Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Quản lý sản xuất ấn tượng không thể bỏ qua
Bạn mơ ước trở thành một nhà quản lý quản xuất nhưng lại chưa thực sự tự tin vào bản thân mình, đặc biệt lo lắng cho buổi phỏng vấn không biết sẽ nói gì. Để giải quyết những lo lắng của bạn, work247.vn sẽ chia sẻ bộ câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất và kinh nghiệm trả lời phỏng vấn đối với vị trí này.
1. Danh sách câu hỏi phỏng vấn Quản lý sản xuất phổ biến không thể bỏ qua
Chúng ta có thể thấy rằng đặc thù của công việc Quản lý sản xuất rất khác so với những công việc của ngành nghề khác. Chính vì thế mà câu hỏi để sử dụng trong buổi phỏng vấn đối với vị trí công việc này cũng có sự khác biệt rõ rệt. Để hiểu rõ hơn và chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn vị trí quản lý sản xuất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bộ câu hỏi quản lý sản xuất cà các trả lời các câu hỏi đó ấn tượng nhất.
1.1. Câu hỏi 1 – Là một người quản lý, bạn đã thực hiện công tác tuyển dụng và sa thải nhân viên như thế nào?
+ Mục đích của câu hỏi:
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này với mục đích muốn kiểm tra khả năng lãnh đạo của ứng viên. Nếu một người ứng viên đã có kinh nghiệm làm quản lý trước đây và thực sự có năng lực thì sẽ đưa ra được câu trả lời dựa theo kinh nghiệm của họ một cách thuyết phục. Đây là bước đầu đánh giá năng lực của ứng viên trong công tác quản lý.
+ Gợi ý câu trả lời:
Khi trả lời, bạn nên liên hệ với kinh nghiệm làm việc của bạn ở công việc cũ để nêu ra quan điểm và cách làm của mình. Câu trả lời của bạn không cần phải nêu ra điều gì đó quá cao siêu, hãy trả lời thật đơn giản và đi thẳng vào vấn đề về cách thức mà bạn đã thực hiện hoặc quan điểm của bạn về vấn đề này.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Khi làm việc trong vai trò là người quản lý sản xuất, tôi đã tham gia vào rất nhiều cuộc phỏng vấn ứng viên và tôi nhận ra được nhiều điều trong việc sa thải và tuyển dụng nhân viên. Đôi khi người lãnh đạo buộc phải đưa ra quyết định về việc cho nhân viên nghỉ việc. Với mỗi trường hợp bị cho nghỉ việc thì người quản lý sản xuất cần phải cung cấp đầy đủ nguyên nhân sai thải họ.
1.2. Câu hỏi 2 - Trong quá trình làm việc, đội mà bạn quản lý đã từng bị trễ deadline công việc hay chưa?
+Mục đích của câu hỏi:
Nhà tuyển dụng đang muốn khai thác con người bạn, hơn ai hết họ hiểu rõ rằng bất cứ ai cũng sẽ từng mắc sai lầm, khó có thể hoàn hảo trong công việc được. Chính vì thế, dựa vào câu trả lời của bạn mà họ có thể đánh giá được bạn là con người như thế nào, có phù hợp với vị trí của người quản lý trung thực hay không? Nếu câu trả lời của bạn là có thì nhà tuyển dụng muốn biết lý do khiến cho đội bạn quản lý bị trễ kế hoạch.
+Gợi ý câu trả lời:
Bạn hãy thẳng thắn chia sẻ về vấn đề của bạn, về lần mà bạn bị trễ kế hoạch. Bạn không nên chạy theo thành tích và để lấy lòng nhà tuyển dụng mà chối bỏ những lần chậm kế hoạch đó. Nếu bạn thẳng thắn chia sẻ vấn đề bạn đã gặp phải thì nhà tuyển dụng sẽ không coi đó là một điểm yếu, ngược lại họ sẽ có những đánh giá tốt vê bạn, rằng bạn là một người biết nhận ra lỗi sai trong quá trình làm việc.
Đồng thời, khi đưa ra các vấn đề đó thì bạn đừng quên thể hiện rằng bạn luôn cố gắng để tìm ra phương án để khắc phục. Điều đó sẽ tạo cho bạn một điểm cộng để thêm cơ hội bước vào vị trí quản lý sản xuất. Sự trung thực, thẳng thắn, dám nhìn nhận vấn đề trong công tác quản lý của mình và có ý chí quyết khắc phục vấn đề sẽ tạo được lòng tin cho nhà tuyển dụng của bạn.
+Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Trong quá trình làm việc trước đây, tôi và đội ngũ sản xuất trong một dây chuyền sản xuất đã từng bị chậm deadline so với kế hoạch khoảng 1 ngày làm việc. Thật may mắn rằng các sản phẩm của chúng tôi vẫn đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng cho khách như đúng với lịch hẹn.
Qua bài học kinh nghiệm đó thì tôi đã rút ra được một điều rằng, trong quá trình đào tạo có nhiều nhân viên tự hào rằng họ đã đủ khả năng để làm việc mà không cần phải đào tạo thêm điều gì, chính vì vậy dẫn tới những sai sót không đáng có, và chúng tôi luôn khắc phục điều đó cũng như là rút kinh nghiệm.
Điều quan trọng mà chúng tôi cần thực hiện đó là bản thân tôi và các nhân viên cần phải luôn lắng nghe, luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng, tiếp thu và nhận ra các vấn đề trong quá trình làm việc thì mới có thể làm tốt phần việc của mình.
1.3. Câu hỏi 3 – Để đảm bảo chất lượng của các công đoạn sản xuất, trong vị trí của người quản lý thì bạn sẽ làm thế nào?
+ Mục đích của câu hỏi:
Nhà tuyển dụng đang muốn kiểm tra trình độ làm chuyên môn, năng lực quản lý và làm việc của bạn. Là một người quản lý, quy trình làm việc và chất lượng công việc rất quan trọng, đó sẽ là những vấn đề mà người quản lý cần phải quan tâm rất nhiều, giám sát kỹ càng. Chỉ khi bạn có đủ khả năng quan sát, giám sát quá trình làm việc này thì bạn mới có thể đưa ra được câu trả lời khiến nhà tuyển dụng hài lòng. Tùy vào cách giải quyết của bạn mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra những đánh giá nhận xét phù hợp với khả năng của bạn.
+ Gợi ý câu trả lời:
Đây là một câu hỏi mở, giúp các bạn thỏa sức đưa ra cách giải quyết của cá nhân mình, bạn hãy đưa ra câu trả lời cụ thể với cách giải quyết của mình. Dù là cách giải quyết như thế nào đi chăng nữa thì bạn hãy đảm bảo trả lời rõ ràng, súc tích. Đôi khi cách giải quyết của bạn có thể chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, nhưng nhà tuyển dụng trân trọng điều đó.
Điều mà họ cần ở bạn là thái độ tự tin, bởi trong công việc bạn còn có thể làm sai, nhưng bạn hiểu vấn đề nằm ở đâu và bạn đối diện với nó một cách tự tin nhất, biết sai ở đâu để sửa ở đó thì đối với cách bạn giải quyết công việc cũng vậy, trong quá trình làm việc, bạn còn có rất nhiều người đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới, họ sẽ là những người góp ý cho bạn.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Để có thể làm tốt công tác quản lý quá trình sản xuất thì bản thân mỗi người cần phải hiểu rõ về những quy trình và khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm được hướng phát triển riêng. Trước khi trở thành một người quản lý sản xuất tại công ty cũ thì tôi đã làm việc như một người mua hàng.
Trong quá trình đó, tôi tích lũy được kinh nghiệm mua hàng, với những kỹ năng và kiến thức có được thì tôi có thể đưa ra được những lựa chọn phù hợp với hàng hóa, tôi hiểu được hàng hóa cần có những gì, điều đó góp ích rất lớn cho tôi làm việc tại vị trí quản lý sản xuất, tôi có kinh nghiệm trong việc dự trù số lượng cũng như đảm bảo chất lượng hàng hóa”.
2. Những câu hỏi khác
Câu hỏi phỏng vấn một vị trí lãnh đạo sẽ rất đa dạng, do đó các bạn cần phải nắm được nhiều dạng câu hỏi khác nhau để chuẩn bị cho câu trả lời của mình sao cho đúng đắn nhất với vị trí của một Quản lý sản xuất trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì thế, ngoài những câu hỏi được nêu trên đây thì bạn cần phải bỏ túi thêm những câu hỏi khác để chuẩn bị trước nhé.
- Bạn hãy cho biết những gì bạn hiểu về công ty của chúng tôi?
- Bạn đã học những gì? Các môn học mà bạn đã từng học ở trường Đại học là gì?
- Những điểm mạnh của bạn thân bạn là gì?
- Bạn đã từng vận dụng phương pháp phân tích hay chưa?
- Bạn sẽ xử trí thế nào nếu sản phẩm bị hỏng hóc trong quá trình sản xuất?
- Bạn sẽ xử lý nhân viên vi phạm quy trình sản xuất ra sao?
- Đánh giá năng lực của nhân viên bằng cách nào?
Với một vị trí quản lý như vậy thì sẽ có rất nhiều câu hỏi được sử dụng để thử tài của ứng viên ứng tuyển vào vị trí quản lý. Việc lựa chọn câu hỏi nào còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và điều mà họ mong muốn khai thác ở ứng viên. Đó cũng chính là một cơ hội tốt để bạn trải nghiệm và thử sức mình với bất kỳ câu hỏi nào mà các nhà tuyển dụng đưa ra.
3. Những lời khuyên dành cho bạn khi trả lời câu hỏi phỏng vấn Quản lý sản xuất
Trả lời phỏng vấn vị trí quản lý sẽ có sự khác biệt đối với vị trí nhân viên, nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt chú trọng và đưa ra nhiều thử thách cho bạn trong buổi phỏng vấn. Rất nhiều câu hỏi về kiến thức, trình độ, khả năng quản lý được đưa ra để kiểm tra trình độ và năng lực lãnh đạo của bạn. Do vậy, bạn hãy chuẩn bị về tinh thần trước tiên, nếu bạn có năng lực quản lý thì bạn cũng sẽ dễ dàng vượt qua được những câu hỏi mà nhà tuyển dụng hỏi bạn.
Bạn nên kết hợp giữa cử chỉ, lời nói và ánh mắt một cách nhịp nhàng, điều đó sẽ khiến phong thái của bạn trông chuyên nghiệp và đúng chất quản lý, sự chuẩn bị trước các câu trả lời sẽ là một gợi ý, tuy nhiên bạn không nên vì vậy mà quá phụ thuộc vào chúng.
Nếu bạn phụ thuộc quá mức vào các câu trả lời mẫu, bạn cố gắng học thuộc nhưng trong buổi phỏng vấn vì một lý do nào đó mà bạn sẽ có thể bị quên câu trả lời. Điều đó vô tình làm bạn bị mất tinh thần và rối trí, gây ra sự thiếu tự tin và mất điểm trầm trọng.
Để tích lũy thêm kinh nghiệm tìm việc, phỏng vấn và nộp hồ sơ, bạn có thể truy vập vào work247.vn để cập nhật thêm các thông tin và chia sẻ kinh nghiệm tìm việc, giúp ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn rất nhiều.
Trên đây là gợi ý những câu hỏi phỏng vấn quản lý sản xuất mà nhà tuyển dụng thường sử dụng trong buổi phỏng vấn. Các bạn hãy tham khảo để biết mình nên trả lời ra sao, câu trả lời cụ thể thì bạn sẽ là người tự vạch ra dựa trên sự gợi ý theo tình hình thực tế mà bạn đang ứng tuyển nhé.
5605 0