Câu hỏi phỏng vấn Web Developer và gợi ý trả lời gây ấn tượng

Trần Hải Minh tác giả Work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh clock blog23-07-2020

Web Developer, một công việc đang có sức hấp dẫn top đầu trên thị trường việc làm. Bạn là một ứng viên đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn Web Developer vào tuần tới. Bạn cũng đã tham khảo nhiều kinh nghiệm ở các trang mạng khác nhau thế nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu nhất cho mình. Hãy cùng theo dõi bài viết về câu hỏi phỏng vấn Web Developer được sử dụng nhiều, trong đó chúng tôi cũng đã kèm gợi ý trả lời giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Đừng bỏ lỡ nhé!

Việc làm IT

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn Web Developer được sử dụng nhiều nhất

Câu 1: Bạn hãy giới thiệu về bản thân cho chúng tôi được biết?

 Bạn hãy giới thiệu về bản thân cho chúng tôi được biết?
 Bạn hãy giới thiệu về bản thân cho chúng tôi được biết?

Câu hỏi giới thiệu về bản thân dường như không còn xa lạ đối với các ứng viên nữa, nếu như bạn đã tham gia vài cuộc phỏng vấn, có lẽ bạn cũng đã quen với việc nhà tuyển dụng hỏi về điều này. Tuy nhiên trong những lần phỏng vấn đó, bạn đã thật sự tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng ở câu hỏi đầu tiên này hay chưa? Đối với nhiều nhà tuyển dụng, họ muốn xem cách ứng viên trả lời như thế nào, cùng với đó chính là sự sáng tạo và biết cách làm nổi bật mình.

Ở câu hỏi này, thực ra nhà tuyển dụng cũng không có ý kiến hay đánh giá gì, họ chỉ muốn tiện cho xưng hô và xác thực lại vài thông tin trong CV xin việc của bạn.

Gợi ý trả lời:“Tôi tên là Trần Văn B, sinh năm 1995, tôi đã tốt nghiệp trường học viện nông nghiệp Việt Nam, khoa công nghệ thông tin với xếp loại giỏi. Hiện nay tôi đang sinh sống tại Thanh Xuân – Hà Nội. Tôi có một sở thích và khả năng đặc biệt với Web Developer, tôi tin chắc mình có thể đảm nhận tốt vị trí Web Developer mà công ty đang tuyển dụng.”

Câu 2: Tại sao bạn lại chọn vị trí Web Developer và lựa chọn công ty chúng tôi?

Tại sao bạn lại chọn vị trí Web Developer và lựa chọn công ty chúng tôi?
Tại sao bạn lại chọn vị trí Web Developer và lựa chọn công ty chúng tôi?

Nhà tuyển dụng thì luôn luôn nghĩ rằng ứng viên của mình chỉ làm tốt công việc và dồn hết tâm huyết của mình vào công việc nếu như họ yêu thích và đam mê với công việc đó. Chính vì thế mà ở câu hỏi này, họ muốn biết xem bạn có thật sự yêu thích công việc hay không. Với công việc Web Developer thì hầu như ai cũng biết nó đem lại thu nhập khủng cho người làm, thế nhưng nếu như bạn chỉ trả lời vì lý do tiền lương cao thì ngay lập tức bạn sẽ bị chú ý và đánh một dấu trừ. Bởi họ sẽ nghĩ rằng bạn là một người thực dụng, quan trọng tiền hơn chất lượng công việc.

Gợi ý trả lời:“Ngay từ nhỏ tôi đã có một sở thích khá đặc biệt đối với các trang web, tôi thấy người tạo ra được các trang đó thật tài giỏi. Cũng chính vì thế mà tôi đã mày mò, tự tìm hiểu về việc tạo ra các trang đó. Cho đến khi hết cấp 3, tôi quyết định thi vào một trường có khoa công nghệ thông tin để tiếp tục theo đuổi ước mơ, niềm đam mê của mình.

Thời gian gần đây, tôi có tìm hiểu thông tin tuyển dụng vị trí Web Developer của công ty mình trên một trang web tuyển dụng work247.vn. Tôi thấy công việc và các yêu cầu mà công ty đưa ra tôi có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, khi tôi tìm hiểu về văn hóa, phong cách làm việc của công ty thì tôi thấy đây là môi trường làm việc phù hợp với mình và mình có thể phát huy khả năng. Chình vì thế mà tôi đã có mặt ngày hôm nay."

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Quản Trị Mạng

Câu 3: Bạn có thể cho chúng tôi biết, lý do gì bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Nhiều nhà tuyển dụng sẽ luôn đánh vào tâm lý, xem lý do vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ và làm việc ở công ty họ. Với câu hỏi này, bạn sẽ thật sự bị mất điểm và có khả năng cao không được chọn vì những lý do như: Cãi nhau với cấp trên, không cùng quan điểm với đồng nghiệp, nói xấu đồng nghiệp, cấp trên bị bắt được, văn hóa làm việc công ty lạc hậu,... Với những lý do này nhà tuyển dụng ngay lập tức sẽ nghĩ rằng bạn là một người nhiều chuyện, chuyên nói xấu công ty, bán thông tin công ty cho công ty đối thủ. Nếu như tuyển bạn về làm việc, bạn cũng sẽ làm như vậy thì sao. Vậy bạn cần phải làm thế nào để vượt qua câu hỏi này một cách an toàn.

 Bạn có thể cho chúng tôi biết, lý do gì bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
 Bạn có thể cho chúng tôi biết, lý do gì bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Gợi ý trả lời:“Tôi nghĩ việc ở công ty cũ là bởi vì tôi cảm thấy mình sẽ không thật sự đảm bảo cho cho công việc, tôi mới chuyển nhà cách công ty cũ 30km, việc di chuyển và đi lại khó khăn hơn rất nhiều, chính vì thế mà tôi nghĩ mình nên nghỉ việc để tiện cho công việc hơn, cũng như đảm bảo chất lượng công việc.”

Ngoài lý do này thì bạn cũng có thể lấy thêm lý do khác như: Do bạn muốn chuyển đổi môi trường làm việc, tự tích lũy cho mình nhiều trải nghiệm hơn, bạn muốn chuyển sang một công ty khác, một công việc khác nhằm có sự thăng tiến tốt hơn trong công việc,... Sẽ có rất nhiều lý do bạn làm hài lòng nhà tuyển dụng hơn đó nhé!

Câu 4: Ở vị trí Web Developer, bạn sử dụng thành tạo ngôn ngữ lập trình nào nhất?

Với một Web Developer thì chắc chắn không thể nào không biết, tuy nhiên sẽ có những người biết và sử dụng thường xuyên nhất một số loại ngôn ngữ khác nhau.

Gợi ý trả lời:“ Có khá nhiều ngôn ngữ lập trình mà tôi biết như: HTML, Css, Js, PHP,… thế nhưng tôi sử dụng thường xuyên và thành thạo nhất là ngôn ngữ lập trình PHP.”

Câu 5: Bạn có thể làm việc và phối hợp chung với đội Tester không?

Bạn có thể làm việc và phối hợp chung với đội Tester không?
Bạn có thể làm việc và phối hợp chung với đội Tester không?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ muốn xem bạn đang có khả năng làm việc nhóm như thế nào, có tốt hay không. Bởi vì công việc của Web Developer thì luôn luôn phải phối hợp với bộ phận tester để họ tìm ra những lỗi sai của mình, sau đó bạn có thể sửa chúng và khi đến tay người dùng thì đó là một sản phẩm hoàn hảo.

Đặc biệt trong xã hội hiện đại như hiện nay, nếu như bạn không có khả năng làm việc nhóm thì hiệu quả công việc cũng sẽ không được cao. Đặc biệt một nhà tuyển dụng hiện đại luôn muốn ứng viên của mình có những kỹ năng mềm phù hợp.

Gợi ý trả lời: “ Đương nhiên rồi, tôi luôn sẵn sàng phối hợp và làm việc chung với đội Tester để nhằm đem lại hiệu quả công việc tốt nhất cho công ty và cho khách hàng.”

Câu 6: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình thì bạn sẽ làm những gì?

Một câu hỏi về chuyên môn, ở câu hỏi này, tùy thuộc vào cách làm việc của từng người mà sẽ có những cách khác nhau để đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình tốt nhất. Tuy nhiên bạn cũng có thể trả lời như sau:

Gợi ý trả lời:“ Trước tiên tôi sẽ phải thật cẩn thận trong quá trình code của mình, tôi sẽ tìm hiểu và thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng và cấp trên. Sau khi hoàn thành xong, tôi sẽ lắng nghe những ý kiến đóng góp từ Tester, nếu chỗ nào lỗi cần xử lý thì tôi sẽ sửa lại.”

Câu 7: Trong trường hợp nếu như Tester báo cáo Bug vô lý thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trong trường hợp nếu như Tester báo cáo Bug vô lý thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Trong trường hợp nếu như Tester báo cáo Bug vô lý thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem bạn có đang thật sự biết cách làm việc và phối hợp nhóm khi xảy ra các ý kiến trái chiều nhau hay không.

Gợi ý trả lời:“Tôi sẽ cùng với đội Tester kiểm tra lại phần lỗi đó, nếu như phát hiện vấn đề thật sự thì tôi sẽ chủ động sửa lại, còn nếu như về mặt chuyên môn không có vấn đề thì tôi sẽ giải thích và làm rõ lại với đội Tester”

2. Những câu hỏi phỏng vấn Web Developer khác mà bạn không nên bỏ qua

Những câu hỏi phỏng vấn Web Developer khác mà bạn không nên bỏ qua
Những câu hỏi phỏng vấn Web Developer khác mà bạn không nên bỏ qua

Ngoài những câu hỏi trên thì bạn vẫn không nên bỏ qua các câu hỏi khác nữa, bởi nhà tuyển dụng vẫn có thể chuyển hướng và hỏi bạn bất cứ lúc nào đó.

Câu 1: Bạn hãy cho biết công cụ quản lý mã nguồn mà bạn sử dụng thường xuyên nhất là gì?

Câu 2: Ngoài những kiến thức trên trường lớp ra thì bạn có học thêm từ các trang wen chuyên ngành khác nào không? Bạn học hỏi được từ những trang web đó như thế nào?

Câu 3: Theo bạn, một Web Developer nên làm theo ý cấp trên hay làm theo ý kiến khách hàng?

Câu 4: Nếu như bạn và đội Tester không cùng chung ý kiến với nhau thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Câu 5: Bạn hãy kể tên một vài dự án gần đây mà bạn tham gia và vị trí của bạn trong dự án đó là gì?

Câu 6: Bạn hãy cho biết thế nào là lập trình đối tượng, tính chất và đặc thù của lập trình đối tượng là như thế nào?

Đối với vòng phỏng vấn Web Developer, bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi nhà tuyển dụng cũng sẽ đa phần hỏi những câu hòi liên quan đến kiến thức chuyên môn mà bạn đã được học, kinh nghiệm đã được làm.

3. Tăng sức hấp dẫn cuộc phỏng vấn Web Developer của bạn lên bằng cách nào?

Cuộc phỏng vấn vị trí Web Developer của bạn sẽ luôn êm ả nếu như bạn chẳng chịu tạo điểm nhấn cho nó. Điều này cũng sẽ khiến cho các đối thủ khác vượt mặt bạn một cách dễ dàng. Chính vì thế mà để đạt được hiệu quả tốt nhất, tạo được ấn tượng sâu sắc thì bạn hãy chú ý các cách mà chúng tôi gợi ý cho bạn trong phần này nhé!

3.1. Đừng bỏ lỡ câu hỏi “bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”

 Đừng bỏ lỡ câu hỏi “bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”
 Đừng bỏ lỡ câu hỏi “bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”

Thông thường nhà tuyển dụng cuối mỗi phỏng vấn đều sẽ hỏi bạn xem có câu hỏi nào dành cho bạn họ hay không? hay bạn có thắc mắc gì hay không? Với câu hỏi này bạn không nên bở lỡ đâu nhé, đừng vội trả lời là KHÔNG. Như vậy bạn sẽ mất điểm ngay đó, hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đang thật sự quan tâm đến công việc này.

Chính vì thế mà hãy hỏi nhà tuyển dụng những câu như:

+ Anh/chị có thể nói rõ hơn về công việc cụ thể mà chưa có trong bản mô tả hay không?

+ Anh/chị nghĩ sao về một người Web Developer giỏi? Theo anh/chị thì họ cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?

+ Anh/chị có thể cho biết một ứng viên tiềm năng trong mắt anh/chị cần phải đáp ứng tiêu chí nào hay không?

Đó chính là một vài câu hỏi mà bạn có thể trao đổi với nhà tuyển dụng để thể hiện bạn đang thật sự quan tâm tới vị trí mình ứng tuyển.

Nếu như nhà tuyển dụng không hỏi câu này thì bạn cũng hãy cố gắng chớp lấy thời cơ và trao đổi, đẩy mạnh sự giao tiếp, tương tác với nhà tuyển dụng lên nhé!

3.2. Chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn ở nhà

- Tự hỏi và tự trả lời: Trước khi bước vào phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị, tập tự hỏi và trả lời ngay trước gương, như vậy sẽ khiến cho bạn dễ dàng gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đặc biệt bạn cũng đã chuẩn bị tâm lý thật tốt để bước vào cuộc phỏng vấn này.

Chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn ở nhà
Chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn ở nhà

- Tìm hiểu về thông tin công ty tuyển dụng: Tốt nhất bạn nên tìm hiểu về công ty tuyển dụng trước, để xem văn hóa của họ có phù hợp với cách làm việc của bạn hay không. Bạn có đang thật sự theo đuổi lâu dài ở môi trường này hay không? Đặc biệt, với câu hỏi “bạn biết gì về chúng tôi?” thì bạn cũng sẽ dễ dàng trả lời hơn. Nhà tuyển dụng sẽ luôn có ấn tượng không tốt đối với các ứng viên không chịu tìm hiểu về công ty mình mà đã ứng tuyển đó nhé.

- Tìm hiểu về công việc ứng tuyển: Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển, làm việc, cụ thể ở đây là vị trí Web Developer. Bạn cần phải xem ở công việc này bạn sẽ phải làm các công việc nào, yêu cầu ra sao. Đối với mỗi một công ty thì sẽ có yêu cầu về công việc khác nhau. Vì thế mà bạn đừng tìm chủ quan không tìm hiểu từ trước nhé.

- Cuối cùng là giữ vững bản lĩnh trả lời phỏng vấn: Sau khi đã tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình các kiến thức cần thiết thì bạn cũng cần phải giữ vừng tự tin, bản lĩnh phỏng vấn. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cho bạn thành công trong phỏng vấn đó.

3.3. Chuẩn bị trang phục phỏng vấn

Trang phục phỏng vấn cần phải lịch sự, thể hiện sự tôn trọng người đối diện. Bạn không nên chọn trang phục có màu sắc quá sặc sỡ, quá ngắn,…hãy chọn những trang phục màu sắc trung tính, không quá nổi bật thế nhưng vẫn làm sáng được khuân mặt bạn.

3.4. Nguyên tắc không bao giờ đến muộn

Nguyên tắc không bao giờ đến muộn
Nguyên tắc không bao giờ đến muộn

Đối với cuộc phỏng vấn, bạn đừng bao giờ quên nguyên tắc không đến muộn, đây là một trong những nguyên tắc cần thiết và quan trọng mà mỗi ứng viên cần phải ghi nhớ. Hãy chủ động đến sớm khoảng 10 phút trước cuộc phỏng vấn để ôn lại bài và chỉnh lại trang phục nhé.

Như vậy là bạn cũng đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về câu hỏi phỏng vấn Web Developer, hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ không làm bạn phải thất vọng.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4922 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT