Startup có lẽ là một thuật ngữ đã rất quen thuộc với các bạn trong thời buổi hiện nay. Khi startup không còn là một “trào lưu” nữa thì nó bắt đầu chuyển thành “xu hướng”. Việc làm startup nhận được sự quan tâm và chú ý nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, một tâm lý chung thì các việc làm startup vẫn thường đem đến một cảm giác chưa thực sự chắc chắn để có thể gửi gắm hay cống hiến hết mình cho công việc. Vậy, được và mất ra sao với việc làm startup? Cùng tìm hiểu và đánh giá chính xác hơn về việc làm startup thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đôi nét sơ lược về việc làm startup hiện nay
Việc làm startup trước đây được xem như một trào lưu nổi lên và thu hút được rất nhiều ứng viên. Đặc biệt là những bạn trẻ khao khát được thể hiện bản thân, chấp nhận các thử thách và làm giàu. Hiện nay, “xu hướng” việc làm startup vẫn luôn là một chủ đề nóng và nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Là việc làm startup, thế nên, sự đa dạng trong các việc làm ở những ngành nghề khác nhau là rất lớn. Điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho các ứng viên khi mỗi người lại có những đam mê và thế mạnh riêng cho mình. Các bạn có thể thử sức và mạo hiểm với bất cứ lĩnh vực nào mà mình cảm thấy có tiềm năng và sẵn sàng để có thể đánh đổi hay chấp nhận các thất bại.
Việc làm startup thực tế là việc các bạn định hướng cũng như đưa ra sự lựa chọn với quyết định của chính mình. Điều này có nghĩa là các bạn lựa chọn công việc startup và các bạn sẵn sàng để đón nhận các thách thức cũng như sự thất bại có thể đến bất cứ lúc nào. Và chính vì thế mà việc làm startup được xem là việc làm rộng mở nhưng cũng đầy những khó khăn và gian truân ở phía trước.
Một cách tổng quát hiện nay thì việc làm startup chính là một sự thử nghiệm, thích ứng và tạo ra các thay đổi. Khi bạn startup thành công thì bạn sẽ tạo ra một diện mạo mới hoàn toàn. Và chính vì lẽ đó mà startup không phải là một điều gì đó rất nhỏ, nó có thể rất to nhưng lại chứa đựng rất nhiều những chông gai và hơn đó là cả những cơ hội ở phía trước.
2. Cơ hội với việc làm startup trong tương lai?
Khi thời đại công nghệ lên ngôi, các cuộc cách mạng về công nghiệp diễn ra một cách mạnh mẽ. Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng và cụ thể về những sự biến đổi trong nền kinh tế nước nhà. Các quy trình sản xuất, kinh doanh buôn bán hay tiếp thị đều cần đến công nghệ. Vì thế mà đây chính là điều giúp cho việc làm startup có được những điều kiện để ngang hàng với những việc làm tại các công ty, doanh nghiệp khác.
Không những vậy, khi mọi thứ đang dần trở nên thay đổi theo xu hướng của thời đại thì điều này khiến cho thách thức và cơ hội của việc làm startup cũng như các mô hình việc làm khác trở nên cân bằng hơn rất nhiều. Một vài điều mà các bạn có thể nhận thấy như việc báo giấy, sách giấy đang ngày càng ít được ưa chuộng hơn. Thay vào đó chính là sự lên ngôi của các báo điện tử, báo mạng, những bản audiobook,... Cùng với đó là sự ra đời của các app đặt đồ thay thế cho việc đi tới trực tiếp các cửa hàng,...
Khi mọi thứ đang dần biến đổi thì những việc làm truyền thống và việc làm startup đang dần tạo nên thế cân bằng hơn. Tức là cho dù bạn lựa chọn việc làm startup thì bạn cũng cần cập nhật, nắm bắt xu hướng để tự mở ra cơ hội của mình trên nền tảng các cơ hội mà bối cảnh của thời đại mang lại.
3. Các xu hướng việc làm startup tiềm năng
Việc làm startup không giới hạn các bạn về ngành nghề hay lĩnh vực lựa chọn. Nhưng là một người trẻ nhạy bén, thông minh và xác định hướng đi cho mình là việc làm startup thì việc nắm bắt xu hướng của startup chưa bao giờ là thiếu cần thiết hay không quan trọng.
Vậy, đâu sẽ là những việc làm startup tiềm năng có thể mở ra cơ hội vươn mình cho bạn để khẳng định tên tuổi?
3.1. Việc làm startup ngành F&B
Việc làm startup F&B thực sự là một việc làm rất đáng để bạn thử sức. F&B là một ngành dịch vụ chuyên về ăn uống, lưu trú và đây được xem là một trong những lĩnh vực “ăn nên làm gia” nhất hiện nay.
Nhu cầu về du lịch, trải nghiệm, ăn và ở luôn là những nhu cầu mà con người mong muốn được thỏa mãn. Chính vì thế mà những ý tưởng mới mẻ trong việc đem lại các trải nghiệm đặc sắc trong những nhu cầu căn bản sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho việc làm startup của bạn. Những minh chứng mà các bạn có thể thấy hiện nay chính là The Coffee House, Luxstay,...
Với việc làm startup ngành F&B, bạn cần đầu tư cho mình một ý tưởng về mô hình kinh doanh dịch vụ ấn tượng, khác biệt và độc đáo. Cùng với đó là đem lại các trải nghiệm thực sự đáng nhớ cho khách hàng và một mức giá phải chăng, phù hợp nhất.
3.2. Việc làm startup ngành truyền thông
Không hề lạ lẫm khi việc làm startup ngành truyền thông được nhắc đến trong danh sách lần này. Thực tế là bất cứ lĩnh vực, sản phẩm hay dịch vụ nào hiện nay đều cần đến việc truyền thông quảng cáo. Tại sao? Bởi vì chỉ có truyền thông thì mới được nhiều người biết đến, ghi nhớ và mở ra cơ hội về doanh số cũng như lợi nhuận sau này.
Với việc làm startup thì các công ty agency sẽ là điều mà các bạn hướng tới. Bạn cần đầu tư cho mình một đội ngũ các chuyên viên truyền thông, designer hay marketer,... Tất cả những gì bạn cần làm là để có được một đội ngũ nền tảng nhằm thực hiện được các chiến dịch truyền thông tên tuổi và đặc sắc nhất.
3.3. Việc làm startup ngành tuyển dụng
Việc làm startup ngành tuyển dụng nghe thì có vẻ mới lạ thế nhưng lại rất phổ biến hiện nay. Khi tất cả mọi người đều có nhu cầu tìm việc làm một cách nhanh chóng, tiện lợi thì đây chính là cơ hội cho việc làm startup tuyển dụng phát huy thế mạnh.
Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thì tìm việc online, tìm việc trực tuyến sẽ trở nên là xu thế tất yếu. Do đó, những việc làm startup liên quan đến tuyển dụng, tìm việc sẽ càng có nhiều hơn cơ hội và lợi thế cạnh tranh.
3.4. Việc làm startup thương mại điện tử
Shopee, Tiki chắc không còn lạ lẫm với chúng ta. Đây chính là minh chứng cho việc làm startup ngành thương mại điện tử đang tạo được những điểm nhấn vô cùng rõ ràng hiện nay.
Mặc dù vậy, đây cũng là một trong những lĩnh vực đầy thách thức và khó khăn. Được đánh giá cao, tuy nhiên, việc làm startup ngành thương mại điện tử cũng đầy rẫy những rủi ro và khả năng thất bại, nhất là sự cạnh tranh với những ông lớn có tên tuổi. tuy nhiên, nếu như thành công thì việc ngày càng được ưa chuộng hơn sẽ là điều mà việc làm startup thương mại điện tử nhận được.
Mỗi một việc làm startup ở các lĩnh vực sẽ có những cơ hội và thách thức riêng. Tùy thuộc vào khả năng, lợi thế cũng như định hướng mà các bạn có thể đưa ra được con đường riêng của mình với việc làm startup.
4. Những tố chất cần có khi lựa chọn việc làm startup?
Khác với những việc làm khác, việc làm startup đòi hỏi ở ứng viên nhiều hơn những gì mà các việc làm thông thường yêu cầu. Nhiều hơn là nhiều hơn ở điểm gì?
- Sự dũng cảm
Việc làm startup cần ở bạn một sự dũng cảm. Dũng cảm để từ bỏ những việc làm dễ dàng và cơ hội thăng tiến khi đang ở trước mắt để đổi lại một cuộc thử sức đầy rủi ro cho chính mình với việc làm startup.
Bất cứ ứng viên nào lựa chọn việc làm startup thì họ thực sự có một sự dũng cảm ở bên trong. Dũng cảm đánh đổi, thử sức và chấp nhận thất bại đến rất cao.
- Sự nhạy bén
Việc làm startup không phải là một việc làm chơi hay thất bại thì thôi. việc làm này thể hiện sự nhạy bén trong việc tìm hiểu thị trường và nắm bắt nhu cầu của mỗi ứng viên. Chỉ khi có khả năng “ngửi” được nhưng yếu tố tiềm năng thì việc làm startup mới thực sự có cơ hội để phát triển và bứt phá.
- Tư duy logic
Cùng với sự nhạy bén thì tư duy logic là điều mà các bạn cần có khi lựa chọn việc làm startup. Các bài toán về vốn, mô hình kinh doanh, chiến lược truyền thông, tiếp cận khách hàng,...đều cần được bạn giải đáp một cách khoa học nhất.
Do đó, một tư duy logic chính là tố chất không thể thiếu với ứng viên khi lựa chọn việc làm startup.
- Có tham vọng
Với việc làm startup thì tham vọng là điều đóng vai trò mang tính quyết định. Chỉ khi có trong mình một tham vọng lớn thì các bạn mới có thể dám thực hiện và lựa chọn việc làm startup là hướng đi cho mình.
Có tham vọng, bạn sẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận thử sức với những rủi ro để đánh cược lấy khả năng thành công chỉ trong gang tấc. Và đây là điều giúp các bạn ứng viên có thêm sự liều lĩnh để chọn việc làm startup cho mình.
Trên đây chính là những chia sẻ về việc làm startup, một trong những việc làm được đánh giá là tiềm năng cả về cơ hội và thách thức phải đón nhận. Hy vọng rằng, thông qua các chia sẻ trong bài, các bạn đã có sự nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn về việc làm startup.