Văn bằng chứng chỉ là gì? Thông tin quan trọng cần nắm bắt
Theo dõi work247 tạiVăn bằng chứng chỉ là khái niệm rất quen thuộc trong ngành giáo dục hiện nay. Và với các ứng viên thì đây được xem là yếu tố quan trọng khi dựa vào đó để các bạn có thể nắm bắt cơ hội cho mình với việc làm hấp dẫn. Vậy, chính xác thì văn bằng chứng chỉ là gì? Ý nghĩa và giá trị của văn bằng chứng chỉ hiện nay ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn về văn bằng chứng chỉ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm về văn bằng chứng chỉ là gì?
Sử dụng thuật ngữ văn bằng chứng chỉ rất nhiều, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng hay định nghĩa chính xác về văn bằng chứng chỉ.
Dựa trên căn cứ pháp lý thì văn bằng chứng chỉ đã được quy định một cách rõ ràng tại Hướng dẫn Luật Giáo dục ở Khoản 1 điều 12 nghị định số 75/2024/NĐ-CP. Cụ thể:
- Đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ cấp cho người học sau khi hoàn thành và tốt nghiệp một cấp học hay trình độ đào tạo bất kỳ nào đó.
- Đối với chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ được cấp cho người học khi họ đã chính thức hoàn thành xong một khóa học hay một chương trình đào tạo, bồi dưỡng bất kỳ nào đó.
Một cách đơn giản hơn thì bạn có thể hiểu văn bằng chính là tờ giấy chứng nhận về việc tốt nghiệp của bạn, chứng nhận về mặt bằng cấp hay học vị mà bạn có được sau một quá trình học tập và đào tạo. Còn đối với chứng chỉ thì đây chính là một văn bằng chứng minh được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, chứng nhận về một trình độ học vấn nhất định ở một khía cạnh nào đó và có giá trị về mặt pháp lý lâu dài.
Thực tế thì khái niệm giữa văn bằng và chứng chỉ không thực sự quá tách biệt hay rõ ràng. Về cơ bản, theo các quy định pháp lý liên quan thì hai loại giấy tờ này thường đi liền với nhau và có sự áp dụng trong hệ thống quy định gần như là như nhau.
Dựa trên văn bằng chứng chỉ thì người xem có thể nhận biết rõ ràng và chính xác về quá trình cũng như trình độ học tập của người được cấp bằng. Nó phản ánh đúng bản chất những yêu cầu của chương trình đào tạo đối với người học dựa trên những thông tin được hiển thị trên văn bằng chứng chỉ.
Xem thêm: Quy trình xác minh văn bằng, chứng chỉ theo quy định chung
2. Văn bằng chứng chỉ có giá trị như thế nào?
Dựa trên Luật giáo dục thì giá trị của văn bằng chứng chỉ đã được thông qua bởi Quốc hội khóa XIV vào ngày 14/6/2024. Theo đó thì về mặt pháp lý, các loại văn bằng chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, được cấp phát bởi cơ quan giáo dục có thẩm quyền với những loại hình, hình thức đào tạo khác nhau thì sẽ có giá trị pháp lý như nhau.
Điều này có nghĩa là với các văn bằng được cấp khi người học tốt nghiệp hay hoàn thành chương trình giáo dục của mình sẽ có giá trị trên pháp luật như nhau, không phân biệt về trình độ hay loại hình đào tạo. bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cũng có giá trị pháp lý như bằng cử nhân hay bằng thạc sĩ,...
Với các chứng chỉ cũng như vậy, chứng chỉ chứng nhận về trình độ học vấn hay chứng chỉ ngành nghề sẽ có giá trị pháp lý ngang hàng nhau và áp dụng các quy định như nhau trong hệ thống của Luật giáo dục hiện nay.
Đối với những ngành học có mức độ chuyên sâu một cách riêng biệt thì Chính phủ sẽ có trách nhiệm trong việc ban hành và đưa ra hệ thống văn bằng, chứng chỉ tương ứng. Cùng với đó chính là những quy định liên quan trong việc cấp, phát các loại văn bằng, chứng chỉ riêng biệt này.
Xem thêm: Văn bằng 2 là gì? Tổng hợp những thông tin thú vị mà bạn nên biết
3. Những quy định về nội dung trong văn bằng chứng chỉ hiện nay
Văn bằng chứng chỉ là giấy tờ được công nhận và được quy định rõ ràng bởi pháp luật và tiêu biểu là Luật Giáo dục Việt Nam. Vì thế mà nội dung, thông tin được hiển thị trong văn bằng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với người được cấp văn bằng chứng chỉ.
Việc nắm bắt những quy định về nội dung trong văn bằng chứng chỉ sẽ giúp bạn có thể đánh giá chính xác hơn về văn bằng chứng chỉ của mình cũng như giúp bạn phân biệt được chính xác hơn giữa các văn bằng chứng chỉ thật hay giả hiện nay. Cùng work247 theo dõi các thông tin dưới đây:
3.1. Những nội dung có trong văn bằng chứng chỉ
Thực tế thì mỗi một loại bằng cấp, chứng chỉ khác nhau sẽ có sự khác biệt về tên bằng cấp hay chứng chỉ. Tuy nhiên, một cách cơ bản thì những nội dung dưới đây sẽ là những nội dung cần có trong bất kỳ văn bằng chứng chỉ nào hiện nay. Những thông tin này đã được quy định rất rõ ràng dựa trên Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT.
- Phần Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Tên văn bằng, chứng chỉ dựa trên trình độ đào tạo và chương trình đào tạo.
- Nội dung về ngành đào tạo.
- Tên của cơ sở có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Họ tên đầy đủ của người được cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Thông tin về ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Thông tin về hạng tốt nghiệp
- Địa danh và thời gian cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Chức danh và chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
- Số hiệu của văn bằng chứng chỉ, số để vào sổ gốc của việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Về cơ bản thì những nội dung, thông tin này sẽ cấn được hiển thị trong văn bằng, chứng chỉ. và tùy theo từng loại văn bằng, chứng chỉ khác nhau mà có sự thay đổi, sắp xếp sao cho phù hợp theo tiêu chuẩn, quy định nhất.
3.2. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bằng chứng chỉ ra sao?
Dựa trên Điều 8 của Thông tư số 21/2024/TT-BGDĐT quy định thì ngôn ngữ được sử dụng để ghi trên văn bằng, chứng chỉ sẽ là tiếng Việt. Theo đó, với những văn bằng, chứng chỉ có ghi thêm tiếng nước ngoài thì kích cỡ chữ của tiếng nước ngoài sẽ bằng với kích cỡ chữ tiếng Việt được ghi trong văn bằng, chứng chỉ. Việc kích cỡ chữ nước ngoài mà lớn hơn so với chữ tiếng Việt là không hợp lệ và không đúng quy định.
Thực tế thì hầu hết, đối với văn bằng có sử dụng tiếng nước ngoài thì chủ yếu là bằng đại học. Còn với các loại văn bằng, chứng chỉ ở những nhóm khác thường ít khi ghi thêm tiếng nước ngoài mà chủ yếu sử dụng tiếng Việt là chính.
Tại Việt Nam, tiếng Việt sẽ là ngôn ngữ chính trong việc thể hiện nội dung của văn bằng chứng chỉ và nó cần được thể hiện đúng theo quy định về bố cục, hình thức cũng như nội dung của văn bằng, chứng chỉ dựa trên các quy định của pháp luật.
Một lưu ý quan trọng để văn bằng, chứng chỉ có thể phát huy được hiệu lực, tính pháp lý của mình chính là việc có đầy đủ chữ ký và đóng dấu xác nhận của cơ quan và người có thẩm quyền trong việc cấp, phát văn bằng chứng chỉ.
3.3. Đối với văn bằng, chứng chỉ được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài
Hiện nay, các chứng chỉ về ngoại ngữ phổ biến như TOEIC, IELTS hay TOEFL,... thường được cấp bởi tổ chức giáo dục nước ngoài. Vậy, với những văn bằng, chứng chỉ được cấp bởi những cơ sở giáo dục này cho người Việt Nam sẽ được công nhận khi nào?
Khi những bằng cấp, chứng chỉ từ các trường đào tạo ở nước ngoài cho người Việt Nam được thừa nhận tại Việt Nam:
- Cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện việc cấp phép văn bằng, chứng chỉ đó đang hoạt động một cách hợp pháp ở Việt Nam. Thực hiện đúng và chính xác những quy định về quá trình hoạt động trong lĩnh vực giáo dục dựa trên giấy phép đăng ký tại Việt Nam. Được kiểm định và đảm bảo về chất lượng bởi tổ chức của Việt Nam hay tổ chức nước ngoài có uy tín.
- Cơ sở giáo dục của nước ngoài thực hiện việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ nằm trong phạm vi của các hiệp định về việc công nhận văn bằng, chứng chỉ tương đương hay các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia và là nước thành viên.
- Cơ sở giáo dục nước ngoài đó được công nhận bởi các tổ chức, cơ quan kiểm định của nước đó công nhận.
Nhìn chung thì văn bằng chứng chỉ hiện nay đã được quy định một cách khá rõ ràng trong Luật Giáo dục của nước ta. Chính vì thế mà việc thực hiện cấp phát văn bằng, chứng chỉ hay sử dụng văn bằng, chứng chỉ cần thực hiện đúng theo các quy phạm pháp luật liên quan.
Hy vọng, với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu được văn bằng chứng chỉ là gì và một số thông tin quan trọng mà bạn nên nắm bắt cho mình về văn bằng chứng chỉ hiện nay.
2534 0