Nước ta là một nước đang phát triển nên với mục tiêu tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp, ngành sản xuất - vận hành sản xuất dần trở thành một trong những ngành nghề phổ biến. Cùng work247.vn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến việc làm ngành sản xuất - vận hành sản xuất nhé.
1. Sản xuất - vận hành sản xuất trong ngành công nghiệp ở nước ta
Nhìn chung, sản xuất - vận hành sản xuất thuộc về lĩnh vực công nghiệp. Trong những năm gần đây, công nghiệp có ý nghĩa và vai trò đóng góp ngày càng to lớn đối với ngân sách quốc gia, trở thành mũi tên chủ đạo để đẩy nhanh tốc độ hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2019 có thể được coi là một năm khởi sắc của ngành công nghiệp khi sản xuất tăng 9,1%, hàng tồn kho đã giảm, cơ cấu sản xuất đã có sự dịch chuyển đúng hướng, tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao, tính gia công ngày càng giảm, một số ngành trong sản xuất chế biến đã biết chủ động tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Bộ Công thương sẽ tích cực triển khai Đề án và kế hoạch cơ cấu lại các ngành công nghiệp, dự định sẽ phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều hướng đi sâu hơn nữa. Từ đó, tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá để gây dựng thương hiệu và xây dựng hình ảnh quốc gia trên thị trường cạnh tranh khu vực và thế giới. Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tiếp tục được đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và tỷ trọng gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp sản xuất ở Việt Nam sẽ được giảm. Qua những thành tựu đã đạt được và các kế hoạch đã được vạch ra, ngành sản xuất - vận hành sản xuất hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian sắp tới, trở thành biện pháp hàng đầu trong việc giải quyết khó khăn của bài toán tìm việc làm. Do đó, tìm việc làm trong ngành sản xuất - vận hành sản xuất đang trở thành mối quan tâm của nhiều người vì ngành nghề này có cơ hội tuyển dụng mở rộng, số lượng nhân sự chắc chắn sẽ vẫn chưa thể đáp ứng đủ khối lượng công việc hiện nay.
2. Lối đi nào cho nhân viên sản xuất - vận hành sản xuất
2.1. Sơ lược qua về ngành sản xuất - vận hành sản xuất
Sản xuất - vận hành sản xuất là một trong những hoạt động cần thiết để tạo ra các sản phẩm chất lượng, phục vụ đời sống hàng ngày và góp phần gia tăng lợi nhuận cho các công ty, doanh nghiệp thông qua mô hình sản xuất, kinh doanh. Do đặc thù của công việc, môi trường sản xuất - vận hành sản xuất thường gắn liền với các nhà máy, xưởng sản xuất được đặt xa khu vực trung tâm của thành phố và nơi người dân đang sinh hoạt đông đúc để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhiều người và giảm thiểu tối đa các vấn đề xấu như: tắc đường, ô nhiễm môi trường,...
Tùy thuộc vào mục tiêu phát triển và quy mô sản xuất của từng công ty, các nhân viên sản xuất - vận hành sản xuất sẽ được đảm nhận nhiều vị trí và công việc khác nhau. Ở những công ty có quy mô nhỏ, các nhân viên thường sẽ phải đảm nhận nhiều công việc cùng lúc, như vừa phụ trách việc quản lý giao hàng, vừa nhận nhiệm vụ mua nguyên liệu thô. Còn các công ty lớn thì nhân sự sẽ chia ra từng nhóm nhỏ hơn để phụ trách các công việc riêng.
Nhưng nhìn chung, những ai đang làm việc trong ngành sản xuất sẽ có cùng một nhiệm vụ nhất định là tham gia các công đoạn hình thành sản phẩm, đảm bảo lịch trình sản xuất cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm phải đạt đúng tiêu chuẩn, đảm bảo mọi thứ phải được diễn ra theo đúng kế hoạch đã được vạch trình. Nhân viên sản xuất - vận hành sản xuất vừa có thể tham gia vào các giai đoạn trước sản xuất (lập kế hoạch) và sau sản xuất (kiểm tra và giám sát, kiểm định) hoặc đảm nhận thiết kế, thu mua sản phẩm. Những nhân viên ở trong các công ty nhỏ sẽ có quyền được tham gia đóng góp ý kiến, tự đưa ra quyết định. Trong khi đó, những nhân viên làm việc ở các công ty lớn thường ít được nêu quan điểm hơn và phải phối hợp làm việc với người giám sát sản xuất, kỹ sư sản xuất hay các nhà quy hoạch để được trợ giup trong công việc.
2.2. Bùng nổ cơ hội tuyển dụng ngành sản xuất - vận hành sản xuất
Sản xuất - vận hành sản xuất là một công việc rất có tiềm năng trong tương lai. Không ít những công ty, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước liên tục đăng tải thông tin tuyển dụng nhiều vị trí làm việc trong ngành sản xuất - vận hành hành sản xuất phù hợp với mọi đối tượng, từ thanh niên đến trung niên, đủ mọi tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, bằng cấp, kinh nghiệm, khả năng giới hạn…
Như đã nói ở trên, địa điểm làm việc của những người làm nghề sản xuất - vận hành sản xuất thường là ở trong các nhà máy, phân xưởng, cơ sở sản xuất của đơn vị, tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Những nhân viên sản xuất hay người nào có trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cao hơn thì sẽ được trúng tuyển ở những vị trí tốt hơn và chỗ làm việc chính của họ là trong văn phòng.
Thông thường, nhân viên sản xuất - vận hành sản xuất sẽ phải phụ trách công việc toàn thời gian và làm theo giờ hành chính 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên, nếu hôm nào có đơn hàng hay nhiệm vụ bất chợt được giao thì họ sẽ phải làm thêm giờ, tăng ca, làm ca đêm để đảm bảo kiểm soát được mọi công việc trong kế hoạch, bảo đảm mọi thứ kịp tiến độ và thời gian hạn chót. Riêng với nhiều công ty và doanh nghiệp lớn, nếu khối lượng công việc quá nhiều, như dịp lễ tết chẳng hạn, họ sẽ tuyển thêm nhân viên làm theo ca, nhân viên thời vụ hoặc nhân viên làm bán thời gian để giải quyết công việc nhanh gọn hơn. Xã hội cũng ngày càng hiện đại và phát triển, nhiều công ty và doanh nghiệp đã biết áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến cùng phần mềm ERP để hiệu suất của công việc được đẩy nhanh hơn và hỗ trợ một phần công sức làm việc của người lao động.
Tùy theo kinh nghiệm và tay nghề, mức lương của nhân viên sản xuất - vận hành sản xuất thường dao động trong khoảng từ 12 đến 20 triệu đồng/tháng. Người mới thử việc thì cũng nhận được mức lương khá, đủ để kiếm thêm thu nhập trang trải phí sinh hoạt hàng ngày.
3. Ngành sản xuất - vận hành sản xuất có những vị trí việc làm nào?
Trong quá trình tìm hiểu về việc làm sản xuất - vận hành sản xuất này, hãy cùng work247.vn điểm qua các công việc đang được nhiều người săn đón vì mức thu nhập hấp dẫn nhé.
3.1. Tìm hiểu về công việc làm quản lý sản xuất
Quản lý là một vị trí mà bất cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng phải có để định hướng, chỉ đạo các nhân viên trong tổ chức cùng thực hiện đúng các kế hoạch đã đề ra. Những nhiệm vụ mà người làm quản lý sản xuất phải đảm nhận bao gồm:
- Lập kế hoạch theo yêu cầu, phối hợp và luân chuyển, quản lý thiết bị và vật liệu
- Quản lý sản xuất, phát hiện, kiểm tra, đánh giá và khắc phục các khuyết điểm, những mặt còn hạn chế của sản phẩm.
- Tuyển dụng, phân công và đánh giá hiệu suất, năng lực làm việc của công nhân và cấp dưới.
- Nhận đơn đặt hàng từ bộ phận bán hàng, phân tích dữ liệu, lập kế hoạch cũng như lịch trình sản xuất.
- Dự toán và thỏa thuận về thời gian sản xuất và ngân sách. Đảm bảo sản xuất hàng hóa đúng thời hạn và theo ngân sách quy định.
- Theo dõi, đề xuất kế hoạch điều chỉnh nếu cần thiết.
- Chuẩn bị báo cáo giám sát, thống kê sản xuất.
3.2. Tìm hiểu về công việc làm giám đốc sản xuất
- Chịu trách nhiệm về đề xuất và quản lý ngân sách của nhà máy.
- Chỉ huy việc tạo ra sản phẩm, vật liệu và vật tư
- Quản lý và quản trị hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề kỹ thuật của nhà máy.
- Nắm nhiệm vụ xây dựng và quản lý hệ thống kiểm soát chất lượng nhà máy.
- Xác định và tổ chức các hoạt động sản xuất để đạt được các mục tiêu về năng suất, sản xuất và chất lượng và tối đa hóa việc tiêu thụ nguyên liệu thô trong sản xuất.
- Tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch, trình tự sản xuất đã được lãnh đạo phê duyệt với mức độ năng lực của nhà máy
- Kiểm soát việc thực hiện các quy trình, quy định, hướng dẫn... liên quan đến thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất trong công ty
3.3. Tìm hiểu về công việc làm bộ phận giám sát sản xuất
- Trực tiếp tham gia vào việc điều phối các hoạt động trong sản xuất
Tham gia xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu, thực hiện triển khai kế hoạch quản lý đã được phê duyệt, chủ động giám sát quá trình làm việc của công nhân để đảm bảo rằng các sản phẩm chất lượng được sản xuất khi cần thiết, trực tiếp phân công hoặc tự đứng ra hướng dẫn, đào tạo tay nghề cho những nhân viên, công nhân mới được tuyển nhằm nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất
- Hỗ trợ quản lý thiết bị, máy móc phục vụ cho công việc sản xuất
Kiểm tra số lượng máy móc, thiết bị; liên tục kiểm tra chất lượng theo định kỳ hàng tuần/tháng/năm; bảo trì máy móc; kịp thời thay mới những vật liệu đã hỏng hóc, bị cũ và không còn giá trị sử dụng; nhập khẩu hoặc mua về một số máy móc mới để nâng cao hiệu quả công việc và giảm thời gian làm.
3.4. Tìm hiểu về công việc làm nhân viên thống kê sản xuất
- Phụ trách thống kê chi tiết sổ sách hàng ngày về các thông tin liên quan đến dữ liệu đàu vào chi tiết sản xuất (nguyên liệu thô, sản phẩm tái chế, thành phẩm) và kiểm tra về độ chất lượng, an toàn của sản phẩm cũng như tỷ lệ tổn thất.
- Phân tích thống kê kết quả sản xuất và bán hàng (theo từng tháng, quý, năm, v.v.) do ban quản lý yêu cầu; viết kết luận của cuộc họp giao ban sản xuất.
- Viết báo cáo tóm tắt về thống kê, sự cố bất thường xảy ra trong nhà máy; theo dõi và giám sát tiến độ trong sản xuất và giao hàng.
- Lập báo cáo thống kê định kỳ theo chế độ báo cáo thống kê của nhà nước và công ty.
- Cung cấp và thu thập dữ liệu thống kê, lưu trữ số liệu thống kê toàn cầu; đề xuất cải thiện chế độ báo cáo thống kê chung khi cần thiết.
3.5. Tìm hiểu về công việc làm trưởng phòng sản xuất
- Tổ chức các hoạt động sản xuất với các bộ phận liên quan để thúc đẩy và đảm bảo giao hàng cho khách đúng thời hạn.
- Phối hợp với các bộ phận để xử lý các sự cố bất thường nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất và kế hoạch giao hàng cho khách hàng.
- Giám sát và duy trì sản xuất hoặc sửa đổi kế hoạch khi có thay đổi xảy ra.
- Thiết lập, xây dựng một kế hoạch sản xuất cho toàn bộ công ty và các dịch vụ liên quan tới đơn đặt hàng của khách hàng.
3.6. Tìm hiểu về công việc làm thư ký sản xuất
- Đào tạo nhân viên mới về các kỹ năng cơ bản trước khi làm công việc chính thức.
- Kê khai tài chính trong công ty, doanh nghiệp.
- Báo cáo các chi phí đã chi cho việc mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất.’
- Kiểm soát việc mua tài sản cố định: Thiết bị sản xuất không dành cho sản xuất, máy móc, thiết bị, công cụ, ... để tránh vượt quá ngân sách cho phép, đồng thời kiểm soát việc sử dụng hợp lý tất cả các loại tài sản.
- Thực hiện công việc liên quan đến bồi thường, đền bù... trong xưởng.
4. Nhu cầu tuyển dụng sản suất - vận hành sản xuất ở một số địa điểm với quy mô lớn
Ngay từ bây giờ, bạn có thể truy cập vào trang web work247.vn để biết thêm các thông tin tuyển dụng được đăng tải ở đây. Nhận ra được mục đích hoạt động của work247.vn - dịch vụ thông tin điện tử chuyên giúp đỡ các ứng viên tìm kiếm việc làm, các nhà tuyển dụng đã liên kết và hợp tác với trang web này nhằm mong muốn tìm được các nhân viên lao động phù hợp để làm việc trong ngành sản xuất - vận hành sản xuất. Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Hải Phòng, Hải Dương,... là những tỉnh thành liên tục có nhu cầu tìm kiếm nhân viên. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm việc sản xuất - vận hành sản xuất ở nhiều công ty uy tín bằng cách tìm kiếm các thông tin như: Sanofi tuyển dụng nhân viên sản xuất, Công ty Cổ phần sản xuất thép Vinaone tuyển dụng, Công ty sản xuất bao bì tuyển dụng, Công ty sản xuất mỹ phẩm tuyển dụng...
Nếu muốn tìm việc tốt với mức thu nhập ổn và nhanh chóng, hãy tìm đến sự hỗ trợ của work247.vn nhé.