Những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn chuẩn và đáp án
Bạn sắp bước vào buổi phỏng vấn tại khách sạn nào đó? Để chuẩn bị tốt nhất và vượt qua buổi phỏng vấn dễ dàng bạn tìm kiếm thông tin về bộ những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn chuẩn để tham khảo. Vậy hãy đọc ngay những chia sẻ tại bài viết này để có được những kiến thức bổ ích giúp bạn “lướt nhẹ” qua buổi phỏng vấn thành công.
Tìm việc làm nhà hàng khách sạn
1. Những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn thường gặp
Để giúp các bạn vượt qua vòng phỏng vấn tốt nhất với những câu hỏi trả lời đi đúng ý đồ mà nhà tuyển dụng muốn sẽ tạo lợi thế tốt nhất cho ứng viên. Ngay sau đây sẽ là bộ 10 câu hỏi thường xuyên góp mặt trong bộ câu hỏi phỏng vấn về khách sạn của các nhà tuyển dụng có kèm đáp án để bạn tham khảo:
Câu 1: Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân bạn?
Đây là một câu hỏi thường gặp nhất và xuất hiện trong tất cả các buổi phỏng vấn ứng viên. Với công hỏi này, nhà tuyển dụng muốn bạn tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân để học có thể biết bạn là ai và đánh giá sơ bộ về ứng viên. Hãy trả lời câu hỏi trong khoảng thời gian nhiều nhất 3 phút để nói về bản thân mình.
Gợi ý câu trả lời:
“Tên tôi là… sinh năm… tốt nghiệp chuyên ngành… Đã có kinh nghiệm làm việc tại vị trí quản lý khách sạn trong 3 năm. Là một người hòa đồng, vui vẻ, biết cách gắn kết các thành viên trong công ty và hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Quan điểm sống của tôi là….”
Câu 2: Lý do bạn muốn làm việc trong ngành khách sạn là gì?
Đây là một câu hỏi mang tính chủ quan, nhà tuyển dụng sử dụng để hỏi và hiểu hơn về lý do thực sự họ muốn vào làm việc và ứng tuyển vị trí tại khách sạn là gì. Khi gặp câu hỏi này, ứng viên nên trả lời ngắn gọn, hướng đến những lý do mà bạn thực sự muốn vào làm việc tại khách sạn để thuyết phục tốt nhất với nhà tuyển dụng.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi đã có kinh nghiệm làm việc tại vị trí quản lý khách sạn nên muốn tìm kiếm công việc mới cho bản thân mình trong ngành này. Bên cạnh đó, tôi yêu thích môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều người, hàng ngày tôi tìm thấy niềm vui và sự đam mê trong công việc của mình khi phát triển và làm việc trong ngành khách sạn.”
Câu 3: Điểm mạnh của bạn là gì, nó có phù hợp với ngành khách sạn không?
Đây là một câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết được bạn có những kỹ năng và điểm mạnh của mình như thế nào, những điểm mạnh đó có phù hợp với công việc hay không, có nổi trội hơn các ứng viên khác hay không. Chính vì vậy, hãy trả lời tốt nhất những thế mạnh mà bạn có, đặc biệt nhấn mạnh và các kỹ năng phục vụ tốt cho công việc bạn ứng tuyển trong ngành khách sạn.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi tự thấy bản thân mình có những điểm mạnh như:
+ Kinh nghiệm làm việc trong ngành khá lâu để hiểu rõ mình cần làm gì và nên làm gì.
+ Có kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc hiệu quả điều này rất cần thiết với môi trường làm việc trong ngành khách sạn hiện nay.
+ Kỹ năng sắp xếp thời gian và quản lý tốt công việc, điều này khiến tôi luôn đạt hiệu quả công việc được tốt nhất.
+ Kỹ năng trong việc giao tiếp tiếng Anh thành thạo, tôi nghĩ đây sẽ một lợi thế và cũng là một trong những yêu cầu cần thiết với một nhân viên trong ngành khách sạn hiện nay.
Với những điểm mạnh của mình, tôi tin chắc bản thân mình sẽ hoàn thành tốt nhất công việc được giao và phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng.”
Câu 4: Trong trường hợp khách phàn nàn về dịch vụ của khách sạn, bạn sẽ xử lý thế nào?
Đây là một câu hỏi về xử lý tình huống để cho thấy được khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên như thế nào. Khi gặp câu hỏi này, bạn cần bình tĩnh, suy nghĩ thật kỹ về cách giải quyết hiệu quả để có câu trả lời tốt nhất cho bản thân và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Gợi ý câu trả lời:
“Nếu gặp phải trường hợp này, tôi sẽ giải quyết vấn đề theo hướng như sau:
+ Đầu tiên tôi sẽ lắng nghe khách hàng để hiểu họ không hài lòng ở dịch vụ nào?
+ Đưa ra lời xin lỗi với khách và cảm ơn khách vì sự không hài lòng của mình để khách sạn thay đổi và có hướng phục vụ tốt hơn cho khách hàng.
+ Từ những gì hiểu lý do khách hàng phàn nàn để đưa ra các hướng giải quyết cụ thể. Quan tâm đến ý kiến khách sạn và đáp ứng yêu cầu của họ phù hợp với văn hóa và quy trình của khách sạn.
+ Nhiệt tình giúp đỡ để khách nhận thấy mình được quan tâm và chăm sóc tốt nhất tại khách sạn, điều này cũng khiến khách hàng dịu đi.
+ Tiến hành những giải pháp cụ thể để mang đến tiện ích và những dịch vụ chất lượng hơn cho khách hàng.”
Câu 5: Một lễ tên sẽ có những nhiệm vụ gì?
Đây là câu hỏi phỏng vấn về khách sạn đối với vị trí ứng tuyển là lễ tân khách sạn. Khi gặp câu hỏi này thì chắc chắn bạn phải tìm hiểu kỹ về công việc của một lễ tân, bản mô tả công việc được công ty đăng tải tuyển dụng bạn cũng cần đọc và hiểu được công việc cần làm những gì để có thể trả lời câu hỏi này được tốt nhất.
Gợi ý câu trả lời:
“Nhiệm vụ của một lễ tân khách sạn cần thực hiện gồm có:
+ Đón tiến khách đến và đi, thực hiện thủ tục nhận phòng và trả phòng của khách.
+ Nhập các thông tin và tiền phòng, đưa thẻ phòng khách sạn cho khách.
+ Cung cấp và giới thiệu đến khách hàng các dịch vụ của khách sạn để gợi mở khách hàng sử dụng.
+ Thực hiện đăng ký tạm trú, tạm vắng cho khách khi lưu trú tại khách sạn.
+ Lập và lưu trữ hồ sơ.
+ Tiến nhận phản hồi và trả lời những thắc mắc của khách hàng về dịch vụ của khách sạn.
Đó là một số nhiệm vụ tiêu biểu của một nhân viên lễ tân khách sạn cần thực hiện.”
Câu 6: Trong công việc khi gặp phải áp lực bạn làm thế nào để vượt qua?
Một câu hỏi rất hãy về kỹ năng của bản thân vượt qua áp lực công việc như thế nào. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm các ứng viên biết cách để vượt qua khó khăn trong công việc, cũng như biết cách để tạo cảm hứng làm việc hiệu quả cho bản thân. Hãy trả lời câu hỏi này về việc bạn sẽ thực hiện và hành động để vượt qua những áp lực công việc được tốt nhất.
Gợi ý câu trả lời:
“Khi gặp áp lực tôi sẽ nghỉ giải lao một chút để thư giãn, nói chuyện với bạn bè không đưa bản thân rơi vào tình trạng stress. Không chỉ vậy, áp lực trong công việc là điều không thể tránh khỏi, cần biết cách sắp xếp công việc hợp lý để giải quyết chúng một cách hiệu quả sẽ khiến áp lực công việc này giảm đi, có một cách quản lý công việc khoa học, kiểm soát tốt về thời gian của bản thân sẽ khiến công việc bớt áp lực và dễ dàng vượt qua hơn.”
Câu 7: Bạn hiểu gì về ngành khách sạn hiện nay?
Một câu hỏi về hiểu biết chung của ứng viên, với câu hỏi này nhà tuyển dụng dùng để đánh giá ứng viên có thật sự tìm hiểu và hiểu biết về ngành khách sạn hiện nay hay không. Với những hiểu biết này cũng sẽ giúp phục vụ công việc được hiệu quả nhất. Bạn cần trả lời ngắn gọn vấn đề và bao quat chung cho toàn ngành khách sạn hiện nay tại Việt Nam sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Gợi ý câu trả lời:
“Ngành du lịch tại Việt Nam hiện nay đang được đẩy mạnh phát triển nhằm khai thác tiềm năng quốc gia, điều này khiến ngành khác sản có điều kiện tốt hơn để phát triển. Trên thị trường, không chỉ có doanh nghiệp trong nước và nay cũng không ít các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoạt động trong ngành khách sạn. Thời cơ nhưng cũng đầy thách thức về quản lý, nguồn nhân lực, chất lượng phục vụ để đáp ứng và cạnh tranh được tốt nhất trên thị trường ngành khách sạn hiện nay.”
Câu 8: Tại vị trí đảm nhận trước đây công việc cụ thể của bạn là gì?
Một câu hỏi phỏng vấn về khách sạn để hiểu hơn về công việc trước đây bạn đã làm như thế nào, thông qua đó cũng hiểu được kinh nghiệm, chuyên môn mà bạn có. Khi ứng viên gặp phải câu hỏi này, cần trả lời đánh sâu vào những kỹ năng mà bạn có được từ công việc trước để phục vụ tốt nhất cho vị trí tuyển dụng tại công ty họ, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng hứng thú và đánh giá cao về năng lực làm việc của ứng viên.
Gợi ý câu trả lời:
“Vị trí trước đây của tôi là quản lý khách sạn, công việc chủ yếu mà tôi thực hiện đó là quản lý mọi hoạt động, quản lý nhân lực và chi phí tại khách sạn, đứng là truyền thống và quảng bá hình ảnh tốt của khách sạn đến khách hàng. Với vị trí công việc này, tôi thu về và có được cho mình rất nhiều những kỹ năng như:
+ Kỹ năng giao tiếp với khách hàng và giao tiếp nội bộ, không chỉ bằng tiếng Việt mà còn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh thành thạo.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề, trong mọi tình huống phải bình tĩnh, phân tích và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
+ Kỹ năng quản lý hiệu quả công việc và nguồn nhân lực.
+ Kỹ năng đàm phán và chịu sức ép trong công việc cao.”
Câu 9: Điều gì làm bạn muốn ứng tuyển vào khách sạn của chúng tôi?
Một câu hỏi thực chất để hiểu và xem ứng viên có tìm hiểu về công ty hay không, đồng thời đánh giá ứng viên có thực sự hiểu công việc và sẵn sàng cho công việc này hay chưa. Bạn có nhiều cách trả lời khác nhau, những nhớ cần tìm hiểu về vị trí công việc, về khách sạn trước khi trả lời câu hỏi này nhé!
“Điều khiến tôi muốn trở thành nhân viên của khách sạn này bởi đây là một khách sạn 5 sao lớn nhất tại thành phố này. Một môi trường làm việc tốt để tôi có thể học hỏi, phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc. Ngoài ra, mức lượng của khách sạn trả cho nhân viên cùng một vị trí so với các khách sạn khác hấp dẫn hơn rất nhiều.”
Câu 10: Để trở thành một nhà quản lý khách sạn giỏi, bạn cần tố chất gì?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn về khách sạn không có đáp án cụ thể mà thường được dùng để xem sự nhận biết và hiểu biết của ứng viên như thế nào. Câu trả lời này, ứng viên chỉ cần trả lời ngắn gọn về tố chất mà theo bạn sẽ đưa người quản lý khách sạn trở nên giỏi và chuyên nghiệp hơn.
Gợi ý câu trả lời:
“Những tố chất của một nhà quản lý giỏi cần có:
+ Kỹ năng xây dựng và kết nối các thành viên
+ Kỹ năng quản lý công việc và phân công nhiệm vụ theo thế mạnh của nhân viên, điều này giúp nhân viên hoàn thành công việc được hiệu quả nhất.
+ Kỹ năng về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
+ Kỹ năng giao tiếp khéo léo để giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
+ Quản lý khách sạn giỏi cần phải có tư duy logic và nhạy bén trước các vấn đề để có hướng xử lý tốt nhất.
+ Kỹ năng về ứng dụng công nghệ và vi tính để phục vụ công việc. Đồng thời biết cách lên kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đặt ra.”
Câu hỏi phỏng vấn về Lễ Tân Khách Sạn thường gặp
2. Một số câu hỏi phỏng vấn về khách sạn khác
Ngoài những câu hỏi thường gặp ở trên thì sẽ có một số các câu hỏi khác thường xuyên được các nhà tuyển dụng đưa ra để hỏi ứng viên và tìm hiểu kỹ hơn về ứng viên của mình, như sau:
Câu 1: Mục tiêu bạn đạt ra trong công việc như thế nào?
Mục tiêu trong công việc rất quan trọng, mục tiêu cũng được bạn đưa ra trong bản CV xin việc, tuy nhiên khi phỏng vấn các nhà tuyển vẫn thường đặt câu hỏi này để biết được định hướng tương lai của bạn như thế nào. Cách trả lời câu hỏi này để ghi chọn điểm đó chính là trả lời rõ ràng định hướng của bản thân, đặc biệt phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp sẽ khiến bạn được đánh giá cao.
Gợi ý câu trả lời:
“Mục tiêu trong công việc, tôi đặt là dùng kiến thức và chuyên môn của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đảm bảo hiệu quả công việc của mình. Trong thời gian sớm nhất có thể được thăng tiến lên vị trí quản lý khách sạn.”
Câu 2: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Một câu hỏi thường được nhà tuyển dụng đưa ra để cùng trao đổi về mức lương cho bạn khi vào làm việc tại doanh nghiệp họ. Thường thì sẽ có mức lương cho vị trí được đăng tải trên tin tuyển dụng, những để ứng viên có thể tự đánh giá năng lực và hiểu hơn về mong muốn thu nhập thì nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi nay. Thoải mái offer lương để có mức thu nhập tốt và phù hợp với năng lực của bản thân.
Gợi ý câu trả lời:
“Mức lương mà tôi mong muốn khi ứng tuyển vào vị trí công việc này là khoảng từ 10 triệu – 15 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm 3 năm trong vị trí quản lý khách sạn thì mức lương này phù hợp với năng lực làm việc và kinh nghiệm mà tôi có.”
Câu 3: Bạn biết gì về khách sạn của chúng tôi?
Đây là câu hỏi để đánh giá ứng viên đã tìm hiểu về công ty trước khi ứng tuyển hay chưa. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ và câu trả lời này thì nên đánh vào những đặc điểm nổi bật và thành tích của công ty trên thị trường ngành khách sạn hiện nay.
Gợi ý câu trả lời:
“Theo tôi được biết, khách sạn mình là một trong những khách sạn nổi tiếng tại khu du lịch, luôn nằm trong top những khách sạn tốt nhất hiện nay. Ngoài ra, khách sạn có chất lượng phục vụ và yêu cầu tuyển dụng rất cao đối với các nhân viên khi làm việc tại đây. Ngoài ra, tôi có tìm hiểu và thấy rằng văn hóa của khách sạn rất đặc biệt, nó vừa tạo điều kiện để nhận viên phát triển nhưng cũng không quên nhiệm vụ chính của bản thân là phục vụ và đem dịch vụ chất lượng đến khách hàng.”
Câu 4: Lý do bạn nghỉ việc tại công ty cũ là gì?
Một trong những hỏi để biết được nguyên nhân bạn lại rời bỏ công ty cũ. Một trong những vấn đề bạn cần chú ý khi gặp câu hỏi này đó chính là không nên đưa ra các lý do nhưng bất đồng, bất hòa với các thành viên hoặc nhân viên trong công ty cũ, các vấn đề liên quan đến nói xấu luôn là điều cấm kỵ.
Gợi ý câu trả lời:
“Lý do mà tôi nghĩ việc tại công ty cũ là do định hướng phát triển của khách sạn và mục tiêu của tôi có sự khác biệt, ngoài ra thì bản thân tôi muốn hướng đến một môi trường mới để có thể phát triển và tạo những cơ hội tốt trong công việc cho mình nên quyết định nghỉ việc tại khách sạn cũ.”
Câu 5: Bạn có thể làm việc tại khách sạn trong bao lâu? Thời gian bạn có thể bắt đầu công việc là khi nào?
Rất nhiều nhà tuyển dụng muốn tìm các ứng viên làm việc lâu dài với khách sạn họ, chính vì vậy họ thường đặt ra câu hỏi nay. Bạn có thể trả lời chính xác khoảng thời gian bạn có thể làm việc và bắt đầu công việc để nhà tuyển dụng đánh giá chính xác và sắp xếp công việc phù hợp.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi nghĩ bản thân mình mình có thẩn gắn bó lâu dài với công ty khi được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển và đạt được những mục tiêu tôi đặt ra cho mình. Thời gian tôi có thể bắt đầu công việc là vào thứ 2 tuần tới sau khi thu xếp mọi việc hoàn tất với khách sạn cũ.”
3. Một số câu hỏi về khách sạn mà ứng viên có thể hỏi nhà tuyển dụng
Ngoài những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn thường đến từ phía nhà tuyển dụng, họ thường cho bạn một khoản thời gian để đưa ra những câu hỏi ngược lại họ. Đây sẽ chính là lúc bạn được giải đáp những thắc mắc của mình về công việc và các vấn đề liên quan trước khi chính thức vào làm việc tại đây, bạn có thể đặt những câu hỏi như:
Câu 1: Định hướng phát triển trong tương lai của khách sạn như thế nào?
Đây là câu hỏi để bạn biết hướng phát triển trong tương lai của khách sạn và biết được nó có phù hợp với những định hướng phát triển công việc mà bạn muốn đi hay không để có quyết định chính xác cho việc làm tương lai của mình.
Câu 2: Công việc chi tiết tôi cần thực hiện ngoài những thông tin được đăng tải trên tin tuyển dụng là gì?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc, hiểu chi tiết những việc cần làm khi vào công việc này.
Câu 3: Chính sách và phúc lợi cho nhân viên của khách sạn như thế nào?
Một câu hỏi giúp bạn biết được bản thân mình sẽ được hưởng gì và hưởng như thế nào những quyền lợi và chính sách phúc lợi của công ty cho nhân viên.
Đó là một số câu hỏi ứng viên có thể dành cho nhà tuyển dụng để hiểu rõ hơn và giải đáp những vấn đề thắc mắc của mình. Bất kể những thắc mắc liên quan đến công việc, công ty thì bạn đừng ngại ngân và nên thẳng thắn đặt câu hỏi để được trả lời chính xác.
4. “Lướt nhẹ” qua vòng phỏng vấn với bí quyết trả lời phỏng chuẩn
Cách bạn trả lời phỏng vấn chuẩn cũng sẽ khiến buổi phỏng vấn của bạn thành công hơn. Một số điều bạn nên lưu ý trong buổi phỏng vấn của mình như sau:
Thứ nhất, nghe kỹ những câu hỏi để xác định chính xác trọng tâm mà nhà tuyển dụng muốn là gì để đưa ra câu trả lời tốt nhất.
Thứ hai, hít thật sâu và suy nghĩ ít nhất 3s trước khi trả lời câu hỏi.
Thứ ba, trong câu trả lời luôn rõ chủ ngữ vị ngữ để thể hiện sự tôn trọng của bạn với nhà tuyển dụng.
Thứ tư, dùng âm lượng vừa đủ nghe để thể hiện sự tự tin của bản thân. Nếu nói quá bé có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn thiếu tự tin, rụt rè, còn nói quá lớn có thể ảnh hướng đến những ứng viên khác và thể hiện sự tự đại của bạn.
Thứ năm, với những câu hỏi khó chưa thể trả lời cũng không cần quá lo lắng, mà bạn có thể trả lời rằng bạn sẽ tìm hiểu thêm và có đáp án sau.
5. Tìm sự tự tin và kinh nghiệm trong ngành khách sạn với work247.vn
Để thành công và tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, hãy tìm đến work247.vn để có được những lời khuyên hữu ích cho bản thân mình như:
+ Cách chuẩn bị trang phục trước buổi phỏng vấn.
+ Chuẩn bị tình thần và kiến thức cho bản thân ra sao.
+ Cách tạo CV ấn tượng để chiến thiện cảm với nhà tuyển dụng.
+ Cách bạn trả lời phỏng vấn sao cho “ăn điểm” dễ dàng
Cùng nhiều bí quyết khác được chia sẻ qua các bài Blog giúp bạn chuẩn bị đầy đủ hành trang cho bản thân mình.
Qua chia sẻ về những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn trong bài viết này sẽ giúp các bạn có được chuẩn bị tốt nhất bước vào buổi phỏng vấn và trở thành nhân viên tại khách sạn mà bạn mong muốn.
2229 0