Bộ câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh hay nhất
Thực trạng hiện nay cho thấy, nhiều ứng viên trẻ chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm cho một buổi phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn Thực tập sinh thì càng đặc biệt hơn, hầu hết các ứng viên đều là sinh viên chưa tốt nghiệp. Nên họ gần như không chuẩn bị về các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh. Vậy làm thế nào để bạn có thể tỏa sáng và gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng trong buổi gặp mặt này? Chắc chắn, sự hồi hộp và âu lo trước buổi phỏng vấn là không hề nhỏ. Vì vậy, nằm lòng bộ câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh dưới đây để gia tăng thêm sức mạnh của mình bạn nhé!
1. Danh sách 08 câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh thường gặp
Phỏng vấn có lẽ là một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với các sinh viên chưa ra trường. Khi đó, những kỹ năng ứng tuyển còn chưa thực sự cứng cáp, tâm lý còn lo sợ nhiều điều và mức độ tự tin cũng khó có thể đạt được ở mức độ tối đa. Do đó, nhiều ứng viên phải ngậm ngùi bỏ lại cơ hội trở thành Thực tập sinh của một công ty hàng đầu trong mắt họ.
Mặc dù buổi phỏng vấn có thể được tinh chỉnh và linh hoạt với nhiều câu hỏi từ nhà tuyển dụng. Nhưng suy cho cùng, theo kinh nghiệm của các chuyên gia work247.vn, các ứng viên không nên bỏ qua những câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh được đề cập sau đây!
1.1. Bạn học chuyên ngành gì? Chuyên ngành đó liên quan gì đến vị trí này?
Tuyển dụng một vị trí Thực tập sinh tốt luôn là một kỳ vọng đáng được mong chờ từ các nhà tuyển dụng. Do đó, họ cần biết rằng ứng viên có mức độ phù hợp như thế nào với công việc mà họ đang tuyển dụng. Chẳng hạn như khi họ đang tuyển dụng Thực tập sinh cho vị trí biên tập viên, có lẽ những ứng viên học các chuyên ngành về văn học, báo chí,... là lý tưởng nhất. Câu hỏi này chính là để thăm dò mức độ phù hợp về chuyên môn của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.
- Trả lời
Hãy nói rõ bạn đang theo đuổi chuyên ngành gì cho nhà tuyển dụng biết. Trong trường hợp chuyên ngành của bạn liên quan khá mật thiết với vị trí làm việc, bạn có thể nói ra những khía cạnh phù hợp với tiêu chuẩn về chuyên môn trong công việc đó. Rằng bạn là người có sự am hiểu nhất định đối với lĩnh vực và ngành nghề mà bạn đã chọn. Nhưng nếu chuyên ngành của bạn không quá liên quan đến công việc ứng tuyển, hãy giải thích rõ ràng cho nhà tuyển dụng biết được các môn học chi tiết, các sự kiện bạn tham gia, các kỹ năng bổ trợ,.... mà bạn vẫn được học sẽ là điều kiện tuyệt vời để bạn làm tốt công việc này!
Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ tạo cơ hội cho bạn trình bày một cách cụ thể và rõ ràng. Chính vì vậy, đừng quá gấp gáp, hãy cụ thể hóa từng chi tiết mà bạn cho là phù hợp nhất nhé.
1.2. Bạn có thể kể đôi chút về kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa của bạn?
Những kinh nghiệm về tham gia hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa là cơ sở cho những kỹ năng, tiền đề về phẩm chất có thể bổ trợ cho công việc. Do đó, câu hỏi này được nhà tuyển dụng đưa ra với mục đích xem xét bạn có sở hữu những kỹ năng cần thiết cho công việc hay không? Trên thực tế, một sinh viên có thể không có nhiều kinh nghiệm liên quan đến công việc ứng tuyển. Nhưng có một profile về hoạt động ngoại khóa quy mô, minh chứng cho việc ứng viên đó sở hữu những kỹ năng và phẩm chất đáng được hoan nghênh.
- Trả lời
Hãy mô tả và trình bày thật chi tiết những hoạt động ngoại khóa ở trường, khoa, ngoài cộng đồng xã hội bất kỳ mà bạn đã tham gia. Đó có thể là sự kiện, câu lạc bộ, nhóm cộng đồng, thậm chí là các tổ chức phi lợi nhuận. Kể một vài hoạt động mà bạn nắm giữ những vai trò quan trọng ở đó. Hoạt động đó hướng đến điều gì? Nó đã mang lại những kiến thức và kỹ năng cụ thể nào cho bạn? Bạn vẫn còn tiếp tục tham gia các hoạt động tương tự như vậy chứ?
1.3. Bạn có thể đóng góp kỹ năng gì cho chúng tôi và bạn muốn học được kỹ năng gì từ công việc này?
Trong trường hợp không thể khai thác và nhĩn rõ các giá trị kỹ năng trong con người ứng viên thông qua hai câu hỏi trên. Ở câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh tiếp theo, có thể nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi này cho bạn. Đó là một câu hỏi đi vào trọng tâm vấn đề một cách trực tiếp nhất. Đôi khi, kỹ năng của bạn không thể hiện ở các hoạt động học tập hay ngoại khóa ở trường. Do đó, việc hỏi câu hỏi này, sẽ cho nhà tuyển dụng biết được nhận định thẳng thắn từ ứng viên.
- Trả lời
Trước hết, chúng tôi tin rằng bất kỳ ai cũng đã từng tìm hiểu thông tin công việc Thực tập sinh mà bạn đang ứng tuyển. Trong bản mô tả công việc, dường như nhà tuyển dụng đã nói rõ yêu cầu của họ cho vị trí này. Hãy cố gắng trong việc lồng ghép những kỹ năng, phẩm chất mà nhà tuyển dụng yêu cầu từ công việc. Trình bày những quan điểm về giá trị con người mà bạn có thể cống hiến và cho rằng nó phục vụ tốt cho công việc đó. Cuối cùng, hãy nêu ra mong muốn của bạn về các kỹ năng hay phẩm chất mà bạn muốn đạt được sau quá trình làm việc.
1.4. Hãy nói cho chúng tôi biết tại sao bạn lại chọn thực tập chỗ chúng tôi?
Đôi khi, các sinh viên thường không chú trọng vào mục đích sâu xa khi làm việc. Họ có thể tiếp nhận bất cứ công việc Thực tập sinh nào mà họ được nhận, bất kể chúng ở địa điểm nào. Nhưng một ứng viên có tinh thần làm việc chăm chỉ, họ sẽ có hứng thú với công việc tại một nơi làm việc mà họ đã mong muốn từ lâu. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này nhằm thăm dò thái độ và mục đích khi đi xin việc của ứng viên. Qua câu trả lời, họ có thể thấy được ứng viên nào là mảnh ghép của họ.
- Trả lời
Câu hỏi mang tính chất “bẫy” này đôi khi có thể làm khó bạn. Nhưng hãy lưu ý một điều, đừng tỏ ra thái độ bạn chỉ cần công việc và thực sự chưa kịp tìm hiểu gì về công ty. Hãy nói rằng, bạn đã biết đến công ty thông qua một kênh giới thiệu nào đó, bạn cảm nhận được nơi đây là một môi trường rất phù hợp để bạn phát triển khả năng và rèn luyện chuyên môn của mình. Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những ứng viên mà họ ứng tuyển vì họ yêu thích công việc. Họ tôn trọng tầm nhìn, sứ mệnh của nhà tuyển dụng và thực sự muốn cống hiến cho công ty.
Bộ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm
1.5. Sau khi tốt nghiệp, mục tiêu của bạn là gì?
Câu hỏi về mục tiêu luôn luôn được các nhà tuyển dụng ưa chuộng trong các buổi phỏng vấn. Trong khi đó, đối tượng trước mặt họ đa phần là các sinh viên còn chưa ra trường. Họ thực sự muốn biết mục tiêu dài hạn của bạn ở tương lai là gì? Bạn có dự định gì sau khi kết thúc chương trình làm Thực tập sinh tại công ty của họ.
- Trả lời
Khi nhà tuyển dụng đã hỏi câu hỏi này, hãy cho đó là một cơ hội để bạn gây ấn tượng và để lại cái nhìn đặc biệt với nhà tuyển dụng. Nếu công việc thực sự là niềm đam mê của bạn, hãy tự tin ngỏ ý rằng bạn mong muốn được chuyển hướng sang làm công việc này toàn thời gian và trở thành nhân viên chính thức của công ty. Bạn mong muốn được đi cùng công ty lâu hơn, được cống hiến và phát huy năng lực hơn nữa nếu công ty thực sự trọng dụng bạn.
1.6. Hãy cho chúng tôi biết sự am hiểu của bạn về lĩnh vực này?
Ứng viên sẽ trở thành một nhân viên, dù họ vẫn còn là một Thực tập sinh đi chăng nữa, họ vẫn là người trong một phòng ban, một bộ phận của doanh nghiệp. Chính xác hơn, các Thực tập sinh cũng sẽ làm việc, gặp gỡ đối tác khách hàng và trao đổi công việc với rất nhiều người. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được, ứng viên có thực sự am hiểu về ngành hay lĩnh vực của họ hay không? Họ biết được cơ chế hoạt động, những thuật ngữ chuyên ngành hoặc những vấn đề cơ bản nhất chứ?
- Trả lời
Hiển nhiên, một ứng viên có hứng thú với lĩnh vực của nhà tuyển dụng, có nền tảng kiến thức cơ bản về lĩnh vực đó. Chắc chắn sẽ phù hợp hơn so với những ứng viên chưa biết gì. Nhà tuyển dụng đánh giá cao những gì ứng viên hiểu về ngành và lĩnh vực mà bản thân đã chọn. Và chắc chắn, bạn hãy nói rõ cho họ biết niềm hăng say, sự hứng khởi và thái độ ham học hỏi của bạn với nghề nhé. Trước khi đến buổi phỏng vấn, hãy chắc chắn đã bạn đã tìm hiểu kỹ càng về công việc, và về lĩnh vực hoạt động của nhà tuyển dụng.
1.7. Khi ứng tuyển vào vị trí này, bạn có mong đợi gì?
Hỏi về mong đợi của ứng viên, nhà tuyển dụng muốn biết được ứng viên đó có thái độ nghiêm túc với công việc hay không. Vì nếu một ứng viên đã kịp thời hiệu được các đặc trưng trong công việc, như giờ làm việc, quy định làm việc, mức lương, đãi ngộ,... họ sẽ nêu ra ý kiến của bản thân.
- Trả lời
Bạn có thể thoải mái trong việc trao đổi sự mong đợi và mong muốn của bạn với nhà tuyển dụng. Lưu ý chỉ dừng lại ở những mong đợi thật sự phù hợp, không quá đáng và không vượt quá xa tầm nhìn của nhà tuyển dụng bạn nhé.
1.8. Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?
Tương tự như bất kỳ một cuộc phỏng vấn cho vị trí nào, câu hỏi về tại sao nhà tuyển dụng lại chọn bạn mà không chọn những đối tượng khác luôn được áp dụng. Nhà tuyển dụng muốn ứng viên của mình có bản lĩnh lớn trước câu hỏi cần chứng minh này. Bất kể đây chỉ là một vị trí Thực tập sinh mà thôi.
- Trả lời
Thử đặt vào vị trí của những người đứng đầu doanh nghiệp, bạn sẽ mong muốn nhân viên cấp dưới của mình là một người như thế nào? Trong công việc và cả trong mục tiêu. Hãy nói về cách mà bạn sẽ cống hiến cho công ty, mặc dù chuyên môn của bạn chưa được chứng minh, nhưng bạn tự tin rằng bạn có thái độ và đảm bảo tinh thần làm việc tối đa có thể cho chính công ty mà bạn mong muốn theo đuổi.
2. Nhà tuyển dụng có thể hỏi thêm bạn những câu hỏi này
Tuyển dụng Thực tập sinh có khó không? Chắc chắn câu trả lời là có! Do đó, những doanh nghiệp lớn thường cập nhật thường xuyên các câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh của công ty họ. Họ mong muốn các ứng viên của mình sẽ không “ù lì” đến mức lúc nào cũng học thuộc tài liệu và trả lời “công nghiệp” như một cỗ máy. Để dự bị cho tâm lý trong phỏng vấn, bạn có thể tham khảo thêm một số câu hỏi như sau:
- Bạn hãy nói cho chúng tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
- Bạn có sở thích gì?
- Bạn có muốn trở thành nhân viên chính thức của chúng tôi sau kỳ Thực tập sinh?
- Hãy nói một chút về bản thân và quá trình học tập của bạn?
- Bạn biết những gì về công việc này?
- Bạn có không hài lòng gì về quy định cũng như chính sách công việc mà chúng tôi đưa ra hay không?
- Bạn có muốn đặt một câu hỏi nào đó cho chúng tôi hay không?
3. Gây “thương nhớ” bằng những câu hỏi ngược
Những câu hỏi ngược luôn có tác dụng gây ấn tượng và được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng. Một Thực tập sinh hãy mạnh mẽ và tự tin để có thể đối diện trước những nhà tuyển dụng có kinh nghiệm và con mắt nhìn người đẳng cấp nhé!
3.1. Hãy cho em biết chi tiết hơn về công việc cụ thể mỗi ngày ở vị trí này?
Có thể bạn đã đọc khá kỹ bản mô tả công việc cho vị trí Thực tập sinh mà bạn ứng tuyển. Nhưng hầu hết, ở các doanh nghiệp, Thực tập sinh chưa được đảm nhận những vai trò mang tính chuyên môn, đôi khi là sẽ bị ngó lơ không ai để tâm. Đặt câu hỏi này để nhà tuyển dụng biết rằng, bạn thực sự nghiêm túc và mong muốn được chỉ dạy ở vị trí này nhé!
3.2. Công ty có tạo điều kiện gì cho Thực tập sinh không?
Nếu muốn biết sau khi kết thúc chương trình làm Thực tập sinh tại doanh nghiệp, bạn có cơ hội để trở thành nhân viên chính thức hay không? Hãy đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng. Nhớ theo dõi và quan sát thái độ trên khuôn mặt của nhà tuyển dụng. Một nhà tuyển dụng tốt luôn tạo điều kiện tối đa cho nhân viên của mình, bất kể đó là vị trí Thực tập sinh. Điều này giúp bạn nhận ra đây có phải nhà tuyển dụng phù hợp với mục tiêu của bạn hay không?
3.3. Em có người hướng dẫn trong quá trình thực tập ở đây không?
Nhiều sinh viên bước vào một môi trường làm việc thực tế, luôn áp lực bởi chính môi trường đó. Một môi trường mà họ bị lạc lõng và bị bỏ rơi đến lạ kỳ. Đó chính là nỗi ám ảnh của nhiều Thực tập sinh, khi họ không được ai hướng dẫn và chỉ bảo trong quá trình làm việc. Đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng chính là cách mà bạn thẳng thắn với quyền lợi của mình. Nhà tuyển dụng sẽ không ngần ngại trong việc đáp trả lại bạn đâu!
4. Mẹo để vượt qua vòng phỏng vấn Thực tập sinh thành công nhất!
- Tìm hiểu về chương trình Thực tập sinh: Hãy tìm hiểu về chương trình Thực tập sinh về môi trường, vị trí việc làm cũng như những thông tin liên quan ở nhiều nguồn xác thực. Điều này là để đảm bảo rằng chương trình đó phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi cũng như những năng lực của bạn.
- Tìm hiểu về nhà tuyển dụng: Tìm hiểu về nhà tuyển dụng không chỉ giúp cho bạn tự đánh giá mức độ phù hợp của họ đối với bạn. Mà còn là cơ sở để bạn có thể chủ động tạo lợi thế cho mình trong quá trình phỏng vấn.
- Chuẩn bị hồ sơ xin việc: Hồ sơ xin việc Thực tập sinh cần đầy đủ các thành phần bên trong, quan trọng nhất là CV xin việc Thực tập sinh và đơn xin việc.
- Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn: Buổi phỏng vấn sẽ trở nên thuận lợi nếu bạn biết cách chuẩn bị những thứ cần thiết. Chẳng hạn như kiến thức, tâm lý, trang phục phỏng vấn,....
- Chú trọng vào năng lực thực tế - Thái độ và tác phong: Một thành tích về bảng điểm hay các chứng chỉ hàng loạt không khiến nhà tuyển dụng cảm thấy chinh phục bởi bạn. Hãy chú trọng vào thực lực, những gì bạn đang sở hữu để gây ấn tượng với họ. Và quan trọng nhất là, người trẻ khi đi tìm việc, nên khiêm tốn về cả thái độ lẫn tác phong.
Hy vọng bộ câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh được work247.vn cung cấp trên đây sẽ giúp bạn phát huy tối đa lợi thế của bản thân!
4333 0