuyển dụng thấy được bạn thật sự hứng thú với buổi phỏng vấn. Hơn nữa sự tương tác qua lại sẽ giúp bạn nhận định được nhiều yếu tố cần nắm bắt hơn.
Hơn nữa đừng bao giờ thắc mắc về việc tại sao bạn thất nghiệp và chưa tìm được việc làm như những ứng viên khác bởi lý do bạn đã bỏ website work247.vn đó. Một nơi không chỉ cung cấp cho bạn những thông tin tuyển dụng nhanh chóng mà còn giúp bạn có thể tạo CV ứng tuyển trực tiếp cho bản thân. Hơn nữa là tại đây bạn còn có thể nắm bắt trọng bộ bí quyết giúp bạn trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp về cẩm nang, mô tả công việc cũng như bộ câu hỏi phỏng vấn.
Vậy nên nếu muốn thành công và có những bứt phá trong tương lai thì hãy chuẩn bị một hồ sơ xin việc ngay tại work247.vn khi nắm bắt được câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng “chuẩn đét” trên đây nhé!
4028 0