TOP 10 Câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế là một trong những thứ được tìm kiếm nhiều bởi ứng viên ngành này. Thành công vượt qua vòng phỏng vấn là một trong những điều quan trọng trong quy trình tham gia vào công việc nhân viên y tế. Tuy nhiên, với ngành nghề khắt khe này, công đoạn phỏng vấn cũng không hề đơn giản. Nhưng không gì là không thể vượt qua, để có thể thành công chinh phục nhà tuyển dụng thì bạn cần phải trang bị ngay cho mình bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế mà Work247.vn dành riêng cho bạn ngay sau đây!
1. Top 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế
Ngành Y là một trong những ngành được coi là có quy trình phỏng vấn khắt khe nhất. Bởi lẽ công việc này liên quan trực tiếp đến khám chữa bệnh, nếu như tuyển trúng nhân viên có chuyên môn thấp thì có khả năng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện đồng thời ảnh hưởng đến bệnh nhân đang trong quá trình khám chữa bệnh. Chính vì vậy để có thể tham gia vào vị trí nhân viên ý tế, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chuyên môn, chuẩn bị thật kỹ cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, tạo ra phong độ cho bản thân để có thể dễ dàng chinh phục được nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên việc vượt qua vòng phỏng vấn sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như bạn nắm trong tay top 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế được nhiều cơ sở, bệnh viện sử dụng để tuyển dụng nhân viên y tế nhất.
1.1. Câu 1: Giới thiệu về bản thân
Trong bất kì các cuộc phỏng vấn nào, điều đầu tiên để khai thác được thông tin từ ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng câu hỏi “Bạn hãy giới thiệu đôi nét về bản thân”. Đây là một câu hỏi phổ biến tuy nhiên lại không có nhiều người có thể trả lời một cách chính xác và đúng với ý mà nhà tuyển dụng mong muốn.
>> Gợi ý trả lời
Bạn hãy liệt kê các thông tin sau:
- Họ tên
- Học trường và chuyên ngành nào đồng thời hãy tóm tắt qua một đôi nét về quá trình học tập và những cơ sở bạn đã từng làm việc.
- Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bạn.
Đây là những thông tin mà đại đa số các nhà tuyển dụng muốn biết và cần phải biết. Vậy nên bạn đừng bỏ qua bất kỳ thông tin nào nhé!
1.2. Câu 2: Ứng xử của nhân viên y tế trong cơ sở khám chữa bệnh đối với người đến khám chữa bệnh là gì?
Trong bộ câu hỏi phỏng vấn viên chức ngành y tế mà Work247.vn khảo sát được thì đa phần các nhà tuyển dụng cần phải biết bằng ứng viên của mình đã biết các hành xử trong của công việc mình làm là gì hay chưa? Cách trả lời cho câu hỏi này bạn cần phải bám sát vào điều 6 thông tư số 07/2014/TT-BYT
>>Gợi ý trả lời
- Có thái độ niềm nở, hướng dẫn người đến khám, chữa bệnh thực hiện các thủ tục cần thiết
- Khám bệnh theo thứ tự, những người thuộc diện đối tượng ưu tiên sẽ được khám, chữa bệnh trước theo quy định.
- Hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về cách chăm sóc, theo dõi bệnh, ngày hẹn khám và cách sử dụng thuốc theo đơn
- Nếu người bệnh có triệu chứng cần phải nhập viện gấp thì cần phải hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh thực hiện thủ tục cần thiết
- Khám, chữa bệnh, xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng, điều kiện chi trả của người đến khám, chữa bệnh
- …
1.3. Câu 3: Hành vi cấm trong luật khám, chữa bệnh là gì?
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế này, chính là cách mà nhà tuyển dụng nhận biết được rằng bạn có đủ ý thức trong quá trình hành nghề hay không. Đồng thời xác định xem bạn có đủ tiêu chuẩn tối thiểu để tham gia vào ngành y hay không.
>> Gợi ý trả lời
- Không hành nghề y khi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bộ y tế cấp phép
- Việc tuân thủ quy định khám, chữa bệnh cho bộ y tế ban hành không đúng
- Không đủ trình độ chuyên môn được bộ y tế ghi nhận trong chứng chỉ, giấy phép khám chữa bệnh nhưng vẫn khám chữa bệnh vượt quá phạm vi
- Thực hiện hành vi nhận hối lộ của bệnh nhân
- Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy, các chất kích thích khác.
- Có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của bệnh nhân
- Khi bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, có hành vi từ chối cấp cứu, kéo dài thời gian cấp cứu
- Sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn không được bộ y tế công nhân trên giấy tờ ví dụ như các hình thức mê tín, không có cơ sở khoa học
- Lợi dụng, xâm phạm danh dự, nhân phẩm hoặc thân thể của bệnh nhân trong quá trình khám, chữa bệnh
- Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án của bệnh nhân
- Kê khai thuốc khi chưa nhận được sự cấp phép của bộ y tế. Kê khai thuốc không được phép lưu hành trong quá trình khám chữa bệnh.
- Đem chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động cho thuê, mượn hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động từ người khác.
- Trong thời gian bị đình chỉ hành nghề vẫn tham gia quá trình khám chữa bệnh, vi phạm quy định của bộ y tế.
Bộ câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng thường gặp
1.4. Câu 4: Quyền lợi của bệnh nhân trong luật khám, chữa bệnh là gì?
Dựa vào luật khám, chữa bệnh 2009, bạn phải trả lời được đầy đủ 6 hoặc 7 những điều về quyền lợi của bệnh nhân trong quá trình khám, chữa bệnh. Cụ thể là các điều: Điều 7, điều 8, điều 9, điều 10, điều 11, điều 12 và điều 13. Câu hỏi này mang tính chất khơi gợi lại kiến thức trong quá trình đào tạo nghề vì vậy bạn cần phải trả lời một cách rõ ràng, rành mạch
>> Gợi ý trả lời
- Tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, đồng thời đưa ra các phương pháp điều trị kèm theo các dịch vụ phù hợp.
- Các phương pháp điều trị được đề xuất cho bệnh nhân phải là các phương pháp có sự an toàn nhất, hợp lý nhân, hiệu quả nhất
- Không tiết lộ các thông tin về tình trạng sức khỏe, hay những thông tin tối mật về thông tin đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
- Chỉ được phép công bố khi có sự chấp thuận của người bệnh với mục đích chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng, khả năng chuẩn đoán, cách chăm sóc, điều trị cho người bệnh giữa các nhân viên y tế trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh.
- Không có biểu hiện kỳ bị, phân biệt giàu nghèo, phân biệt chủng tộc.
- Tôn trọng bệnh nhân về mặt tuổi tác, giới tình, tín ngưỡng, địa vị xã hội…
- …
1.5. Câu 5: Quy tắc ứng xử của nhân viên y tế trong quá trình hành nghề là gì?
Gợi ý nhỏ đó là bạn nên dựa vào thông tư 07/TT-BYT để trả lời kỹ về quy tắc ứng xử của nhân viên y tế trong quá trình hành nghề.
>> Gợi ý trả lời
- Có đạo đức nghề nghiệp, thực hiện nghiệp vụ khám chữa bệnh theo quan điểm lành mạnh, tích cực
- Không ngừng học hỏi thêm kiến thức chuyên môn, cải thiện nghiệp vụ hành nghề đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp và ứng xử trong quá trình làm việc
- Quy định về nghĩa vụ của viên chức phải được thực hiện nghiêm túc
- Chấp hành và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
- thực hiện chế độ kỷ luật nghiêm ngặt, thực hiện tốt các quy định, nội nguy, nguyên tắc chuyên môn của bản thân
- Không lợi dụng công việc của tổ chức để giải quyết tư thù cá nhân
- Không có cái độ phân biệt, đố kỵ ly gián thành viên trong đơn vị.
- Phải có trách nhiệm giữ uy tín cũng như danh dự khi làm việc tại đơn vị
- …
1.6. Câu 6: Điều khoản trong luật phòng chống tham nhũng là gì theo thông tư số 55/2005/QH11
Áp dụng ngay vào thực tế, có không ít các nhân viên, các cá nhân trong tổ chức có hành vi tham nhũng ảnh hưởng đến uy tín, công tác khám chữa bệnh đi xuống, quyền lợi của bệnh nhân không được đảm bảo. Chính vì vậy nhà tuyển dụng cần phải biết bạn có hiểu và có biết để không làm theo những hành vi đó hay không.
>> Gợi ý trả lời
Bạn sẽ chỉ lần liệt kê các đề mục của thông tư số 55/2005/QH11 bao gồm các điều 3, 4, 37, 38 và 40. Cụ thể đó là:
- Điều 3: Biểu hiện về những hành vi mang tính tham nhũng
- Điều 4: Quy định xử phạt cá nhân có hành vi tham nhũng
- Điều 37: Hành vi mà các cán bộ, công nhân, viên chức không được phép làm
- Điều 40: Các quy định trong công tác tặng và nhận quà của cán bộ công nhân viên chức.
1.7. Câu 7: Thời gian làm việc và cách hoạt động của nhân viên ý tế quy định thế nào trong thông tư số 8/TT-LB/1995
Về chế độ làm việc và phương thức hoạt động đã được quy định tại phần IV của thông tư số 8.TT-LB/1995. Bạn cần phải biết cách trả lời những thông tin như:
>> Gợi ý trả lời
- Đối với thời gian làm việc: Theo thông tư số 8/TT-LB/1995 thì chế độ làm việc của các nhân viên ý tế tối đa là 8 giờ, nếu được phân công thường trực tại các trạm y tế sẽ phải thực hiện công việc 24/24 không ngoại trừ ngày thứ bảy và chủ nhật hay các ngày lễ tết.
- Đối với phương thức hoạt động: khi được giao nhiệm vụ thực hiện hình thức ngoài công việc hàng ngày thì phải tiếp cận y học đến các hộ gia đình, mở rộng phạm vi quản lý sức khỏe, tuyên truyền công tác vệ sinh phòng bệnh nâng cao ý thức sức khỏe của cộng đồng.
1.8. Câu 8: Mục đích và các bước để chăm sóc trẻ con bị viêm phổi là gì?
Đối với nhân viên y tế việc phải tiếp xúc với các trẻ em bị viêm phổi cần phải thực hiện qua quy trình cụ thể để có thể chăm sóc các em tốt nhất. Đây là câu hỏi tình huống mà nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn để tìm hiểu xem bạn có nắm chắc được quy trình chuyên môn hay không.
>> Gợi ý trả lời
Hãy trả lời chính xác trọng tâm mà nhà câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra. Nêu rõ những quy trình chăm sóc trẻ con bị viêm phổi như thế nào, tuy nhiên hãy trả lời ngắn gọn nhưng phải đảm bảo việc đủ ý và tính thực tế cho câu trả lời.
- Thứ nhất đó là theo dõi các dấu hiệu của trẻ về mạch, nhiệt độ, nhịp thở
- Thứ hai, giữ cho cơ thể của trẻ không bị lạnh tránh viêm nhiễm thêm những căn bệnh khác
- Thứ ba, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nếu trẻ không bú được thì cần phải vắt sữa đúng cách
- Thư tư, đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi một cách khoa học
- Thứ năm, nếu trẻ có biểu hiện nghiêm trọng như Không bú hoặc bú kém, khó thở và có sự bất thường trong kịp thở thì cần phải theo dõi sát sao hơn.
1.9. Câu 9: Lý do bạn chọn trở thành nhân viên y tế tại bệnh viện là gì?
Câu hỏi này chính là một câu hỏi ngụ ý về việc “bạn hiểu về bệnh viện chúng tôi”.
>> Gợi ý trả lời
Bạn có thể trả lời mục đích công việc của mình là gì? Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và dự định của bản thân như thế nào? Đồng thời bạn hãy bên một số những mặt nổi bật của bệnh viên và trình bày việc tại vì bạn nhận ra những điểm nổi bật đó nên bạn thấy bệnh viện phù hợp với tiêu chí, năng lực mà bạn đề ra cho bản thân.
1.10. Câu 10: Trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, các hành vi cấm bao gồm hành vi gì?
>> Gợi ý trả lời
- Có hành vi che giấu bệnh truyền nhiễm, hành chi lan rộng phạm vi lây nhiễm
- Khai báo sai thông tin và tình hình của người bệnh
- Các biện pháp phòng chống không được áp dụng kịp thời gây nguy hiểm cho cộng đồng
- Các quy định trong phòng chống bệnh truyền nhiễm cho cơ quan chức năng yêu cầu không được thực hiện, thực hiện lỏng lẻo dẫn đến việc nguy hại cho cộng đồng.
2. Những lưu ý không được phép mắc phải khi trả lời phỏng vấn
Sau khi đã thành công trả lời những câu hỏi trên, điều bạn trọng đó là bạn cần phải lưu ý những điểm sau đây để tránh viêm ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.
- Bước chân vào ngành y và tham gia vào công việc nhân viên y tế, trước hết bạn phải thể hiện rằng bạn là một người tự tin, quyết đoán và thẳng thắn trong lời nói. Điều này có thể giúp cho bạn có một tinh thần thoải mái, đồng thời đây cũng là điểm mà nhà tuyển dụng quan tâm đến.
- Bạn cần phải chuyển bị cho mình một phong cách ăn mặc lịch sự, tránh việc lựa chọn những phong cách diếm dúa, hở hang…
- Các câu hỏi bạn trả lời cần phải ngắn gọn, xúc tích tránh việc quá rườm rà.
- Bạn nên tránh việc nói những câu như “Tôi không biết” hay “Tôi không nhớ”. Nếu như bạn trả lời những câu như vậy, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là một người yếu trong việc học hỏi, và tiếp thu những kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên đối với những câu hỏi mang tính quá chuyên môn mà bạn chưa bao giờ đọc qua, hãy khôn ngoan hơn trong cách dùng từ. Bạn có thể trả lời như “Sau cuộc phỏng vấn, em sẽ tìm hiểu thêm về thông tin của ….”
- Đừng quên đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng sau khi kết thúc buổi phỏng vấn. Bạn có thể hỏi về các chế độ cho nhân viên trực ca đêm, nếu tăng ca sẽ có những chế độ như thế nào, mức lương bạn sẽ được nhận khi thông qua vòng phỏng vấn là gì…
Trên đây là những cách trả lời cơ bản cho các câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế. Work247.vn mong rằng thông qua những cách này, bạn sẽ dễ dàng chinh phục được nhà tuyển dụng một cách xuất sắc nhất, tiến bước trong công cuộc chinh phục ước mơ của mình.
8044 0