Trong mắt nhìn của xã hội những người lao động làm trong ngành hàng không thật hào nhoáng với vẻ đẹp bên ngoài lộng lẫy, một công việc với mức lương cao ngất ngưởng và nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới ngoài kia. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu nhiệm vụ sát thực mà họ cần làm trong công việc của mình là gì. Để có cái nhìn tổng hơn hơn về ngành hàng không thì hãy đọc bài viết dưới đây của work247.vn xem có thực sự như những gì bạn nghĩ không nhé!

1. Thông tin khái quát về việc làm ngành hàng không

Trước tiên ta cần tìm hiểu hàng không là gì?

Hàng không là gì?

Hàng không là một trong những ngành phát triển kinh tế nước nhà, sử dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại với quy mô hoạt động lớn mang tính quốc tế. Ngành hàng không bao gồm toàn bộ những công việc liên quan đến máy bay, thiết bị, sân bay, an toàn - an ninh hải quan,... Những công việc này đều có hệ thống điều hành chuyên nghiệp và quy trình chuẩn quốc tế với những quy định chặt chẽ.

Ngành hàng không luôn có tiếng là ngành có yêu cầu đòi hỏi nghiêm ngặt trong việc tuyển dụng cũng như tuyển sinh tại trường học viện Hàng Không Việt Nam. 

Khi nghĩ đến ngành hàng không mọi người thường sẽ chỉ liên tưởng đến những công việc phổ biến như phi công, tiếp viên hàng không, tiếp viên mặt đất, hải quan nhưng trong ngành hàng không có rất nhiều công việc đa dạng khác như viên kiểm soát lưu thông, nhân viên hải quan, nhân viên cân bằng trọng tải,... Tất cả các công việc đều có tầm quan trọng nhất định và không thể thiếu đối với ngành hàng không chính họ đã đóng góp phát triển ngành hàng không và thúc đẩy lĩnh vực kinh tế.

Cùng tìm hiểu kỹ những thông tin về ngành Hàng không thông qua cơ hội việc làm của những ngành nghề cụ thể trong lĩnh vực này nhé!

Thông tin khái quát ngành hàng không

2. Cơ hội việc làm ngành Hàng không

Như đã nói ở trên ngành Hàng không bao gồm rất nhiều công việc đa dạng, song hành chính là nhu cầu nhân lực lớn. Với khối lượng công việc nhiều như vậy, ngành hàng không luôn tìm kiếm những nguồn nhân lực mới để đảm bảo quá trình vận hành và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên để làm trong ngành Hàng không thì mỗi công việc đều có những yêu cầu riêng đối với người lao động, mức lương của mỗi công việc cũng phụ thuộc vào yêu cầu công việc và trình độ của người ứng tuyển.

Cơ hội việc làm ngành hàng không

2.1. Công việc phi công

Công việc phi công là công việc quan trọng nhất trong ngành hàng không, không chỉ đơn giản là điều khiển máy bay mà còn phải chịu trách nhiệm với trạng thái của máy bay, vận chuyển hàng hóa vào đảm bảo an toàn của mọi người trên chuyến bay bao gồm chính cả bản thân phi công.

Trong ngành hàng không thì đây là công việc có mức lương cao nhất đồng thời cũng là công việc có tính trách nhiệm và độ tuyển chọn nghiêm ngặt nhất. Để có thể làm phi công phải học tập tại học viện Hàng không Việt Nam, đây là yếu tố bắt buộc bởi chỉ tại đây thực hiện những khóa đào tạo chuyên nghiệp cho ngành phi công. 

Phi công có nghĩa vụ phải chuẩn bị và kiểm tra kế hoạch bay như kiểm tra nhiên liệu và trạng thái máy bay, kiểm tra hành trình bay, số lượng khách hàng, hàng hóa,.. Trong buồng lái máy bay sẽ có 2 người: cơ trưởng và cơ phó để cùng nhau hỗ trợ điều hành chuyến bay cũng như quản lý tổ tiếp viên, thông báo hành trình chuyến bay, thông báo cho khách hàng về những vấn đề ảnh hưởng đến chuyến bay.

Vậy thì để trở thành phi công cần đáp ứng yêu cầu gì?

- Điều kiện sức khỏe: trước tiên là một phi công phải đảm bảo có sức khỏe tốt, thị lực và thính lực tuyệt đối và đặc biệt không mắc những căn bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh mãn tính.

- Đối tượng: để tham dự khóa học bay cần phải trên 17 tuổi 

- Kiến thức: đạt yêu cầu về trình độ tiếng anh trên B2, có đầy đủ chứng chỉ phi công như CPL, chứng chỉ bay bằng thiết bị IR, MCC (phối hợp tổ lái),  ATPL, các bằng cấp liên quan đến tiêu chuẩn người lái đăng ký học và thực hành theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam.

- Kỹ năng: một phi công đòi hỏi khả năng phối hợp lái và giao tiếp tốt, khả năng định hướng và dẫn dắt, phải cực kỳ nhạy bén và đặc biệt phải có kỹ năng xử lí tình huống chuyến bay. Quan trọng không kém chính là khả năng tập trung vì phi công thường thực hiện các chuyến bay nên cần có sự tập trung cao độ, chịu được áp lực công việc và không mắc chứng sợ độ cao.

- Phẩm chất nghề nghiệp: có trách nghiệm công việc cao, tự tin, bình tĩnh trong mọi trường hợp.

Mức lương trung bình hiện tại của cơ phó đang là 150-200 triệu/tháng tùy hãng bay.

Mức lương trung bình hiện tại của cơ trưởng là 300-500 triệu/tháng tùy hãng bay.

Phi công không chỉ có mức lương cao ngất ngưởng mà còn có những quyền lợi và lợi ích riêng tùy thuộc vào hãng hàng không làm việc.

Phi công là công việc được nghĩ ngay đến khi nhắc tới hàng không

2.2. Công việc tiếp viên hàng không

Tiếp viên hàng không là công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhiệm vụ của họ là hướng dẫn và điều hướng khách hàng trên chuyến bay để đảm bảo sự an toàn và sự thoải mái trong chuyến bay như soát vé, kiểm tra hành lý khách hàng, xếp chỗ cho khách hàng, hướng dẫn sử dụng thiết bị trên máy bay, hướng dẫn và làm mẫu các biện pháp cấp cứu và an toàn cho hành khách, cung cấp những vật phẩm cơ bản đồ ăn, giấy ăn, chăn,..

Công việc của tiếp viên hàng không được thực hiện chủ yếu trên máy bay. Giờ làm việc phụ thuộc vào lịch trình chuyến bay chứ không cố định. Những yêu cầu đối với tiếp viên hàng không:

- Đảm bảo sức khỏe: sức khỏe tốt, không bị cận thị, không sợ độ cao, khả năng cân bằng tốt.

- Đối tượng: yêu cầu trên 17 tuổi đặc biệt phải đảm bảo chiều cao và cân nặng theo yêu cầu của từng hãng hàng không.

- Kiến thức: tối thiểu phải tốt nghiệp trung học phổ thông (nếu học tại Học viện Hàng không thì càng được ưu tiên), chứng chỉ tiếp viên, thành thạo ngoại ngữ là điều bắt buộc đặc biệt là tiếng Anh.

- Kỹ năng: yêu cầu tiếp viên phải có khả năng giao tiếp tốt, cởi mở, biết sắp xếp công việc thứ tự, khả năng xử lý tình huống trong chuyến bay khéo léo, chịu đường cường độ và áp lực công việc cao.

- Phẩm chất nghề nghiệp: nghiêm túc, bình tĩnh, kiên nhẫn, biết tôn trọng và tuân theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Hiện nay mức lương của tiếp viên được tính theo giờ bay trung bình giữa các hãng hàng không tiếp viên được trả 200-250 nghìn/giờ bay.

Nghề tiếp viên ngân hàng 

2.3. Công việc kiểm soát lưu thông

Nhân viên kiểm soát lưu thông là người theo sát và đưa ra những chỉ dẫn trực tiếp cho hướng đi của máy bay tại phạm vi đường bay để sắp xếp thứ tự di chuyển tránh va chạm máy bay, kiểm tra máy bay và phối hợp cứu nạn khi phát hiện có vấn đề. 

Đây là nhân viên “văn phòng” làm việc tại trung tâm điều khiển của sân bay. Một trong những đặc điểm nổi bật của công việc hàng không là phần lớn là làm theo ca quy định của sân bay chứ không giờ hành chính cố định. 

Công việc chính của nhân viên kiểm soát lưu thông là điều hướng các máy bay và chỉ dẫn cho phi công điều khiển tiếp đất hoặc cất cánh vào thời điểm và vị trí hợp lý, đảm bảo liên lạc với các phi công trên máy bay bằng sóng vô tuyến, hỗ trợ phi công trong trường xảy ra vấn đề.

Những yêu cầu cơ bản đối với kiểm soát lưu thông đường bay

- Kiến thức: có kiến thức về hành trình bay, hệ thống dẫn đường và nguyên lý hoạt động máy bay, kiến thức về luật hàng không và những quy định về an toàn, năm chắc những công việc cần làm khi xảy ra vấn đề khẩn cấp, thuật ngữ bay,..

- Kỹ năng: khả năng dự đoán, tính toán; khả năng tổ chức và sắp xếp công việc thứ tự ưu tiên; kỹ thuật máy tính; thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh), suy nghĩ nhanh nhạy bén trong việc xử lý tình huống, tập trung cao độ và chịu được áp lực công việc.

- Phẩm chất nghề nghiệp: công việc đòi hỏi tính trách nhiệm, tư duy logic tốt, tích cực và hòa đồng.

Mức lương trung bình của nhân viên kiểm soát lưu thông sẽ từ 10-15 triệu/tháng.

Nhân viên kiểm soát lưu thông

Bên trên là toàn bộ những thông tin cơ bản về ngành hàng không cũng như mô tả và yêu cầu công việc đối với những công việc phổ biến trong lĩnh vực này. Để tìm hiểu thêm về tin tuyển dụng liên quan đến ngành hàng không truy cập website work247.vn