Bộ 10 câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh không nên bỏ qua

Nguyễn Hà Linh tác giả Work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh clock blog16-07-2020

Chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh là không hề đơn giản. Vì chính vị trí này yêu cầu rất nhiều phẩm chất, chuyên môn và kỹ năng đặc biệt của người tìm việc. Do đó, để làm mới chính mình và trở nên mạnh mẽ hơn đối với các ứng viên còn lại, hãy tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh được work247.vn tổng hợp mới nhất sau đây để làm “bản nháp” cho “bài kiểm tra” chính thức thành công nhé!

Tìm việc kinh doanh

1. [TOP 10] câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh thường gặp

Bạn đang hồi hộp vì đây là lần đầu tiên bạn tham gia phỏng vấn cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh? Đã bao giờ bạn thử tưởng tượng, nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ đặt câu hỏi gì cho bạn hay chưa? Bạn nghĩ về mức độ đơn giản và phức tạp của câu hỏi đó như thế nào? Hãy vững vàng tâm lý và đừng bao giờ bỏ qua TOP 10 câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh được cung cấp dưới đây bạn nhé!

1.1. Kinh doanh ngày nay vô cùng khó, tại sao bạn lại chọn kinh doanh?

Kinh doanh ngày nay vô cùng khó, tại sao bạn lại chọn kinh doanh?
Kinh doanh ngày nay vô cùng khó, tại sao bạn lại chọn kinh doanh?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định xem bản chất công việc kinh doanh được bạn hiểu đến đâu? Bạn nhận thức như thế nào về độ khó của nó. Và cũng xem xét bản lĩnh, sự quyết tâm và thái độ làm việc của bạn.

Hãy nói rằng, bạn thấy được ý nghĩa trong công việc kinh doanh. Kinh doanh thể hiện tầm nhìn và các chiến lược vô cùng sáng tạo để quảng bá thương hiệu, làm cho một khách hàng không quan tâm đến sản phẩm phải mua sản phẩm đó. Độ khó trong lĩnh vực kinh doanh cũng chính là cơ hội tuyệt vời để hoàn thiện những kỹ năng và phẩm chất còn thiếu trong mỗi cá nhân chúng ta. Giúp chúng ta rèn luyện được tính kiên trì, lòng dũng cảm, nhiệt huyết, tham vọng và cả cơ hội chinh phục những đỉnh cao thu nhập chưa từng có.

1.2. Điều gì khiến bạn ứng tuyển vào vị trí này?

Thông thường, ở các doanh nghiệp, Trưởng phòng kinh doanh có thể ít có cơ hội để gia tăng thu nhập hơn vị trí là một nhân viên kinh doanh. Do đó, hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng nhằm mục đích muốn biết bạn có thực sự quan tâm và hứng thú với vị trí này hay không? Cách bạn nói ra lý do của bạn, cũng ngầm cho nhà tuyển dụng thấy được lý tưởng và động lực của bạn.

Điều gì khiến bạn ứng tuyển vào vị trí này?
Điều gì khiến bạn ứng tuyển vào vị trí này?

Hãy nói lý do và mục đích ứng tuyển của bạn. Hãy nói rằng, bạn ứng tuyển không vì mục đích Trưởng phòng kinh doanh có vị trí cao hơn, các sức ảnh hưởng lớn hơn. Cũng đừng nói rằng, bạn thực sự chán nản với cảnh làm nhân viên quèn, mà hơn hết, bạn xem vị trí này là một dấu ấn đánh dấu bước tiến phát triển cũng như trưởng thành trong sự nghiệp của bạn. Hoặc bạn cũng có thể gây ấn tượng bằng cách nói rằng, chỉ khi bạn ứng tuyển, bạn mới cho công ty biết được, vị trí được đảm nhận bằng người trước đó đã hoàn toàn thất bại.

1.3. Bạn nghĩ một Trưởng phòng kinh doanh cần gì để thành công?

Câu hỏi này được các nhà tuyển dụng hỏi để thăm dò phương pháp làm việc của bạn. Để thành công trong công việc chắc chắn không một sớm một chiều có thể đạt được. Do đó, nhà tuyển dụng muốn khai thác phương pháp và cách điều hành của từng ứng viên. Từ đó, họ có thể đánh giá phần nào năng lực lãnh đạo của bạn.

Những người lãnh đạo như Trưởng phòng kinh doanh đều hiểu được rằng, sự thành công của họ không nằm ở cố gắng của một mình bản thân. Mà đó chính là sự nỗ lực của cả tập thể, cụ thể hơn chính là sức mạnh tổng hợp của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh cần một đội ngũ nhân lực giỏi, có chất lượng. Nhưng đừng chỉ nói, hãy chứng minh bằng việc bạn sẽ đào tạo nhân viên của mình như thế nào để hoàn thành mục tiêu chung. Một Trưởng phòng kinh doanh thành công chắc chắn sẽ không bao giờ áp đặt phương pháp làm việc của mình lên nhân viên. Mà họ sẽ tìm cách để khơi dậy niềm tin, lòng hứng thú trong công việc và đặc biệt là phát huy được thế mạnh của từng nhân viên đó.

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp

1.4. Để đạt được mục tiêu chung, bạn đã lãnh đạo nhân viên của bạn thế nào?

Để đạt được mục tiêu chung, bạn đã lãnh đạo nhân viên của bạn thế nào?
Để đạt được mục tiêu chung, bạn đã lãnh đạo nhân viên của bạn thế nào?

Trong các doanh nghiệp, Trưởng phòng kinh doanh còn là người trực tiếp tham gia vào công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Do đó, câu hỏi này nhằm cho nhà tuyển dụng biết, bạn sẽ tạo nên một đội ngũ nhân lực cho chất lượng ra sao cho doanh nghiệp của họ.

Hãy nói về những yêu cầu của bạn trong quá trình tuyển dụng một nhân viên bán hàng hay kinh doanh. Bạn tâm đắc và ấn tượng với những ứng viên có tố chất nào nhất? Sau đó, hãy nói về phong cách lãnh đạo và đào tạo đối với nhân viên của bạn. Làm sao để cho yếu tố này phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Khi đã tìm được mảnh ghép hoàn hảo cho doanh nghiệp, hãy nói về cách mà bạn giữ chân họ ở lại làm việc và cống hiến cùng bạn. Việc đào tạo trong bộ phận kinh doanh là rất khốc liệt, do đó nhà tuyển dụng muốn biết bạn có đủ năng lực để không làm cho công ty thất thoát hoặc tốn kém quá nhiều trong vấn đề tuyển dụng và đào tạo hay không?

1.5. Hãy nói cho chúng tôi biết một vài giải pháp kinh doanh mà bạn chọn?

Kinh doanh luôn tồn tại rất nhiều chiến lược và phương pháp. Hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng có hai mục đích: một là họ muốn biết những giải pháp bạn đưa ra có thực sự phù hợp với hoạt động kinh doanh của họ hay không? Hai là thông qua những lập luận của bạn, nếu phương pháp của bạn mới mẻ với họ, họ có thể tham khảo trong quá trình kinh doanh của mình.

Hãy nói cho chúng tôi biết một vài giải pháp kinh doanh mà bạn chọn?
Hãy nói cho chúng tôi biết một vài giải pháp kinh doanh mà bạn chọn?

Chắc chắn, khi đã ứng tuyển vào vị trí Trưởng phòng kinh doanh, bạn đã từng biết hoặc ứng dụng rất nhiều các giải pháp trong kinh doanh. Hãy liệt kê một vài phương pháp mà bạn thấy nó khả thi, đặc biệt nhấn mạnh về phương pháp sau khi ứng dụng và bạn đã đạt được sự thành công đáng kể nhé,

1.6. Bạn đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua yếu tố nào?

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết và hiểu được kỹ năng nhìn nhận, đánh giá và quan sát của bạn. Chắc chắn, công ty sẽ có phương án can thiệp nhanh chóng, kịp thời và phù hợp nếu như việc đánh giá và theo dõi hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều này là để công ty không bị gặp phải những rủi ro, hạn chế tối đa các phát sinh không đáng có trong quá trình kinh doanh.

Hãy thể hiện cho họ biết được bạn như thế nào trong kỹ năng này. Tốt nhất, bạn nên dựa trên việc dẫn dắt một trường hợp hay chiến dịch kinh doanh cụ thể. Sau đó tập trung làm rõ những khía cạnh như: Các tiêu chí của bạn đưa ra để đánh giá chiến dịch này là gì? Dựa vào cơ sở nào để bạn thiết lập các tiêu chí đó? Bạn gặp phải các vấn đề trở ngại gì khi áp dụng các tiêu chí đó? Và cách bạn đưa ra giải pháp xử lý vấn đề là gì?

1.7. Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo hay một người quản lý?

Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo hay một người quản lý?
Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo hay một người quản lý?

Câu hỏi “bẫy” này được nhà tuyển dụng đưa ra nhằm mục đích, muốn biết được ứng viên có tầm nhìn và nhận thức về vai trò của Trưởng phòng kinh doanh như thế nào?

Mặc dù các chức danh trong công ty có thể khác nhau, chẳng hạn như Trưởng phòng kinh doanh hay Quản lý bán hàng,... Tuy nhiên, điều chắc chắn là bạn sẽ phải nhập vai vừa là người quản lý, vừa là nhà lãnh đạo. Trong những trường hợp và khía cạnh cụ thể, bạn sẽ phải lãnh đạo đội ngũ để đưa ra những quyết định kinh doanh táo bạo. Vai trò quản lý giúp bạn hiểu và lắng nghe nhân viên của mình nhiều hơn, từ đó có thể quan tâm sâu sát hơn những diễn biến trong nội bộ.

1.8. Với một người không biết đến công ty, bạn sẽ nói gì về chúng ta?

Hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được, ứng viên có kỹ năng logic hóa những ý tưởng đa dạng, phức tạp thành các thông điệp đơn giản và dễ hiểu hay không?

Một phần trách nhiệm của Trưởng phòng kinh doanh là gì? Đó chính là người “đại diện” ban giám đốc, ban lãnh đạo phát biểu hay truyền tải tinh thần, thông điệp, quyết định hay thông tin xuống nhân viên cấp dưới. Chắc chắn, ban lãnh đạo khi bàn bạc và quyết định với Trưởng phòng kinh doanh là rất nhiều, với một thái độ và giọng điệu hoàn toàn khác. Do đó, khi truyền đạt xuống nhân viên, Trưởng phòng kinh doanh cần đảm bảo các thông tin trở nên dễ hiểu, ngắn gọn, nghiêm túc và đặc biệt là chính xác.

1.9. Hãy kể về một chiến lược kinh doanh được bạn ứng dụng thành công nhất?

Hãy kể về một chiến lược kinh doanh được bạn ứng dụng thành công nhất?
Hãy kể về một chiến lược kinh doanh được bạn ứng dụng thành công nhất?

Đối với Trưởng phòng kinh doanh, trách nhiệm lớn nhất vẫn chính là việc thiết lập và đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng hướng, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Kiểm tra và kỹ năng xây dựng chiến lược - đó cũng chính là mục đích của câu hỏi này.

Bạn đã gặp phải trở ngại hay khó khăn gì trong quá trình xây dựng ý tưởng đến ứng dụng vào thực hiện cho một chiến lược kinh doanh cụ thể? Đừng quên trình bày những giải pháp bạn đưa ra để giải quyết, làm cho chiến lược đó trở nên thành công. Lưu ý, nếu bạn trình bày một chiến lược kinh doanh hoàn hảo đến mức không gặp phải khó khăn hay vấn đề gì, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ nghi ngờ về mức độ trung thực của bạn!

1.10. Bạn sẽ làm việc cho chúng tôi trong bao lâu nếu được nhận?

Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh thường gặp. Đó vừa là một cái bẫy, nhưng thực tế cũng là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên trung thực trong các dự định của bản thân.

Chi phí để bù đắp lỗ hổng khi một vị trí ra đi là rất tốn kém. Nhà tuyển dụng chưa bao giờ mong chờ một ứng viên chưa kịp nói về sự cống hiến, mà đã nghĩ về việc “cao chạy xa bay”. Do đó, hãy khôn khéo trong câu trả lời, cho rằng bạn sẽ ở lại cho đến khi công ty không còn cần bạn nữa, đặc biệt khi bạn còn thấy được cơ hội phát triển bản thân ở đây!

Bộ câu hỏi phỏng vấn Giám Đốc Kinh Doanh thường gặp

2. Đừng bỏ qua những câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh khác

Đừng bỏ qua những câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh khác
Đừng bỏ qua những câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh khác

Chiêu mộ nhân tài cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh là một vấn đề khá lớn của một doanh nghiệp. Và chắc chắn, họ sẽ cẩn trọng trong quá trình thử thách ứng viên của mình, họ muốn khẳng định về chất lượng đầu vào để không phải lặp lại việc ứng tuyển nữa. Không có một bài tham khảo mẫu hay công thức chung cho câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh. Do đó, trong quá trình đối diện với nhà tuyển dụng, mấu chốt là bạn đã nằm lòng các kiến thức và rèn luyện được kỹ năng ứng xử.

Một số câu hỏi phỏng vấn khác có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi, bao gồm:

- Bạn cảm thấy công ty của chúng tôi đang ở vị trí nào trên thị trường?

- Đối thủ hơn và thua chúng ta ở mặt nào?

- Bạn cân nhắc đến yếu tố nào khi tìm kiếm đối tác?

- Làm thế nào để bạn có thể quảng bá sản phẩm trên thị trường?

- Làm thế nào trong trường hợp đội ngũ của bạn không hoàn thành chỉ tiêu liên tục 3 tháng?

- Làm cách nào để bạn níu giữ khách hàng?

- Làm thế nào để bạn lôi kéo khách hàng của đối thủ?

- ...

3. Trả lời câu hỏi “Bạn có thắc mắc gì với chúng tôi không?”

Trả lời câu hỏi “Bạn có thắc mắc gì với chúng tôi không?”
Trả lời câu hỏi “Bạn có thắc mắc gì với chúng tôi không?”

Trong bất cứ một cuộc phỏng vấn nào, nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi câu: “Bạn có thắc mắc gì với chúng tôi không?” Nhiều ứng viên cho rằng, câu hỏi này chỉ mang tính mở rộng cuộc giao tiếp. Nhưng về bản chất, đó chính là một cơ hội để ứng viên có thể gây ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng cuối cùng. Vậy làm thế nào để trả lời câu hỏi này? Bạn đã từng suy nghĩ mình sẽ đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng hay chưa?

Nhà tuyển dụng thông thường có cái nhìn rất thiện cảm và đặc biệt đánh giá khá cao đối với các ứng viên có câu hỏi hay cho họ. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi liên quan đến công việc, đến vị trí ứng tuyển và cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng, câu trả lời cho câu hỏi của bạn không tìm được ở đâu đó trên internet nhé. Vì nó sẽ tố cáo bạn chưa chịu tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng đấy!

4. Nằm lòng bí kíp phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh thành công

Nằm lòng bí kíp phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh thành công
Nằm lòng bí kíp phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh thành công

- Mang theo bản cứng CV xin việc: Đây chính là sự chuẩn bị nói lên mức độ chu đáo của ứng viên. Vì không phải nhà tuyển dụng nào cũng chuẩn bị sẵn CV cho ứng viên của mình trong buổi phỏng vấn đâu nhé!

- Chuẩn bị sẵn các câu hỏi: Dù bạn có năng lực cỡ nào đi chăng nữa, công tác chuẩn bị là vô cùng cần thiết. Nó chắc chắn sẽ làm mới kiến thức của bạn, giúp bạn tự tin và đôi khi là “trúng tủ” trong quá trình phỏng vấn.

- Đừng bao giờ nói dối: Trưởng phòng kinh doanh là một chức danh quan trọng. Do đó, nhà tuyển dụng không bao giờ ấn tượng với những ứng viên chỉ biết khoe khoang, lấp liếm cho những khoảng trống của mình ở quá khứ. Lý do là họ có thể đã nắm giữ sự thật trong tay mà bạn không hề hay biết.

- Đặt mình vào vị trí của NTD: Việc đặt mình vào vị trí của người khác có tác dụng rất đáng kể trong quá trình tạo sức hút, sự hài lòng và ấn tượng với người đối diện. Nếu là một nhà tuyển dụng, bạn mong muốn ở một ứng viên thái độ gì, cách ứng xử ra sao, kỹ năng thế nào để biết điều chỉnh sao cho phù hợp.

Thông qua câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng kinh doanh được tổng hợp trên đây. Work247.vn chắc chắn bạn sẽ đủ tự tin để bước ra vòng phỏng vấn với kết quả tốt nhất. Nếu bạn đã từng phỏng vấn vị trí Trưởng phòng kinh doanh, hãy để lại bình luận của bạn và cho work247.vn biết bạn đã gặp phải tình huống hay câu hỏi nào từ nhà tuyển dụng nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem8280 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT