Có thể nói ngành kỹ thuật trong những năm gần đây đóng góp vào sự phát triển kinh tế khá nhiều và nó cũng là ngành đang nhận được rất nhiều sự quan tâm chú ý của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngành này để nắm bắt cho mình những công việc tốt nhất nhé.
1. Tổng quan về ngành kỹ thuật ứng dụng
1.1. Khái quát về ngành kỹ thuật ứng dụng
Kỹ sư ứng dụng là những người phát triển và nâng cấp tất cả các chương trình phần mềm máy tính. Họ làm việc và hợp tác với nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đối với một người kỹ sư ứng dụng thì họ chính là cầu nỗi giữa các khách hàng với nhóm kỹ sư để đảm bảo có một sản phẩm hiệu quả tốt nhất, có một chiến lược kinh doanh và kế hoạch bài bản. Bên cạnh đó thì người kỹ sư ứng dụng sẽ là người cung cấp và hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chuyên môn cho những yêu cầu từ khách hàng.
Kỹ sự ứng dụng thường không làm việc một mình mà họ sẽ thường xuyên tiếp xúc với những bộ phận khác, tiếp xúc với nhiều nhóm kỹ sự khác nhau vì thế mà họ sẽ có cơ hội học tập tốt hơn.
1.2. Thực trạng việc làm ngành kỹ thuật ứng dụng
Có thể nói thực trạng việc làm lương cao hiện nay đang phát triển rất mạnh, hiện nay trên toàn cả nước thì có số lượng kỹ sư ra trường rất nhiều đồng thời với đó thì cơ hội việc làm của họ cũng tương đối lớn, thế nhưng thực tế số sinh viên làm đúng ngành lại khá ít. Chủ yếu sinh viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng cho công việc, còn thiếu quá nhiều kỹ năng mềm.
Đặc biệt với sự cạnh tranh ngày càng lớn như trên thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể bị “nuốt chửng” bởi các doanh nghiệp lớn bất kỳ lúc nào, chính vì thế mà không phải doanh nghiệp nào cũng đang trên đà phát triển, chính vì vậy mà có khá nhiều doanh nghiệp hoãn lại hoạt động tuyển dụng của mình.
1.3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thất nghiệp và giải pháp
Không phải chỉ riêng ngành kỹ sư ứng dụng mới có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao, mà với tất cả các ngành nghề khác đều đang có tỷ lệ lao động thất nghiệp khá lớn. Vậy nguyên nhân do đâu mà lại dẫn đến tính trạng thất nghiệp cao như vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1.3.1. Chưa chuẩn bị đầy đủ về kiến thức thực tế
Tình trạng kiến thức lý thuyết thì quá chắc nhưng về thực hành thì không biết hiện nay không còn quá xa lạ với chúng ta hiện nữa. Hầu hết sinh viên mới ra trường họ còn chưa nhận thức đúng đắn về tình hình việc làm. Chính vì thế mà còn khá nhiều bộ phận kỹ sư mới ra trường chưa trang bị đầy đủ cho mình kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc của mình. Đối với việc làm kỹ sư ứng dụng là cần đến kinh nghiệm và thực hàng vững, thế nhưng sinh viên lại không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng.
1.3.2. Không tìm hiểu về công ty ứng tuyển
Trước khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ một công ty tuyển dụng nào thì bạn cũng cần phải thực hiện tìm hiểu về doanh nghiệp đó. Ít nhiều trong cuộc phỏng vấn của bạn và nhà tuyển dụng họ sẽ hỏi bạn về thông tin cơ bản mà bạn biết về doanh nghiệp họ. Thật là mất điềm nếu như bạn trả lời với họ rằng bạn không hiểu gì về doanh nghiệp của họ cả.
Việc tìm hiểu về doanh nghiệp ứng tuyển sẽ giúp cho doanh nghiệp sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về công việc và môi trương sắp tới mà bạn tham gia đó. Đừng để lỡ mất cơ hội việc làm của mình chỉ vì không có sự tìm hiểu về doanh nghiệp đó nhé.
1.3.3. Yêu cầu lương quá cao so với năng lực
Trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về mức lương mà bạn mong muốn với công việc. Hãy trả lời cho họ biết mức lương mà bạn mong muốn, thế nhưng bạn cũng đừng vội đánh giá cao mình nhé. Nếu như yêu cầu mức lương quá cao so với năng lực làm việc của bạn thì chắc chắn cũng sẽ không có ai chấp nhận điều đó đâu nhé.
Đương nhiên bạn sẽ được trọng dụng nếu như bạn thật sự có năng lực làm việc tốt, thế nhưng năng lực làm việc không chỉ thể hiện qua lời nói hay yêu cầu về mức lương mà nó thể hiện qua hiệu quả công việc.
1.3.4. Thái độ làm việc không nghiêm túc
Thái độ làm việc đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào cơ hội việc làm của bạn. Nếu như bạn có thái độ làm việc không được tốt, làm việc chỉ gọi là đi làm chấm công và không mặn mà với công việc đó cho lắm thì đương nhiên sẽ không có một nhà tuyển dụng nào chấp nhận được điều đó cả. Họ mất tiền để thuê bạn về làm việc chứ không phải mất tiền cho bạn đến chơi. Chính vì thế mà nếu như thái độ làm việc không được tốt thì việc bị sa thải là điều đương nhiên có thể xảy ra.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp cho dù kỹ sư đó có giỏi thế nào đi nữa nhưng thái độ làm việc không nghiêm túc của kỹ sự đó cũng sẽ khiến cho anh ta bị sa thải.
2. Nhiệm vụ, chức năng, công việc của kỹ sư ứng dụng
Đối với kỹ sư ứng dụng, không phải ai cũng có những nhiệm vụ và chức năng giống nhau. Tùy thuộc vào vị trí mà họ làm việc, tùy vào từng doanh nghiệp mà họ làm việc thì họ sẽ có những nhiệm vụ riêng biệt khác nhau.
2.1. Phát triển các ứng dụng
Đối với kỹ sư ứng dụng thì họ sẽ phải làm các nhiệm vụ như: thiết kế, triển khai và phát triển các chương trình ứng dụng hữu ích cho người dùng. Đối với kỹ ứng dụng thì ngoài khả năng chuyên môn ra thì họ còn phải có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng để thiết kế ra những sản phẩm phù hợp, cung cấp những giải pháp thực sự hữu ích cho người dùng.
Bên cạnh công việc nhiệm vụ đó thì kỹ sư ứng dụng cũng cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm và mẫu mã sản phẩm xem nó có đạt đúng chất lượng ban đầu đã đề ra hay không.
2.2. Cải thiện những phần mềm đang hiện hữu
Đối với những phần mềm đang sử dụng thì họ cần phải thực hiện các công việc hỗ trợ, phát hiện và gỡ những lỗi sai của phần mềm đó. Cần phải kiểm tra và cải tiến lại những phần mềm đó. Với nhiệm vụ này thì kỹ sư ứng dụng không chỉ làm việc một mình mà họ cần phải làm việc với nhiều đối tượng bộ phận khác nhau để có thể cải tiến ra các sản phẩm hữu hiệu nhất.
Ngoài ra kỹ sư ứng dụng còn có các nhiệm vụ nữa như: cung cấp và hỗ trợ mảng kỹ thuật, đánh giá về cơ sở khách hàng,…
3. Kỹ năng cần có của một kỹ sư ứng dụng
Đối với những kỹ sư ứng dụng, họ cần phải làm việc với nhiều bộ phận khách hàng khác nhau, họ cũng cần phải tiếp xúc thường xuyên với kỹ thuật, dịch vụ khách hàng, bán hàng,…cũng chính vì phải làm việc đa dạng với nhiều bộ phận khác nhau như vậy mà người kỹ sư ứng dụng cần phải có các kỹ năng như: giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, chịu áp lực công việc,…
3.1. Kỹ năng cốt lõi
Đối với các công việc mà kỹ sư ứng dụng thực hiện thì kỹ sư ứng dụng cần phải có những kỹ năng cốt lõi để thực hiện công việc như:
- Có kinh nghiệm về việc kỹ thuật hoặc những công việc có liên quan
- Nắm vững các kiến thức về các loại sản phẩm
- Sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho công việc
- Có khả năng quản lý nhiều dự án
- Cần phải có khả năng giao tiếp và khả năng thuyết trình tốt
- Đam mê với công việc
- Ngoài ra thì cũng cần phải đáp ứng nhiều các kỹ năng khác nữa
3.2. Kỹ năng nâng cao
- Có các kinh nghiệm về việc làm
- Có kiến thức về sản phẩm của công ty
- Có khả năng ngoại ngũ tốt
4. Yêu cầu công việc đối với kỹ sư ứng dụng
Để có thể tham gia được vào công việc này thì bạn cũng cần phải đảm bảo nhiều các yếu tố khác nữa như:
- Có bằng đại học tốt nghiệp các chuyên ngành in, cơ khí,…
- Cần phải có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề tốt
- Sau khi hết ca làm việc cần phải báo cáo công việc cho trưởng phòng
- Tác phong nhanh nhẹn
5. Mức lương của kỹ sư ứng dụng
Mức lương có lẽ là cái mà các bạn vẫn luôn trông chờ nhất vào công việc mà mình làm. Ai cùng muốn mình sẽ nhận được mức lương cao, ổn định và các chế độ đãi ngộ của công ty tốt. Mức lương của bạn khi tham gia công việc này sẽ dao động từ 15-20 triệu đồng/1 tháng. Tuy nhiên tùy vào từng vị trí việc làm và doanh nghiệp mà bạn làm mà mức lương bạn nhận được sẽ khác. Bên cạnh đó cũng tùy thuộc vào năng lực của bạn mà mức lương cũng có thể khác nhau.
Đương nhiên với công việc này tại các doanh nghiệp thì bạn sẽ nhận được những chế độ đãi ngộ vô cùng tốt như: tổ chức sinh nhật, du lịch hàng năm, đóng bảo hiểm,…
6. Cơ hội làm việc của kỹ thuật ứng dụng
Hầu như đối với các bạn sinh viên khi bắt đầu theo học một ngành nào đó thì cũng sẽ mong muốn có cho mình một công việc tốt khi ra trường. Thế nhưng không phải ngành học nào cũng có tương lai.
Xã hội ngày càng phát triển mạnh hơn, với nhu cầu ngày càng tăng cao của con người thì ngành kỹ thuật ứng dụng đang dần khẳng định được vị trí trên thị trường việc làm. Nhân lực ngành kỹ thuật ứng dụng hiện nay ngày càng có nhu cầu lớn. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thời công nghiệp hóa hiện đại hóa. Có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, cũng với đó là nước ta đang tập trung đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ, Nhật Bản,…chính vì thế mà họ cần nguồn nhân lực ngành kỹ thuật ứng dụng ngày càng lớn hơn. Với một thị trường việc làm ngày càng lớn như vậy thì các bạn học ngành kỹ thuật ứng dụng sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn với các doanh nghiệp lớn nhỏ, trong nước và nước ngoài.
Một thị trường việc làm năng động như vậy, cơ hội lớn như vậy, nếu như bạn muốn tham gia vào thị trường này thì bạn cũng cần phải trau dồi cho mình những kỹ năng cần thiết nhất, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng.
7. Quy tắc đạo đức của nghề kỹ sư
Đối với các kỹ sự ứng dụng nói riêng và những người làm nghề kỹ sư nói chung, họ được coi là một ngành nghề triển vọng trong xã hội, họ đóng góp một phần công sức to lớn vào công cuộc đổi mới xã hội. Chính vì thế mà công việc này đòi hỏi người thực hiện cần phải có đạo đức, nghề nghiệp riêng.
7.1. Luôn đặt sự an toàn của cộng đồng lên hàng đầu
Luôn đặt sự an toàn của cộng đồng lên hàng đầu được xem là nguyên tắc là đạo đức đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện. Đối với những người kỹ sư ứng dụng, đặc biệt là các bạn trẻ, họ tuyệt đối không được phép làm sai quy trình công việc. Bởi lẽ chỉ cần sai một chút là hậu quả về sau sẽ vô cùng lớn đối với người dùng.
7.2. Không để lợi ích của cá nhân ảnh hưởng đến công việc
Những kỹ sự ứng dụng cần phải công tư phân minh, không được để lợi ích của cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Đôi khi họ sẽ gặp phải nhà đầu tư muốn chuyển khoản tiền bồi dưỡng để lôi kéo họ mua sản phẩm không chất lượng, nguyên liệu rẻ mạt có hại cho người dùng. Trong những trường hợp như vậy thì người kỹ sư cần phải công tư phân minh.
7.3. Thực hiện nhiệm vụ trong quyền hạn của mình
Trong những hoàn cảnh công việc không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì người kỹ sư cần phải báo cáo lên cấp trên ngay để tìm phương án giải quyết. Bên cạnh đó đối với những bản hợp đồng thì họ cần phải đọc kỹ bản hợp đồng xem công việc và nhiệm vụ của mình như thế nào để biết nhiệm vụ quyền hạn trong công việc đến đâu.
7.4. Trung thực, khách quan
Trung thực khách quan là vấn đề cấp thiết người kỹ sư ứng dụng phải đặt lên hàng đầu khi có bất kỳ một mâu thuẫn, xung đột nào xảy ra. Nếu như có những sự cố có thể gây ra hậu quả thì cần phải báo cáo lên cấp trên để có những cách phòng tránh, xử lý kịp thời. Chứ không phải thấy lỗi của mình là che dấu cho hậu quả nghiêm diễn đến.
Ngoài ra những kỹ sự ứng dụng không được phép nhận tiền công của nhiều nhà đầu tư có liên quan đến một dự án.
7.5. Không có hành vi lừa đảo
Bất kể được giao nhiệm vụ nào thì người kỹ sư cũng không được có hành vi gian lận, lừa đảo, nói ra những thông tin sai lệch. Đồng thời thì họ cũng không được bàn tán và xuyên tạc các vấn đề của cấp trên, của đồng nghiệp.
Như vậy với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ với bạn trên đây thì bạn cũng đã có những hiểu biết về việc làm kỹ thuật ứng dụng. Chúc bạn thành công với work247.vn