Những câu hỏi phỏng vấn ngân hàng kèm gợi ý trả lời hay nhất
Bạn nên tìm hiểu nội dung câu hỏi phỏng vấn ngân hàng để có được những bước chuẩn bị tốt nhất. Việc biết được những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn sẽ giúp bạn trả lời tốt hơn. Hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây để hiểu hơn về bộ các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng nhé.
1. Những câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và cách trả lời
Vòng gặp mặt trả lời phỏng vấn là một trong những vòng rất quan trọng, nó quyết định việc ứng viên đó có được lựa chọn hay không. Để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn đó ứng viên nên tham khảo trước các câu hỏi khi phỏng vấn ngân hàng và hướng trả lời điều này giúp ích rất nhiều cho bạn. Hãy cùng tham khảo các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng thường gặp dưới đây nhé.
1.1. Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mình được không?
Đây là câu hỏi mở đầu mà tất cả các nhà tuyển dụng điều đặt ra cho ứng viên của mình, nếu bạn có câu trả lời mở đầu tốt thì sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngày từ những giây phút đầu tiên. Một lưu ý dành cho bạn là bạn nên chuẩn bị một màn giới thiệu ngắn gọn, đầy đủ và xúc tích, tạo được điểm ấn tượng với nhà tuyển dụng.
1.2. Bạn biết đến chúng tôi bằng cách nào và bạn biết gì về vị trí đang tuyển dụng?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn khá phổ biến, câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết được bạn biết đến nhà tuyển dụng bằng cách nào, qua kênh tuyển dụng nào. Ví dụ như tìm kiếm trên trang tuyển dụng work247.vn hay trên trang web của công ty. Với thông tin này nhà tuyển dụng muốn biết kênh tuyển dụng hiệu quả. Sau khi có câu trả lời nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục hỏi vế sau là bạn biết gì về vị trí tuyển dụng bạn đang ứng tuyển.
Với nhiều người thì câu hỏi này là một câu hỏi khó, nếu bạn không có sự tìm hiểu và chuẩn bị từ trước thì sẽ không trả lời được. Vậy nên trước khi đi phỏng vấn một vị trí nào đó của nhân viên ngân hàng bạn cần tìm hiểu trước bản mô tả công việc, nhiệm vụ của vị trí đó. Bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin này để có được câu trả lời tốt nhất.
1.3. Lý do bạn chọn ngân hàng chúng tôi?
Để đào sâu hơn nữa về độ hiểu biết của bạn về ngân hàng bạn đang ứng tuyển, muốn biết được ứng viên có mong muốn làm việc tại ngân hàng không thì nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi này. Với câu hỏi này bạn nên tìm hiểu kỹ về ngân hàng thông qua trang chủ, những báo cáo tài chính để đưa ra được những câu trả lời thuyết phục nhà tuyển dụng.
1.4. Tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ?
Câu hỏi tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ cũng là một câu hỏi được khác nhiều nhà tuyển dụng sử dụng để hỏi ứng viên. Với câu hỏi này khi trả lời bạn cần lưu ý một số điểm sau.
Thứ nhất khi nói về lý do nghỉ việc ở công ty cũ bạn không nên đưa ra những lý do chê bai công ty cũ, hay những nói xấu về công ty cũ, đồng nghiệp cũ… những lý do như vậy không thuyết phục nhà tuyển dụng mà đôi khi phản tác dụng làm cho bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn nên lựa chọn những câu trả lời mang yếu tố khách quan như bạn chuyển nhà công ty cũ quá xa với nơi ở hiện tai của bạn. Công việc ở công ty cũ không phù hợp với bạn. hoặc bạn cũng có thể đưa ra những lý do như muốn tìm một môi trường làm việc mới để thử sức mình… Đây là những ví dụ về câu trả lời bạn có thể sử dụng cho câu hỏi này.
1.5. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
Với câu hỏi này bạn nên trả lời một cách trung thực. Tuy nhiên bạn nên trả lời một cách khéo léo lựa chọn những điểm yếu với cách nói giảm nói tránh để không làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Còn khi nói về điểm mạnh bạn cũng không nên nói một cách thái quá, vô tư, điều này sẽ dẫn đến việc kém duyên và đôi khi mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn chỉ nên lựa chọn những điểm mạnh giúp ích trong công việc như vậy bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn.
1.6. Hãy đưa ra những lý do thuyết phục chúng tôi chọn bạn
Với dạng câu hỏi này bạn có thể đưa ra câu trả lời làm sao để chứng minh được bạn có đủ năng lực, kiến thức để đảm nhận được vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần. Cùng với đó là những bằng cấp, chứng chỉ và những điều mà nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang cần. Hãy đưa ra thông tin một cách ngắn gọn đầy đủ nhất.
1.7. Hãy chia sẻ về kinh nghiệm mà bạn có được ở vị trí công việc gần đây nhất
Bạn nên lựa chọn một công việc bạn đã từng làm và nó có liên quan đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Lưu ý để trả lời câu hỏi này được điểm cao thì bạn không nên kể quá nhiều công việc cũ. Bạn chỉ cần kể 1 đến 2 vị trí công việc bạn đã từng làm. Những công việc đó mang đến cho bạn những kinh nghiệm và bài học giúp ích cho vị trí hiện tại bạn đang tuyển dụng. Đó chính là điều quan trọng nhất ở câu hỏi này.
1.8. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Đây cũng là một câu hỏi được nhiều nhà tuyển dụng lựa chọn, với câu hỏi này mục đích của nhà tuyển dụng muốn biến kế hoạch của bạn, mục tiêu của bạn. Mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn. Những mục tiêu đó có gắn với vị trí bạn đang ứng tuyển hay không. Với câu hỏi này bạn nên đưa ra mục tiêu ngắn hạn trước, những mục tiêu này có khả năng thực hiện được và nó phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Sau đó hãy đưa ra những mục tiêu dài hạn. Những mục tiêu dài hạn sẽ là những mục tiêu trong tương lai. Nó thể hiện bạn là con người có ý chí phấn đấu.
Còn rất nhiều câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn. Trên đây là những câu hỏi ở vòng tuyển dụng sơ khảo, nếu bạn lọt qua vòng này sẽ được phỏng vấn về những câu hỏi chuyên môn nhiều hơn. Dưới đây là một số câu hỏi tình huống phỏng vấn ngân hàng. Bạn có thể tham khảo.
2. Những câu hỏi phỏng vấn ngân hàng khác
Bên cạnh những câu hỏi trong thì khi phỏng vấn ngân hàng bạn còn gặp rất nhiều câu hỏi khác. Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn ngân hàng:
Câu 1: Bạn đã nộp bao nhiêu hồ sơ vào các ngân hàng và tại sao lại lựa chọn ngân hàng chúng tôi?
Câu 2: Nếu bạn được nhận vào làm ở ngân hàng chúng tôi, nhưng có một ngân hàng khác thông báo bạn trúng tuyển và có mức lương hấp dẫn hơn. Trong trường hợp này bạn xử lý và giải quyết như thế nào?
Câu 3: Trong quá trình làm việc tại ngân hàng cũ, bạn đã gặp phải tình huống công nào khiến bạn khó xử và bạn đã xử lý tình huống đó ra sao. Nếu được xử lý lại bạn có chọn cách xử lý đó hay không?
Câu 4: Với những tình huống khách hàng đang rất bức xúc vì một lỗi nào đó, không phải lỗi do bạn. Những khách hàng vẫn to tiếng, chửi mắng bạn, thì bạn sẽ làm gì?
Câu 5: Vào một ngày đẹp trời một khách hàng vip của bạn rút hết tiền tại ngân hàng và chuyển sang ngân hàng khác. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này để giữ chân vị khách này?
Câu 6: Trong quá trình làm việc bạn đã làm gì để củng cố và bổ sung kiến thức của mình?
Câu 7: Tại sao bạn nghĩ rằng bạn làm tốt công việc này?
Câu 8: Đồng nghiệp, sếp của bạn đánh giá bạn là người như thế nào?
Câu 9: Bạn mong muốn mức lương là bao nhiêu?
Câu 10: Bạn có sẵn lòng làm thêm giờ hay không?
Câu 11: Mục tiêu của bạn trong 5 năm nữa ở vị trí này là gì?
Câu 12: Điều gì quan trọng nhất với bạn? Công việc hay tiền bạc?
Câu 13: Cho chúng tôi biết khả năng chịu được áp lực công việc của bạn ra sao?
Câu 14: Vị trí, đích đến bạn muốn làm việc trong lĩnh vực này?
Câu 15: Hãy kể lại một vài chuyện hài hước mà bạn gặp trong quá trình làm việc?
3. Tạo sự tương tác với nhà tuyển dụng bằng cách đặt ngược lại
Quá trình phỏng vấn không phải chỉ mình nhà tuyển dụng mới có quyền được đặt các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng với bạn. Mà những người ứng viên cũng có quyền đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Thông thường nhà tuyển dụng sau khi đã nắm bắt được những thông tin cần thiết thì nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi như: Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi không?
Với những câu hỏi kiểu này ứng viên có thể lựa chọn có hoặc không. Nếu không thì buổi phỏng vấn sẽ đi đến hồi kết thúc. Còn nếu có bạn sẽ đưa ra những câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng. Nếu bạn đặt được những câu hỏi hay thì bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. vậy nên hãy tận dụng cơ hội này để ghi điểm nhá.
Đầu tiên bạn có thể đặt lại những câu hỏi liên quan đến quyền lợi của mình.
Câu 1: Nếu tôi được nhận vào làm việc ở công ty thì sẽ nhận được những quyền lợi gì?
Câu 2: Ứng viên mà công ty mong muốn tuyển dụng cần có những tiêu chí gì?
Câu 3: Nếu được tuyển dụng vào vị trí nhân viên này thì tôi có được đưa ra ý kiến góp ý và xây dựng sự phát triển.
Xem thêm: Việc làm ngân hàng - chứng khoán - đầu tư tại Hà Nội
4. Lưu ý khi trả lời về những câu phỏng vấn của nhà tuyển dụng
Buổi phỏng vấn là một buổi cực kỳ quan trọng nó quyết định việc bạn có được nhân hay không, chính vì vậy ngoài việc chuẩn bị câu trả lời cho bộ câu hỏi phỏng vấn ngân hàng trên thì bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau đây để buổi phỏng vấn của mình được diễn ra một cách hoàn hảo nhất.
4.1. Chuẩn bị sự tự tin
Yếu tố đầu tiên giúp bạn ghi điểm đó chính là sự tự tin. Nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên có được sự tự tin. Để có được sự tự tin bạn có thể rèn luyện nó bằng cách trước những buổi phỏng vấn nên tập luyện nói trước gương hoặc cũng có thể đứng nói trước những người quen của mình để tập sự tự tin nói trước đám đông. Tự tin giúp bạn ghi điểm trong mặt nhà tuyển dụng.
4.2. Chuẩn bị trang phục
Lần gặp mặt đầu tiên cái ấn tượng đầu tiên mà nhà tuyển dụng với bạn được thể hiện qua bản CV xin việc và trang phục bạn đến phỏng vấn. với vị trí công việc ngân hàng thì trang phục đi phỏng vấn bạn nên chọn những trang phục lịch sự, chứng trạng.
Nam có thể lựa chọn áo sáng màu như trắng, xanh nhạt… quần tối màu.
Nữ có thể lựa chọn váy công sở hoặc áo trắng mặc với chân váy.
Hãy chọn những bộ phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển.
4.3. Thái độ trả lời phỏng vấn
Có rất nhiều nhà tuyển dụng đã loại những ứng viên rất tài năng vì thái độ phỏng vấn không xem ai ra gì? Đây là một thái độ không được đánh giá cao. Chính vì vậy bạn cần có thái độ hợp tác, thái độ thân thiện, biết điều… Như vậy sẽ tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
4.4. Nên đến trước giờ phỏng vấn
Buổi phỏng vấn bạn không nên đến muộn, giờ giấc rất quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên đến trước giờ phỏng vấn và đương nhiên những ứng viên đến muộn sẽ bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
5. Tìm việc làm lĩnh vực ngân hàng ở đâu?
Việc làm ngân hàng là một trong những việc làm được giới trẻ yêu thích và có mong muốn theo đuổi nghề này. Những không phải ai cũng có khả năng làm được những công việc trong ngành này. Khi bạn đã có những kiến thức về ngành ngân hàng, được đào tạo bài bản qua trường lớp thì cơ hội việc làm ở các ngân hàng lớn là rất rộng mở. Để có được những cơ hội đó bạn cần phải biết cách tìm kiếm việc làm. Phải lựa chọn những trang tuyển dụng uy tín, là đối tác của nhiều ngân hàng thì bạn mới có nhiều cơ hội việc làm để lựa chọn.
Hiện nay work247.vn đang là trang tuyển dụng được đánh giá là có nhiều tin tuyển dụng chất lượng. Bạn chỉ cần truy cập vào trang sau đó điền những thông tin cần thiết về ngành nghề bạn đang có nhu cầu là bạn đã có ngay rất nhiều tin tuyển dụng của các ngân hàng trong cả nước. Từ những tin tuyển dụng đó bạn lựa chọn cho mình một tin tuyển dụng phù hợp rồi nộp CV xin việc. Khi nhà tuyển dụng nhận được CV xin việc của bạn nhà tuyển dụng sẽ liên lạc và hẹn phỏng vấn. Để có những ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức và những câu trả lời ngắn gọn xúc tích mà nhà tuyển dụng ngân hàng thường sử dụng.
Bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn ngân hàng ở trên để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn. Ngoài việc chuẩn bị nội dung cho các câu hỏi phỏng vấn vào ngân hàng thì bạn nên rèn luyện sự tự tin và một số kỹ năng giao tiếp để cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang cần.
Hy vọng với những chia sẻ về bộ câu hỏi phỏng vấn ngân hàng ở trên bạn có thêm kinh nghiệm trả lời phỏng vấn để đạt được những kết quả mong muốn. Chúc các bạn thành công và sớm tìm được một vị trí công việc phù hợp.
1706 0