Tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn QA hay và mới nhất

Nguyễn Thanh Hằng tác giả Work247.vn Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng clock blog23-07-2020

Bạn là sinh viên mới ra trường đang tìm kiếm việc làm QA, những vấn đề lớn nhất bạn gặp phải đó là những câu hỏi phỏng vấn QA thực sự làm khó bạn, vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để trả lời. Hãy tham khảo bài viết sau đây chia sẻ về bộ câu hỏi phỏng vấn QA đã được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, từ những người đã đi phỏng vấn và có kinh nghiệm phỏng vấn QA. Cùng với những câu hỏi là gợi ý trả lời. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những kiến thức và kỹ năng trong cuộc phỏng vấn giúp bạn tự tin hơn trước các buổi phỏng vấn

Tìm việc làm IT

1. Những câu hỏi phỏng vấn QA thường xuyên được sử dụng

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn rất nhiều những câu hỏi để đưa ra quyết định có chọn bạn hay không. Những câu hỏi phỏng vấn này sẽ được phân chia theo từng loại và cấp bậc. Nó bao gồm những câu hỏi chung, những câu hỏi về kiến thức QA và cao hơn nữa là những câu hỏi nâng cao về chuyên môn. Dưới đây là một số câu hỏi nhà tuyển dụng hay sử dụng để phỏng vấn ứng viên bạn có thể tham khảo.

Những câu hỏi phỏng vấn QA thường xuyên được sử dụng
Những câu hỏi phỏng vấn QA thường xuyên được sử dụng

1.1. Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình?

Câu hỏi giới thiệu bản là câu hỏi quá quen thuộc, hầu hết các cuộc phỏng vấn mở đầu nhà tuyển dụng đều đưa ra câu hỏi này. Với mục đích làm quen với ứng viên, thông qua việc ứng viên giới thiệu về bản thân nhà tuyển dụng sẽ biết được những thông tin cơ bản về ứng viên. Vậy ứng viên nên trả lời như thế nào để ghi điểm ngay lần ra quân đầu tiên này.

Gợi ý trả lời: Trước khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này ứng viên cần nhớ một số nguyên tắc trả lời sau đây:

- Nên lựa chọn trả lời ngắn gọn, đầy đủ ý và tạo được điểm nhấn trong câu trả lời.

- Lựa chọn trả lời trung thực, tự tin và thể hiện đúng những gì nhà tuyển dụng mong muốn.

Với câu hỏi này bạn có thể đưa ra những ý sau đây: Đưa ra những thông tin cơ bản về bản thân như họ và tên, ngày tháng năm sinh, tốt nghiệp trường gì, ngành nào có kinh nghiệm làm việc ở vị trí này chưa, đưa ra những kỹ năng phù hợp với vị trí QA để thuyết phục nhà tuyển dụng. Đây là những ý chính mà bạn cần đưa vào khi nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này.

1.2. Bạn đã từng làm ở những công ty nào, quy mô công ty cũ ra sao?

Mục đích nhà tuyển dụng muốn biết kinh nghiệm của bạn ra sao, bạn là mươi chung thành với một công ty hay là người thích khám phá nhiều điều mới. Qua câu trả lời nhà tuyển dụng sẽ biết được tính cách của ứng viên của mình, biết được ứng viên đó có phù hợp với vị trí công việc nhà tuyển dụng đăng tuyển hay không. Hãy cùng tham khảo câu trả lời bên dưới.

Bạn đã từng làm ở những công ty nào, quy mô công ty cũ ra sao?
Bạn đã từng làm ở những công ty nào, quy mô công ty cũ ra sao?

Gợi ý trả lời: Để ghi điểm với nhà tuyển dụng trong câu hỏi này bạn nên lưu ý một số điểm sau đây: Thứ nhất không nên kể quá nhiều về các công ty cũ, bạn chỉ nên đưa ra một vị trí công việc cũ bạn làm thời gian lâu và nó liên quan đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Việc kế ra nhiều công ty sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy bạn là người hay nhảy việc như vậy sẽ rất mất thời gian cho nhà tuyển dụng và chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không lựa chọn bạn.

1.3. Lý do tại sao em chọn nghề QA? Em đã tìm hiểu từ khi nào?

Câu hỏi nhà tuyển dụng muốn thăm dò ứng viên của mình có điềm đam mê và sở thích với ngành nghề này như thế nào, lý do lựa chọn ngành nghề này để từ đó nhà tuyển dụng biết được ứng viên đó có thể vượt qua những khó khăn của nghề hay không. Bạn có thể trả lời theo ý sau đây.

Gợi ý trả lời: Mỗi ứng viên sẽ có một lý do lựa chọn nghề QA khác nhau nhưng bạn nên lựa chọn cách trả lời sao cho thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn có thể lựa chọn cách trả lời như sau: Bạn đưa ra sở thích rằng mình rất thích học công nghệ thông tin và bạn đã tìm hiểu về những công việc công nghệ thông tin và rất thích làm QA và bạn biết được đây là một trong những vị trí quan trọng nhất để phát triển phần mềm để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Ý thứ hai nhà tuyển dụng muốn hỏi là bạn tìm hiểu nghề này từ khi nào thì bạn có thể trả lời bằng cách tìm hiểu từ rất lâu, khi còn nhỏ thì tìm hiểu qua sách báo, lớn lên thì theo học các trường có đào tạo về ngành này.

1.4. Trong vòng 1 đến 3 năm tới kế hoạch của bạn ra sao? Bạn muốn mình như thế nào?

Khi nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết mục tiêu của bạn ra sao? Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao những ứng viên có mục tiêu rõ ràng, cách để thực hiện mục tiêu. Vậy nên với câu hỏi này bạn có thể lựa chọn câu trả lời như sau.

Gợi ý trả lời: Đâu tiên bạn nên đưa ra mục tiêu ngắn hạn sau đó đến những mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu bạn làm trong thời gian ngắn để xây dựng và thực hiện mục tiêu dài hạn. Nên đưa ra những mục tiêu có khả năng thực hiện, những mục tiêu gắn liền với vị trí bạn đang ứng tuyển và gắn liền với sự phát triển của công ty. Mục tiêu khi bạn ứng tuyển vị trí QA của công ty trong sau 3 năm sẽ nắm giữ chức vụ gì. Bạn nên đưa ra cho nhà tuyển dụng biết.

1.5. Điều gì làm bạn nghĩ mình phù hợp với công việc này?

Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi mục đích của nhà tuyển dụng muốn cho bạn cơ hội để tiếp thị bản thân mình. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những gì bạn có để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn mà không phải ứng viên khác.

Điều gì làm bạn nghĩ mình phù hợp với công việc này?
Điều gì làm bạn nghĩ mình phù hợp với công việc này?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này bạn có thể đưa ra những ý chính như kinh nghiệm làm việc của bạn thân, trình độ chuyên môn của bạn phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đăng tuyển. Đưa ra những thuyết phục về kỹ năng mà bạn có... Những điều này sẽ thuyết phục và khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với vị trí đó.

Đồng nghiệp cũ và sếp cũ nhận xét bạn là người như thế nào?

Bộ câu hỏi phỏng vấn quản lý chất lượng

2. Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn QA chi tiết nhất

Bên cạnh những câu hỏi trong thì nhà tuyển dụng cần đặt ra rất nhiều những câu hỏi khác. Đặc biết là những câu hỏi phỏng vấn QA đào sâu về kiến thức. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây để tìm kiếm câu trả lời trước các buổi phỏng vấn để có kết quả tốt.

Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn QA chi tiết nhất
Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn QA chi tiết nhất

- Khi không hiểu về tài liệu bạn sẽ làm gì?

- Bạn dựa vào gì để biết được tets case đầy đủ?

- Bạn hãy dùng kiến thức của mình để phân tích ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật phân vùng tương đương và phân tích giá trị biên?

- Theo bạn vòng đời của một bug là bao nhiêu?

- Phân biệt severity và priority? Có những mức độ nghiệm trọng nào của bug? Có những mức độ ưu tiên nào.?

- Bạn sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào?

- Bạn thường dùng những query nào?

- Bạn có biết mô hình Agile Scrum?

- Bạn có nghiên cứu thêm gì về test không?

- Bạn hãy cho chúng tôi biết bạn sử dụng ngôn ngữ nào để viết script?

Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn QA chi tiết nhất
Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn QA chi tiết nhất

- Ngoài thời gian làm việc bạn còn làm thêm gì để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình?

- Khi nào thì bạn tiến hành test?

- Đoán lỗi là gì? Bạn có những kinh nghiệm nào trong đoán lỗi?

- Trong quá trình làm việc bạn có bug nào làm bạn ấn tượng và đáng nhớ nhất không?

- Bạn có support thành viên trong team không?

Còn rất nhiều những câu hỏi khác mà khi phỏng vấn QA nhà tuyển dụng đặt ra. Kiến thức của vị trí này khá nhiều vậy nên bạn cần phải rèn luyện và tích lũy chúng để có được những câu trả lời tốt nhất. Bạn cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu một số mẹo và lưu ý bên dưới để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

3. Cách bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng qua việc đặt câu hỏi

Trước mỗi buổi phỏng vấn điều quan trọng nhất để bạn trả lời tốt và thể hiện tốt bản thân mình với nhà tuyển dụng đó chính là tìm hiểu thật kỹ về công ty, vị trí việc làm mà bạn ứng tuyển để từ đó có thể đặt ra những câu hỏi cho người phỏng vấn. những câu hỏi hay chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Vậy nên đặt những câu hỏi phỏng vấn như thế nào.

Cách bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng qua việc đặt câu hỏi
Cách bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng qua việc đặt câu hỏi

- Anh/ chị có thể cho em biết những dự định, dự án mà công ty đang có kế hoạch triển khai và xây dựng trong thời gian tới?

- Nếu em được nhận vào làm nhân viên QA ở công ty, thì có được đưa ra những ý kiến đóng góp để xây dựng dự án không ạ?

- Khi thực hiện những công việc ở công ty thì ai sẽ là người quan lý em và  báo cáo công việc cho ai?

- Những vấn đề mà nhân viên QA cần quan tâm là gì?

- Công ty đặt ra mục tiêu gì cho em trong thời gian 3 tháng đầu, kỳ vọng công ty cần em đạt được là gì?

- Công ty làm việc nhóm như thế nào, yêu cầu như thế nào?

- Tiêu chí mà công ty đánh giá để lựa chọn cho vị trí này là gì?

- Công ty có yêu cầu gì về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc ở vị trí này?

- Qua cuộc phỏng vấn anh chị có thể nhận xét đôi chút về bản thân em được không ạ?

Còn rất nhiều những câu hỏi khác bạn có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng, Nhưng lưu ý là chỉ nên đặt những câu hỏi mang tính chất tìm hiểu về công ty, tìm hiểu về vị trí làm việc không nên để cập quá nhiều về mức lương và quyền lợi.

4. Những lưu ý cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Không phải ai cũng có được những kinh nghiệm và kỹ năng trả lời phỏng vấn, để có được những điều đó ứng viên cần phải rèn luyện và trải nghiệm qua những buổi phỏng vấn. Với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn thì một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để hoàn thành tốt buổi phỏng vấn của mình. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Những lưu ý cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Những lưu ý cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Chuẩn bị kiến thức: Với nhiều người trước những buổi phỏng vấn thường nhồi nhét rất nhiều kiến thức nếu bạn cũng đang làm vậy thì hãy dừng ngay việc đó lại. Vì kiến thức tích lũy cần có thời gian việc bạn nhồi nhét kiến thức như vậy khi gặp nhà tuyển dụng chỉ cần hỏi dồn dập bạn vài câu là bạn đã không thể nhớ để trả lời. Vậy nên hãy chuẩn bị kiến thức từng ngày chứ không phải chỉ gần buổi phỏng vấn mới học.

Với nhiều ứng viên nhất là những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm thường rất run khi trả lời trước nhà tuyển dụng. Điều này sẽ khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng vậy nên bạn cần phải rèn luyện cho mình sự tự tin bằng cách học trả lời trước gương, trước những người quen của mình. Hãy rèn luyện bằng việc trả lời những câu hỏi phỏng vấn QA ở trên để vừa có được kiến thức vừa có được sự tự tin.

Trước khi đi phỏng vấn bạn cần chuẩn bị CV xin việc cho cẩn thận, tránh những trường hợp đáng tiếc về lỗi hồ sơ xin việc làm bạn mất cơ hội việc làm.

Chuẩn bị trang phục: Bên cạnh việc chuẩn bị thật tốt về kiến thức và kỹ năng thì bạn còn phải chuẩn bị tốt về mặt trang phục. Ấn tượng đầu luôn là những ấn tượng quan trọng nhất vậy nên một ấn tượng đẹp sẽ tốt hơn là một cái nhìn dò xét. Để có ấn tượng đẹp thi ứng viên nên lựa chọn cho mình những trang phục phù hợp, thoải mái với người mặc mà dễ nhìn với người nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị cách trả lời: Không phải bạn cứ trả lời đúng những gì nhà tuyển dụng hỏi là bạn đã được đánh giá cao đâu nhé. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào câu trả lời của ứng viên để hỏi những câu hỏi tiếp theo. Nếu bạn trả lời qua lao, chăm chăm trả lời một câu hỏi thì chắc hẳn bạn sẽ không ghi điểm cao. Bạn nên trả lời và chia sẻ một cách cởi mở, chân thành thể hiện mình là người có kiến thức, tập trung vào câu hỏi và trả lời đúng nội dung. Nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng để tạo nên sự trung thực.

Hy vọng với những chia sẻ về bộ câu hỏi phỏng vấn QA bạn đã có được những kiến thức bổ ích để tự tin chinh phục vị trí công việc này. Qua những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem7445 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT